BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2962/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2012 |
Kính gửi: | - Pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; |
Ngày 12/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012, Đề án đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá 04 năm thực hiện (2009-2012) và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Đề án trong giai đoạn tiếp theo.
Năm nay là năm cuối cùng thực hiện Đề án, Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức tổng kết Đề án và Chương trình trên toàn quốc vào tháng 11/2012. Để việc tổng kết có hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình tiến hành tổng kết Đề án bằng các hình thức phù hợp, đồng thời có báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2012 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Xin gửi kèm Công văn này đề cương báo cáo tổng kết và Bảng phụ lục phục vụ việc tổ chức tổng kết Đề án ở các bộ, ngành, địa phương.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ 04 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2
I. Kết quả thực hiện Đề án
1. Công tác tổ chức điều hành Đề án
- Thành lập Ban chỉ đạo (Ban điều hành), Tổ thư ký giúp việc;
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong từng giai đoạn, từng năm, kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể;
- Việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới;
- Sự phối hợp, tham gia thực hiện Đề án của các cơ quan thành viên Đề án;
- Công tác kiểm tra tình hình thực hiện Đề án;
- Bố trí kinh phí phục vụ cho việc thực hiện Đề án ở Bộ, ngành địa phương.
2. Các hoạt động cụ thể thực hiện Đề án
2.1. Củng cố, đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở
- Kết quả thống kê, rà soát nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, người thực hiện công tác PBGDPL (công chức phòng PBGDPL, cán bộ tư pháp, pháp chế, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên...);
- Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đưa công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung trong chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Lưu ý: báo cáo cần đánh giá những điểm mới và sự thay đổi về chất trong việc triển khai các hoạt động tập huấn bồi dưỡng của Đề án trước và sau khi thực hiện Đề án.
2.2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
- Kết quả các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng;
- Kết quả các hoạt động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
2.3. Xây dựng, hoàn thiện nguồn tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
- Báo cáo về đa dạng hóa mô hình, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng theo hướng gắn lý thuyết với thực tế, chủ động, tích cực, kết hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ; tập huấn, bồi dưỡng theo phương pháp nghiên cứu tình huống, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết vấn đề thực tiễn;
- Kết quả biên soạn các loại tài liệu dưới các hình thức phù hợp để tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng.
2.4. Xây dựng chính sách, pháp luật đối với nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng và vùng miền còn có nhiều khó khăn;
- Có chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện tập huấn, bồi dưỡng và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ vùng khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật
2.6. Xây dựng hệ tiêu chí đối với nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Nghiên cứu, đánh giá kết quả củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với từng nhóm đối tượng để có cơ sở hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn tiếp theo.
2.7. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết
II. Đánh giá chung
1. Ưu điểm
- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, trong đó chú ý đánh giá mục tiêu đạt được của Đề án về củng cố tổ chức, bộ máy và mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này (trong đó cần nêu rõ mục tiêu nào đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được, nguyên nhân vì sao?);
- Đánh giá tác động của Đề án đến việc nâng cao năng lực, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước;
- Đánh giá mô hình, phương pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL hiệu quả tại bộ, ngành, địa phương.
2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Một số bài học kinh nghiệm qua 04 năm thực hiện Đề án
- Bài học về các mô hình, phương pháp, cách làm hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Đề án;
- Bài học về cơ chế tổ chức thực hiện; điều kiện đảm bảo...
III. Phương hướng cho giai đoạn tiếp theo
- Nêu rõ các giải pháp cụ thể trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL trong việc nâng cao ý thức và hành động tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
- Kiến nghị, đề xuất cho giai đoạn tiếp theo.
PHỤ LỤC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2
“Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của Đất nước”
Bảng 1: Ban hành văn bản về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL
TT | Nội dung văn bản | Đã ban hành (ghi rõ hình thức ban hành) | Chưa ban hành | Cấp Trung ương ban hành | Cấp địa phương ban hành |
1 | Văn bản hướng dẫn củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
|
|
|
|
2 | Văn bản quản lý, hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật |
|
|
|
|
3 | Quy chế tổ chức và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. |
|
|
|
|
4 | Chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành về công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật |
|
|
|
|
5 | Xây dựng quy hoạch cán bộ PBGDPL có ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc, cán bộ người dân tộc vững vàng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ PBGDPL để bổ sung cho lực lượng thực hiện công tác PBGDPL tại vùng miền núi dân tộc thiểu số. |
|
|
|
|
6 | Văn bản khác, ghi rõ |
|
|
|
|
Bảng 2: Các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ PBGDPL và kiến thức pháp luật
TT | Nội dung văn bản | Đã thực hiện | Chưa thực hiện | Cấp Trung ương thực hiện | Cấp địa phương thực hiện |
1 | Dự báo nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng: tổ chức khảo sát, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL; đánh giá và dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực PBGDPL trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực; dự báo bổ sung nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL |
|
|
|
|
2 | Xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược về bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL |
|
|
|
|
3 | Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương |
|
|
|
|
4 | Tổ chức kiểm tra, sơ kết Đề án |
|
|
|
|
Bảng 3: Các hoạt động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
STT | Nội dung hoạt động | Số lượng cuộc tập huấn, bồi dưỡng | Số lượng người được tập huấn, bồi dưỡng | Số lượng tài liệu được phát hành | Chưa thực hiện |
1 | Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác PBGDPL |
|
|
|
|
2 | Bồi dưỡng chuyên môn pháp lý |
|
|
|
|
3 | Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL |
|
|
|
|
4 | Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức: Thường xuyên tổ chức các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ. |
|
|
|
|
5 | Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật cho nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sách, băng, đĩa hình, tờ rơi...) |
|
|
|
|
Bảng 4: Củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL
4.1. Củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL tại bộ, ngành
TT | Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL | Số lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trước khi triển khai Đề án tại bộ ngành | Số lượng đội ngũ cán bộ đã được kiện toàn sau 04 năm thực hiện Đề án |
1 | Cán bộ quản lý tổ chức pháp chế (bao gồm cả cán bộ pháp chế Tổng cục Cục, doanh nghiệp do bộ, ngành quản lý) |
|
|
2 | Cán bộ, công chức thực hiện PBGDPL |
|
|
3 | Báo cáo viên pháp luật |
|
|
4 | Phóng viên, biên tập viên pháp luật các cơ quan báo, đài |
|
|
5 | Giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường nghiệp vụ của bộ, ngành, đoàn thể (nếu có) |
|
|
6 | Giáo viên giảng dạy pháp luật trong hệ thống Học viện chính trị- Hành chính quốc gia HCM |
|
|
4.2. Củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL tại địa phương
TT | Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL | Số lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trước khi triển khai Đề án tại địa phương | Số lượng đội ngũ cán bộ đã được kiện toàn sau 04 năm thực hiện Đề án |
1 | Lãnh đạo sở, ban, ngành, đoàn thể |
|
|
2 | Cán bộ quản lý tổ chức pháp chế |
|
|
3 | Cán bộ, công chức phòng PBGDPL của Sở Tư pháp |
|
|
4 | Cán bộ, công chức tham gia công tác PBGDPL của các sở, ban, ngành khác |
|
|
5 | Cán bộ, hội viên Hội luật gia |
|
|
6 | Phóng viên, biên tập viên pháp luật các cơ quan báo, đài địa phương |
|
|
7 | Giáo viên dạy môn pháp luật tại các trường chính trị (nếu có) |
|
|
8 | Cán bộ, hội viên Hội liên hiệp phụ nữ tham gia công tác PBGDPL |
|
|
9 | Cán bộ, đoàn viên tỉnh, thành đoàn tham gia công tác PBGDPL |
|
|
10 | Cán bộ, hội viên Hội nông dân tham gia công tác PBGDPL |
|
|
11 | Thành viên Ban công tác Mặt trận |
|
|
Bảng 5: Kinh phí thực hiện đề án
STT | Số lượng kinh phí địa phương được cấp trong 4 năm để thực hiện Đề án 2 | Kinh phí Đề án 2 được cấp chung với kinh phí thực hiện công tác PBGDPL | Không được cấp kinh phí để thực hiện Đề án 2 | Ghi chú | |||
| Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Công văn 2961/BTP-PBGDPL tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008-2012 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 2255/BNN-PC năm 2013 góp ý dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2008-2012) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Kế hoạch 8358/KH-BQP năm 2013 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Quyết định 270/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2961/BTP-PBGDPL tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008-2012 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 2255/BNN-PC năm 2013 góp ý dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2008-2012) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Kế hoạch 8358/KH-BQP năm 2013 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành
Công văn 2962/BTP-PBGDPL tổng kết Đề án 2 – Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008-2012 do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 2962/BTP-PBGDPL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/04/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết