Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2957/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Về việc xử lý vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế xuất khẩu đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, công văn số 6701/BTNMT-TCMT ngày 8/11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Từ ngày 01/7/2019 đến ngày 09/01/2022: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ. Theo đó, sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải là các sản phẩm được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).
Từ ngày 10/01/2022: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Theo đó, để xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thì căn cứ vào Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép xử lý chất thải nguy hại còn hiệu lực.
- Đối với Giấy phép môi trường: Thông tin về hoạt động tái chế và sản phẩm tái chế từ hoạt động xử lý chất thải của cơ sở nêu tại mục 2 phần B Phụ lục 4 của Giấy phép: quy trình công nghệ sơ chế, tái chế, xử lý chất thải; công suất; sản phẩm sau sơ chế, tái chế, xử lý (nếu có)
- Đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, thông tin về hoạt động tái chế và sản phẩm tái chế từ hoạt động xử lý chất thải của cơ sở được nêu tại Phụ lục I của Giấy phép (mục 2: danh sách thiết bị xử lý chất thải và mục 3: tên chất thải, mã chất thải, khối lượng, phương án xử lý, mức độ xử lý) hoặc trong nội dung dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.1. Về việc thực hiện miễn thuế xuất khẩu trong giai đoạn Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực
Tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2022 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ quy định: “Sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) quy định tại khoản 12 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định ngày là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải”.
Như vậy, trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến ngày 9/01/2022, cơ sở để xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải.
Căn cứ nội dung quy định về mục tiêu, quy mô dự án tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải (trong đó quy định rõ tên sản phẩm, sản lượng sản phẩm tái chế được sản xuất của cơ sở xử lý chất thải), cơ quan hải quan có cơ sở kiểm tra, đối chiếu để xem xét xử lý miễn thuế xuất khẩu cho sản phẩm sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
2.2. Việc thực hiện miễn thuế từ ngày 10/01/2022 đến nay
Theo ý kiến của Bộ TNMT tại công văn số 6701/BTNMT-TCMT, để xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải căn cứ vào Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên khi thực hiện theo các Giấy phép này, Bộ Tài chính thấy phát sinh vướng mắc như sau:
(i) Đối với việc sử dụng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Tại mục 2 và mục 3 phụ lục I của mẫu Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TNMT chỉ quy định về danh sách phương tiện, thiết bị được phép vận hành và danh sách chất thải nguy hại được phép vận chuyển, xử lý (là đầu vào của quá trình xử lý, tái chế chất thải) không quy định về sản phẩm thu được của quá trình xử lý, tái chế chất thải.
Như vậy, tại khâu thông quan, cơ quan hải quan không có cơ sở xác định sự phù hợp về chủng loại sản phẩm đầu ra so với số lượng, chủng loại nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Mặt khác, việc kiểm soát, quản lý nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành, không thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan chỉ thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy trình thủ tục hải quan đối với các sản phẩm xuất khẩu từ khi doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu sản phẩm từ hoạt động tái chế ra nước ngoài và chỉ thực hiện kiểm tra các nội dung liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thông qua công tác kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra chuyên ngành.
Do đó, căn cứ vào Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì cơ quan hải quan không thể xác định tên và sản lượng sản phẩm đầu ra của quá trình tái chế, xử lý chất thải, không có cơ sở để xử lý miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
(ii) Đối với việc sử dụng Giấy phép môi trường
Tại mục 2 phần B Phụ lục 4 của Giấy phép môi trường được quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TNMT có thông tin về công suất thiết kế; sản phẩm sau sơ chế, tái chế, xử lý của hoạt động tái chế, xử lý chất thải (các nội dung về tên và khối lượng sản phẩm sau sơ chế, tái chế, xử lý của cơ sở tái chế, xử lý chất thải đã được quy định tại Giấy phép môi trường là tương tự như tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Do đó, đối với trường hợp doanh nghiệp xuất trình được Giấy phép môi trường thì cơ quan hải quan có cơ sở kiểm tra, đối chiếu để xem xét xử lý về thuế xuất khẩu cho sản phẩm tái chế.
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Căn cứ để xác định ... sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”
Căn cứ khoản 6 Điều 40 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục hoặc tiêu chí để xác định máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để bảo vệ môi trường và sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải”.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Tài chính thấy việc thực hiện theo ý kiến của Bộ TNMT tại công văn số 6701/BTNMT-TCMT ngày 08/11/2022 của Bộ TNMT (sử dụng Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép xử lý chất thải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư), không sử dụng Danh mục hoặc tiêu chí để xác định máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để bảo vệ sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải khi xử lý miễn thuế xuất khẩu cho các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải là chưa đủ cơ sở pháp lý và chưa phù hợp với quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Từ những phân tích nêu trên, để xử lý được các vướng mắc phát sinh của cơ quan hải quan và các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề nghị:
(i) Bộ TNMT cần ban hành Danh mục hoặc tiêu chí xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải làm căn cứ áp dụng chính sách thuế xuất khẩu theo đúng thẩm quyền được giao tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
(ii) Trường hợp Bộ TNMT không ban hành Danh mục hoặc tiêu chí thì đề nghị cân nhắc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định này.
Ý kiến phản hồi đề nghị gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong tháng 03/2023 để tổng hợp xử lý hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Bộ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3652/TCHQ-TXNK năm 2022 về chính sách thuế đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 8240/BTC-TCHQ năm 2022 về xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 4508/TCHQ-TXNK năm 2022 về miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 10392/BTC-TCHQ năm 2022 xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 2642/BTNMT-PC năm 2023 thực hiện quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 2Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 3Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 5Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 6Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 7Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Công văn 3652/TCHQ-TXNK năm 2022 về chính sách thuế đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 8240/BTC-TCHQ năm 2022 về xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 4508/TCHQ-TXNK năm 2022 về miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 10392/BTC-TCHQ năm 2022 xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Bộ Tài chính ban hành
- 12Công văn 2642/BTNMT-PC năm 2023 thực hiện quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Công văn 2957/BTC-TCHQ năm 2023 về xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 2957/BTC-TCHQ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/03/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Đức Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra