BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 275/BTTP-ĐGTS | Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2018 |
Kính gửi: | Ông Nguyễn Công Lượng, địa chỉ số 393 đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh |
Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp nhận được ý kiến của ông về việc hướng dẫn người có tài sản đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản. Sau khi nghiên cứu, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp trả lời như sau:
1. Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 1 Điều 33 Luật đấu giá tài sản thì người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật thi hành án thì đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp thấy rằng trong trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên) ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để đấu giá tài sản đã kê biên thì Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên) thuộc trường hợp người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp này Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên) là người có tài sản đấu giá.
2. Luật đấu giá tài sản được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo là luật hình thức, quy định thống nhất về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản. Những nội dung liên quan đến giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá như việc định giá để xác định giá khởi điểm, giám định tài sản và giai đoạn sau khi đấu giá thành như việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng không thuộc trình tự, thủ tục đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành áp dụng đối với loại tài sản đó. Bộ luật dân sự, pháp luật về giao dịch bảo đảm đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và các vấn đề có liên quan đến người thế chấp, người nhận thế chấp khi thực hiện việc thế chấp.
Luật đấu giá tài sản không có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay trong quá trình tổ chức bán đấu giá. Do đó, trường hợp người có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay đáp ứng điều kiện đăng ký tham gia đấu giá thì có thể đăng ký tham gia đấu giá và có các quyền, nghĩa vụ của người đăng ký tham gia đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan.
Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp trả lời để ông được biết./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1024/TCHQ-TXNK năm 2015 xử lý tài sản bán đấu giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 3081/BTP-BTTP năm 2015 thực hiện quy định pháp luật về công chứng, bán đấu giá tài sản giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 5742/TCHQ-PC năm 2016 vướng mắc bán đấu giá hàng tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Công văn 1024/TCHQ-TXNK năm 2015 xử lý tài sản bán đấu giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Luật đấu giá tài sản 2016
- 4Bộ luật dân sự 2015
- 5Công văn 3081/BTP-BTTP năm 2015 thực hiện quy định pháp luật về công chứng, bán đấu giá tài sản giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 5742/TCHQ-PC năm 2016 vướng mắc bán đấu giá hàng tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 275/BTP-ĐGTS năm 2018 về hướng dẫn người có tài sản đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản do Cục Bổ trợ tư pháp ban hành
- Số hiệu: 275/BTP-ĐGTS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/04/2018
- Nơi ban hành: Cục Bổ trợ tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực