Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2904/SGDĐT-GDTrH | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: | - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và Thành phố Thủ Đức; |
Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;
Căn cứ Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện hồ sơ và thủ tục chuyển trường, xin học lại, bảo lưu kết quả học tập đối với học sinh cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) từ năm học 2022 – 2023 như sau:
1. Chuyển trường đến Thành phố Hồ Chí Minh từ tỉnh, thành phố khác (trong nước)
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký (có xác nhận của trường chuyển đến).
- Học bạ (bản chính).
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc tư thục).
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp THCS); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp THPT) nơi đi cấp.
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học ở trường THPT hoặc trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT) Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
- Đối với học sinh học ở trường THCS: Phòng GDĐT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
c) Việc chuyển trường được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới (30 ngày đầu trước khai giảng) và khi kết thúc học kỳ I của năm học (30 ngày đầu của học kì II). Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) xem xét, quyết định.
Lưu ý:
- Hiệu trưởng trường tiếp nhận học sinh chuyển đến căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được giao hàng năm để tiếp nhận học sinh (không nhận thêm học sinh khi đã đủ chỉ tiêu).
- Trong thời gian sau 10 ngày, kể từ ngày Sở GDĐT cấp giấy giới thiệu chuyển trường, trường tiếp nhận phải nhập đầy đủ dữ liệu nơi cư trú của học sinh trên hệ thống quản lí chuyển trường của Sở GDĐT.
2. Chuyển trường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố khác (trong nước)
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký (có sự đồng ý tiếp nhận của trường chuyển đến).
- Học bạ (bản chính).
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc tư thục).
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS); Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) nơi đi cấp.
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học ở các trường THCS: Phòng GDĐT nơi đi tiếp nhận và cấp giấy giới thiệu chuyển trường.
- Đối với học sinh học ở trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT), Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu chuyển trường.
c) Việc chuyển trường được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới và khi kết thúc học kỳ I của năm học. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) xem xét, quyết định.
3. Chuyển trường trong thành phố
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký (có sự đồng ý tiếp nhận của trường chuyển đến).
- Học bạ (bản chính).
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
- Các giấy tờ hợp lệ liên quan đến lí do chuyển trường (nếu có).
b) Thủ tục
Hiệu trưởng trường nơi chuyển đi và Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến thống nhất cho chuyển đi và nhận chuyển đến.
c) Việc chuyển trường được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới và khi kết thúc học kỳ I của năm học. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) xem xét, quyết định.
Lưu ý: Hiệu trưởng trường tiếp nhận học sinh chuyển đến căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được giao hàng năm để tiếp nhận học sinh (không nhận thêm học sinh khi đã đủ chỉ tiêu).
4. Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước
Đối tượng học sinh Việt Nam về nước:
Học sinh học ở nước ngoài diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Học sinh ở nước ngoài theo diện diện du học tự túc hoặc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ làm việc ở nước ngoài, học sinh sinh Việt Nam định cư ở nước ngoài.
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Học sinh xin học cấp trung học cơ sở phải có học bạ hoặc giấy xác nhận của nhà trường về kết quả học tập các lớp học trước đó, cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp trên. (bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực
- Học sinh xin học cấp trung học phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của Việt Nam.
- Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
- Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
- Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.
- Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ học sinh của trường tiếp nhận.
- Biên bản kết luận về kết quả kiểm tra trình độ học sinh của Hội đồng kiểm tra.
- Hồ sơ kiểm tra trình độ học sinh gồm đề kiểm tra, đáp án và các bài làm đã được chấm theo đúng quy định.
- Tờ trình của trường tiếp nhận học sinh về nước.
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học được trường THCS tiếp nhận: Phòng GDĐT nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
- Đối với học sinh được trường THPT hoặc trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT) tiếp nhận, Sở GDĐT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
c) Việc chuyển trường được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới và khi kết thúc học kỳ I của năm học. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) xem xét, quyết định.
Lưu ý: Hiệu trưởng trường tiếp nhận học sinh chuyển đến căn cứ vào số lượng chỉ tiêu được giao hàng năm để tiếp nhận học sinh (không được nhận thêm học sinh khi chỉ tiêu được giao đã tuyển đủ).
5. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài
Thực hiện theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 Chương IV Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BDGĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022.
- Thực hiện như tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước.
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin học lại do học sinh ký.
- Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).
- Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng)
- Hồ sơ có liên quan đến lý do xin học lại (xác nhận đã bảo lưu, hồ sơ bệnh án…)
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b) Thủ tục xin học lại
- Trường hợp xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng xem xét và giải quyết nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp xin học lại tại trường khác: Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.
- Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp THPT: Giám đốc Sở GDĐT xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học.
c) Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
a) Hồ sơ
- Đơn xin bảo lưu do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Hồ sơ có liên quan đến lý do xin bảo lưu (hồ sơ bệnh án, visa, xác nhận đồng ý học của trường nước ngoài…)
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học ở các trường THCS: Hiệu trưởng tiếp nhận và giải quyết bảo lưu một năm học.
- Đối với học sinh học ở trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT), Hiệu trưởng tiếp nhận và giải quyết bảo lưu theo từng năm học.
9. Quy trình thực hiện chuyển trường
- Hồ sơ chuyển trường của học sinh học tại trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT). Phụ huynh học sinh nộp đầy đủ hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở GDĐT.
- Hồ sơ chuyển trường của học sinh học tại trường THCS. Phụ huynh học sinh nộp đầy đủ hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả của Phòng GDĐT.
a) Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông tư thục sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục thì Giám đốc Sở GDĐT xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.
- Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở GDĐT xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.
b) Tuổi của học sinh trường trung học
- Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
- Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học…
c) Trong điều kiện xảy ra thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất thường khác, việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh được thực hiện theo hướng dẫn bổ sung của cơ quan quản lý giáo dục.
d) Hiệu trưởng nhà trường khi tiếp nhận học sinh chuyển đến cần lưu ý xem xét kĩ chương trình học (2006 hay 2018), môn học (bắt buộc, lựa chọn, tự chọn) và các chuyên đề học tập lựa chọn để tiếp nhận học sinh, đảm bảo học sinh có thể hoàn thành chương trình học giai đoạn tiếp theo.
Các đơn vị thực hiện chuyển trường, xin học lại, bảo lưu thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu trong hồ sơ của học sinh lên hệ thống quản lý chuyển trường của Sở GDĐT trước khi cấp giấy giới thiệu.
Nhận được thông báo này đề nghị các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung trên./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2013 chuyển Trường tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn về trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 516/QĐ-UB năm 2009 về chuyển trường Trung học Y tế từ trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh về trực thuộc Sở Y tế do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Công văn 4209/SYT-NVY năm 2021 về quy trình chuyển trường hợp mắc COVID-19 (F0) đến các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT về chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
- 2Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2013 chuyển Trường tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn về trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 516/QĐ-UB năm 2009 về chuyển trường Trung học Y tế từ trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh về trực thuộc Sở Y tế do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 4209/SYT-NVY năm 2021 về quy trình chuyển trường hợp mắc COVID-19 (F0) đến các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2022 hợp nhất Quyết định về Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 2904/SGDĐT-GDTrH năm 2022 thực hiện hồ sơ, thủ tục chuyển trường, xin học lại, bảo lưu kết quả học tập học sinh trung học từ năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 2904/SGDĐT-GDTrH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/08/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Bảo Quốc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra