- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- 4Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 5Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 209/QĐ-NHNN năm 2019 về phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 8Luật Hợp tác xã 2023
- 9Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1187/TTg-KTTH năm 2022 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về tăng cường, củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2902/UBND-KTTH | Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2023 |
Kính gửi: | - Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố |
Trong thời gian qua, các Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
Mặc dù trong năm 2022 hoạt động của các QTDND bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh và ảnh hưởng của lạm phát kinh tế trên thế giới nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, sự hỗ trợ của các ngành, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên quỹ tín dụng đã từng bước vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động, tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở các địa phương, nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống QTDND vẫn đang tiềm ẩn một số rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và mục tiêu cũng như tôn chỉ, mục đích hoạt động của QTDND như: Bộ máy quản trị điều hành một số quỹ còn yếu, mất đoàn kết nội bộ; Cá biệt một số quỹ trong hoạt động còn vi phạm nguyên tắc, quy định về cấp tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút; Nợ xấu cũ chậm được thu hồi. Nợ quá hạn, nợ xấu mới tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ...
Việc chỉ đạo, nắm bắt thông tin, giám sát hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương từ quận, huyện, thị xã tới xã, phường, thị trấn chưa kịp thời và chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc bố trí, giới thiệu nhân sự tham gia quản trị, điều hành QTDND yếu kém cũng như phối hợp, xử lý các thông tin, các vấn đề liên quan đến an toàn hoạt động QTDND còn hạn chế.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019, Văn bản số 1187/TTg-KTTH ngày 21/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 2015/UB-KTTH ngày 14/5/2019 của UBND thành phố Hà Nội về tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện các nội dung sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội
- Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố tiếp tục thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã để kịp thời trao đổi thông tin, xử lý các vấn đề phát sinh của hệ thống QTDND, đảm bảo an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
- Tiếp tục chỉ đạo củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng mục tiêu, định hướng và giải pháp nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đúng quy định của pháp luật; thống nhất về chủ trương, hình thức, biện pháp xử lý; hạn chế tối đa tác động tiêu cực và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô lớn, có dấu hiệu không lành mạnh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Tham mưu, báo cáo UBND Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và các Luật có liên quan khác, trong đó có quy định về tổ chức, hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng tôn chỉ, mục đích; quy định phương án cụ thể về xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia xử lý.
- Phối hợp đơn vị liên quan hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân: (1) Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Củng cố, chấn chỉnh tổ chức, hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng năm 2030” đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại Quyết định số 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019 và thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động gắn với xử lý nợ xấu QTDND giai đoạn 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu làm lành mạnh tình hình tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân; (3) Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật trong hoạt động huy động vốn, cho vay và quản lý tài chính. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, tăng trưởng theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương, chủ động thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, tạo nguồn vốn bổ sung cho hoạt động, dự phòng tài chính và có thể đầu tư việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; (4) Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong mọi hoạt động quỹ tín dụng. Chú trọng công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để có đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (giỏi nghiệp vụ, có uy tín, đạo đức tốt và có khả năng tiếp thu những kiến thức, công nghệ mới ứng dụng vào hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát QTDND); (5) Chủ động rà soát, quyết liệt thực hiện các giải pháp để khắc phục ngay các tồn tại, sai phạm theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động; (6) Xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy chế hoạt động phù hợp với thực tế hoạt động trên cơ sở tuân thủ chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành Ngân hàng về tất cả các mặt tổ chức và hoạt động,đặc biệt là quy định về cho vay; (7) Tiếp tục đổi mới, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng vào các mặt hoạt động, đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của NHNN.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Công an Thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội về dấu hiệu sai phạm, vi phạm pháp luật và dấu hiệu bất thường khác trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; Chủ động các phương án đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
- Tiếp tục điều tra theo quy định pháp luật và phối hợp với các cơ quan tư pháp truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân để tăng tính răn đe, phòng ngừa chung; có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
- Tiếp tục phối hợp trong việc xác nhận nơi cư trú theo quy định pháp luật để Quỹ Tín dụng nhân dân sớm hoàn thiện hồ sơ về công tác cán bộ cũng như kết nạp, cho ra khỏi thành viên được nhanh chóng kịp thời.
- Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các QTDND đang được kiểm soát đặc biệt trong quá trình cơ cấu lại và xử lý, thu hồi nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội khi có đề nghị của Ngân hàng Nhà nước hoặc các Quỹ Tín dụng nhân dân.
Chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội hướng dẫn các Quỹ TDND trên địa bàn thực hiện các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh, thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh khi Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các nội dung văn bản của UBND Thành phố hướng dẫn triển khai Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 và Văn bản 1187/TTg ngày 21/12/2022 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách (Hỗ trợ lãi suất, tín dụng ưu đãi, các kênh dẫn vốn...); thông tin về các phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm, tín dụng đen để người dân phòng tránh...; các chương trình, nội dung chuyển đổi số đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của các TCTD trong đó có các QTDND theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội.
- Thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 trong đó có giao dịch đăng ký điện tử về đất đai.
- Tham mưu UBND Thành phố các chính sách hỗ trợ về đất đai cho khối hợp tác xã, trong đó có Quỹ Tín dụng nhân dân. Nghiên cứu xem xét phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện cho Quỹ tín dụng xây dựng trụ sở, kho tiền đảm bảo an toàn hoạt động QTDND theo quy định.
6. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật đối với các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo quy định pháp luật; Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Cơ quan thi hành án đẩy nhanh tiến độ thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Liên minh Hợp tác xã Thành phố
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tuyên truyền chính sách pháp luật có liên quan đến QTDND; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống QTDND.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hỗ trợ các QTDND xây dựng, triển khai thực hiện các dự án đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tin học, dự án chuyển đổi số phục vụ các hoạt động giao dịch và quản lý, giám sát đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.
- Đầu mối tham mưu cho Thành phố, thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội (theo Luật Thi đua khen thưởng).
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, phối hợp, giám sát hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; chủ động thông tin sớm cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội về dấu hiệu vi phạm, bất thường trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân để có biện pháp xử lý, trong đó bao gồm cả xử lý nhân sự quản lý, điều hành, kiểm soát; tránh gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cán bộ, nhân sự làm việc tại các QTDND trên địa bàn nhằm ngăn ngừa vi phạm, rủi ro về đạo đức; tăng cường tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
- Phân công lãnh đạo phụ trách quản lý đối với QTDND tại cấp quận, huyện, thị xã. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội kịp thời xử lý các sự cố phát sinh, đặc biệt là việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, được kiểm soát đặc biệt, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Tạo điều kiện cho Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở làm việc giao dịch thuận tiện nhằm đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Quỹ Tín dụng nhân dân.
- Đề nghị các cơ quan tư pháp địa phương đẩy nhanh tiến độ xét xử theo quy định các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo quy định của pháp luật; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho Quỹ tín dụng nhân dân.
Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có Quỹ Tín dụng nhân dân) có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại văn bản này; định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 25/2007/CT-UBND về phối hợp tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 406/CT-TTg về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt các loại pháo nổ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- 4Chỉ thị 25/2007/CT-UBND về phối hợp tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 406/CT-TTg về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt các loại pháo nổ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 7Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 209/QĐ-NHNN năm 2019 về phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 10Luật Hợp tác xã 2023
- 11Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 1187/TTg-KTTH năm 2022 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về tăng cường, củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới tỉnh Đắk Lắk
Công văn 2902/UBND-KTTH năm 2023 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg do Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 2902/UBND-KTTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/09/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hà Minh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực