Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 276/QLLĐNN-CSQLLĐ
Việc đưa thuyền viên tàu cá việt nam đi làm việc tại đài loan

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002

 

HƯỚNG DẪN
CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚI NƯỚC NGOÀI - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 276/QLLĐNN-CSQLLĐ NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐƯA THUYỀN VIÊN TÀU CÁ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC TẠI ĐÀI LOAN

Căn cứ Thoả thuận ngày 06/5/1999 về việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, Cục Quản lý lao động với nước ngoài đã có hướng dẫn số 360/QLLĐNN-TTLĐ ngày 24/8/2000 về việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan. Để ổn đinh và phát triển việc cung ứng thuyền viên tàu cá cho phía Đài Loan trong tình hình mới, Cục Quản lý lao dộng với nước ngoài hướng dẫn thêm về việc tổ chức thực hiện đưa thuyền viên tàu cá sang làm việc có thời hạn tại Đài Loan như sau:

1. Thực biện hợp đồng đưa thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ:

Tàu thuyền đánh cá gần bờ được quy định có tải trọng dưới 20 tấn và hoạt động trong vùng biển có phạm vi dưới 12 hải lý tính từ bờ biển Đài Loan. Thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu thuyền trên chịu sự điều chỉnh của "Pháp lệnh cấp phép tuyển mộ và quản lý lao động nước ngoài tại Đài Loan" và Uỷ ban Lao động Đài Loan là cơ quan có thấm quyền quyết định cấp giấy phép tiếp nhận thuyền viên lao động nước ngoài.

Các điều kiện của hợp đồng đưa thuyền viên làm việc trên các tàu cá đánh cá gần bờ thực hiện theo quy định tại các Văn bán hướng dẫn số 360/QLLĐNN-TTLĐ ngày 24/8/2000 của Cục Quản lý lao động với nước ngoài về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan và Văn bản số 973/QLLĐNN-CSQLLĐ ngày 21/11/2001 của Cục Quản lý lao động với nước ngoài quy định về phí môi giới, phí quản lý, tiền ăn ở trong lương, việc ký và xác nhận bản cam kết lao động trước khi sang làm việc có thời hạn tại Đài Loan.

2. Thực hiện hợp đồng đưa thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ

Tàu thuyền đánh cá xa bờ được quy định có tải trọng trên 20 tấn và hoạt động tại vùng biển ngoài 12 hải lý tính từ bờ biển Đài Loan. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu thuyền đánh cá xa bờ được thực hiện theo các điều kiện của hợp đồng cung ứng thuyền viên giữa các doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép hoạt động ký trực tiếp với chủ sử dụng Đài Loan hoặc với công ty dịch vụ lao dộng Đài Loan mà giấy phép tiếp nhận thuyền viên nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban lao động Đài Loan quyết định.

Ngoài các quy định được thực hiện theo Hướng dẫn số 360/QLLĐNN-TTLĐ ngày 24/8/2000 của Cục Quản lý lao động với nước ngoài về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, đối với loại hình cung ứng thuyền viên đánh cá xa bờ, các điều kiện cơ bản tối thiểu của hợp đồng được quy định tại khoản 3 mục II của hướng dẫn trên được bổ sung như sau:

a. Mức lương: Không thấp hơn 180 USD/tháng đối với thuyền viên chưa có kinh nghiệm và 210 USD/tháng đối với thuyền viên có kinh nghiệm (không bao gồm các chi phí khác như ăn, ở, đi lại...);

b. Chi phí ăn, ở: Bên tiếp nhận cung cấp miễn phí;

c. Bảo hiểm và các loại thuế: Bên tiếp nhận chi phí; mức phí bảo hiểm cho thuyền viên theo luật pháp Đài Loan quy định;

d. Phí tuyển chọn và đào tạo giáo dục định hướng: Bên tiếp nhận chi phí với mức bình quân từ 50 USD đến 100 USD cho một thuyền viên được tiếp nhận;

e. Phí đưa thuyền viên đi và về: Bên tiếp nhận trả cho thuyền viên chi phí lượt đi và lượt về khi thuyền viên hoàn thành hợp đồng; hoặc do nguyên nhân từ phía chủ thuê;

g. Thời gian làm việc: Theo thông lệ quốc tế;

h. Tiền bảo chứng: Bên tiếp nhận chịu.

3. Tuyển chọn thuyền viên:

Doanh nghiệp phải tuyển chọn trực tiếp theo các quy định hiện hành. Tập trung tuyển chọn nguồn lao động thuyền viên tại các địa phương vùng biển thông qua việc phối hợp với các cấp chính quyền địa phương. Ưu tiên tuyển chọn các lao động có sức khoẻ, có ý thức kỷ luật, không say sóng và có kinh nghiệm đánh bắt cá trên biển. Với lao động đánh cá gần bờ cần yêu cầu lao động biết bơi, biết lặn và có kỹ thuật vá lưới.

4. Đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi:

- Thuyền viên trước khi đi phải được đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo có thiết bị và phương tiện chuyên dùng phục vụ cho việc đào tạo, huấn luyện khả năng thích ứng của lao động đối với môi trường làm việc trên tàu cá;

- Tổ chức tốt việc đào tạo tiếng Hoa chuyên dùng cho thuyền viên;

- Loại khỏi danh sách những trường hợp lao động không có khả năng chịu sóng hoặc yếu về ý thức kỷ luật trong quá trình đào tạo; tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho lao động theo quy định của Cục Quản lý lao động với nước ngoài khi kết thúc khoá học.

Hướng dẫn này bổ sung cho Hướng dẫn số 360/QLLĐNN-TTLĐ ngày 24/8/2000 của Cục Quản lý lao động với nước ngoài về đưa lao dộng Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan và được thực hiện kể từ ngày ký.

Đề nghị các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp quán triệt, chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc thực hiện.

Các doanh nghiệp đưa thuyền viên Việt Nam sang làm việc có thời hạn tại Đài Loan phải thực hiện đúng các quy định trên.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Cục Quản lý lao động với nước ngoài đề xem xét giải quyết.

 

Trần Văn Hằng

(Đã ký)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 276/QLLĐNN-CSQLLĐ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn đưa thuyền viên tàu cá Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan

  • Số hiệu: 276/QLLĐNN-CSQLLĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/04/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Trần Văn Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản