Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2756/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là nông sản qua các cửa khẩu, cơ quan hải quan gặp một số vướng mắc về việc xác định chính sách nhập khẩu đối với các sản phẩm này. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ như sau:
Việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản có thể với nhiều mục đích khác nhau, (có thể được sử dụng là thực phẩm hoặc có thể được sử dụng để làm thuốc). Theo đó, đối chiếu với các văn bản quy định hiện hành thì chính sách nhập khẩu của các mặt hàng nông sản có thể được thực hiện theo các quy định sau đây:
1. Chính sách nhập khẩu đối với nông sản để làm dược liệu:
Việc nhập khẩu dược liệu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dược. Theo đó, khi nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, doanh nghiệp phải nộp các giấy tờ chuyên ngành khác theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Nghị định này (trường hợp dược liệu chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ Y tế cấp để được thông quan hàng hóa).
Danh mục hàng hóa là dược liệu được quy định tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT ngày 29/10/2018 của Bộ Y tế.
2. Chính sách nhập khẩu đối với nông sản để làm thực phẩm:
Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ thì các sản phẩm/ nhóm sản phẩm nông sản thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, khi làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng này để làm thực phẩm thì doanh nghiệp phải nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP dẫn trên.
Danh mục hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục 12 Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan gặp khó khăn trong việc áp dụng chính sách tại thời điểm nhập khẩu đối với một số mặt hàng như: thảo quyết minh, hạt phá cố chỉ, nhân trần, mộc dược, trạch tả, ngải cứu, bạch linh, bán chi liên, ...là các mặt hàng thuộc danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT mà chưa được định danh tại danh mục hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT dẫn trên nhưng doanh nghiệp khai báo hàng hóa nhập khẩu dùng làm thực phẩm.
Qua tham khảo và tìm hiểu thông tin về tác dụng, cách dùng của một số loại thực vật nêu trên thì các mặt hàng này đều có công dụng để chữa bệnh, cụ thể:
- Thảo quyết minh còn gọi là hạt muồng muống là một vị thuốc nam có tác dụng điều trị đau mắt và chàm ở trẻ nhỏ.
- Phá cố chỉ là dược liệu có vị đắng cay, tính ôn, không độc, có tác dụng làm tăng bạch cầu trong máu, chữa tiểu nhiều lần, di tinh, liệt dương.
- Một dược hay mộc dược là nhựa dầu lấy từ loài thực vật dùng tên có danh pháp khoa học là Commiphora Myrrha Engl, thuộc họ Trám. Vị thuốc này có mùi thơm, vị đắng, tính bình, tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân, chỉ thống và tiêu sưng. Mộc dược thường được phối hợp với nhũ hương trong bài thuốc trị giãn tĩnh mạch, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp,...
- Bạch linh là loại nấm sống ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lợi thủy và trừ thấp nên được dùng để trị tiểu tiện khó, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém dẫn đến chứng ăn uống không tiêu, đau bụng, tiêu chảy,...
- Bán chi liên là vị thuốc nam quý, được sử dụng chủ yếu để điều trị mụn nhọt, lở ngứa ngoài ra và hỗ trợ trị bệnh ung thư. Dược liệu này có thể dùng ở dạng giã đắp, ngâm rửa hoặc sử dụng sắc uống cùng với các thảo dược khác...
Như vậy, các mặt hàng trên chủ yếu được sử dụng làm dược liệu, phù hợp phân loại theo nhóm HS 1211. Tuy nhiên, về cách sử dụng dược liệu thì các loại trên có thể sử dụng bằng các cách khác nhau, hoặc đơn giản là đun lấy nước uống.
Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan đề nghị Quý Bộ có ý kiến đối với việc áp dụng chính sách của các mặt hàng như thảo quyết minh, hạt phá cố chỉ, nhân trần, mộc dược, trạch tả, ngải cứu, bạch linh, bán chi liên...và các trường hợp tương tự, khi doanh nghiệp khai báo với cơ quan hải quan là thực phẩm, nguyên liệu làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì có phù hợp không và có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP dẫn trên hay không?
Trường hợp các mặt hàng nêu trên có thể được nhập khẩu về để làm thực phẩm, nguyên liệu làm thực phẩm thì đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và xem xét bổ sung tên hàng, mã HS vào Danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT dẫn trên cho phù hợp với thực tế phát sinh.
Trong thời gian chờ ý kiến của các đơn vị, Tổng cục Hải quan hướng dẫn chính sách nhập khẩu cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở mục đích khai báo, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo theo quy định tại Luật Hải quan.
Tổng cục Hải quan trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Bộ và xin nhận lại ý kiến phản hồi trước ngày 06/5/2020 để hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 7558/VPCP-ĐMDN về việc xử lý các vướng mắc trong việc cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 và Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1387/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2010 chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng công ty Rau quả, nông sản thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông báo 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp bàn các giải pháp kiểm soát nhập khẩu nông sản, thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2747/GSQL-GQ1 năm 2020 về thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 1Công văn số 7558/VPCP-ĐMDN về việc xử lý các vướng mắc trong việc cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 và Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1387/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2010 chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng công ty Rau quả, nông sản thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông báo 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp bàn các giải pháp kiểm soát nhập khẩu nông sản, thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Luật Hải quan 2014
- 5Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 7Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Thông tư 48/2018/TT-BYT về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Công văn 2747/GSQL-GQ1 năm 2020 về thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Công văn 2756/TCHQ-GSQL năm 2020 về nhập khẩu nông sản làm thực phẩm qua các cửa khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 2756/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/04/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Mai Xuân Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra