BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2686/BCT-AP | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: | Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La. |
Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc và Nhóm Công tác Thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung, Bộ Công Thương vừa qua đã có buổi làm việc với đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để trao đổi về biện pháp hỗ trợ đẩy nhanh thông quan tại các cửa khẩu và hỗ trợ tiêu thụ các nông sản Việt Nam đang vào vụ thu hoạch. Bộ Công Thương xin trao đổi với quý Ủy ban như sau:
1. Tại buổi làm việc, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Trung Quốc đã trao đổi về tình hình thực tế hoạt động tại các cửa khẩu và các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thông quan, tránh tái diễn tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu như thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022. Hai bên đang trao đổi nhằm tiến tới triển khai “Kế hoạch 100 ngày cao điểm thông quan” (dự kiến từ cuối tháng 5 năm 2022 đến hết tháng 8 năm 2022) và thiết lập “đường dây nóng liên thông” trong khuôn khổ Nhóm Công tác Thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung. Cụ thể như sau:
- Về “Kế hoạch 100 ngày cao điểm thông quan”:
Để phối hợp triển khai “Kế hoạch” này, phía Trung Quốc đề nghị các địa phương của Việt Nam phối hợp thực hiện 04 trọng điểm như sau:
(i) Xem xét phối hợp triển khai mô hình “cắt công-ten-nơ, cẩu công-ten-nơ” tại bãi trung chuyển hiện đang áp dụng tại một số cửa khẩu biên giới giữa tỉnh Lạng Sơn với Quảng Tây (Trung Quốc) và phát huy hiệu quả so với các mô hình giao nhận hàng hóa trước đó.
(ii) Xem xét phối hợp chuẩn bị số lượng lái xe chuyên trách và đầu xe kéo công-te-nơ tại cửa khẩu biên giới để đáp ứng đủ nhu cầu thông quan thời gian tới.
(iii) Phối hợp triển khai bãi trung chuyển riêng để tập trung khử khuẩn, bốc xếp các loại nông sản, trái cây tươi thông quan và nâng cao tốc độ “cắt công-ten-nơ”.
(iv) Các cửa khẩu biên giới, địa phương có vùng sản xuất nông sản, doanh nghiệp xuất khẩu, chủ phương tiện vận tải hàng hóa triển khai nghiêm công tác khử khuẩn và phòng chống dịch COVID-19; tránh xảy ra tình trạng hàng hóa, bao bì, công-te-nơ, phương tiện vận tải bị phía Trung Quốc phát hiện dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 và tạm dừng thông quan qua cửa khẩu biên giới.
- Về thiết lập “đường dây nóng liên thông” trong khuôn khổ Nhóm Công tác Thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung:
Thành phần tham gia “đường dây nóng” gồm đại diện các Bộ, cơ quan đại diện ngoại giao, chính quyền địa phương hai nước như Bộ Thương mại (Vụ Châu Á) Trung Quốc, Bộ Công Thương Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, các Tổng lãnh sự quán tại Côn Minh và Nam Ninh), Sở Thương mại Vân Nam và Quảng Tây, chính quyền các địa phương biên giới hai nước. Ngoài ra có thể bổ sung chính quyền địa phương có vùng sản xuất nông sản lớn phía Việt Nam.
Theo phía Trung Quốc, việc thiết lập “đường dây nóng” là nhằm thực hiện 02 bảo đảm gồm: (i) bảo đảm liên lạc thông suốt giữa các đầu mối được chỉ định của Bộ, cơ quan và chính quyền địa phương hai nước; và (ii) bảo đảm vai trò điều phối các Bộ, ngành, cơ quan liên quan của hai nước.
2. Để có cơ sở phản hồi phía Trung Quốc và khẩn trương triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong bối cảnh nhiều loại nông sản, trái cây tươi của Việt Nam bước vào cao điểm thu hoạch, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị quý Ủy ban:
- Cho ý kiến đối với các đề xuất của phía Trung Quốc nêu trên;
- Cung cấp đầu mối liên lạc (bao gồm tên, chức vụ, số điện thoại di động và cố định, e-mail) nhằm thiết lập “đường dây nóng liên thông” với phía Trung Quốc.
Thông tin trả lời của quý Cơ quan vui lòng gửi về Bộ Công Thương trong ngày 24 tháng 5 năm 2022.
(Đầu mối liên hệ: anh Tô Vũ Lực, chuyên viên Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương; Điện thoại: 024.2220.5428; Email: LucTV@moit.gov.vn.)
Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 5035/TCHQ-PC năm 2020 về giải pháp vừa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được nhanh chóng, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu, giảm thiệt hại, khó khăn cho doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 7283/TCHQ-GSQL năm 2020 về thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu song phương Sóc Giang - Bình Mãng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 8297/BCT-XNK năm 2021 về hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc do Bộ Công thương ban hành
- 4Công văn 5584/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc việc xác nhận tờ khai đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 8719/BTC-TCHQ năm 2023 về Quy hoạch cửa khẩu biên giới gắn liền với quản lý nhà nước về hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn 5035/TCHQ-PC năm 2020 về giải pháp vừa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được nhanh chóng, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu, giảm thiệt hại, khó khăn cho doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 7283/TCHQ-GSQL năm 2020 về thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu song phương Sóc Giang - Bình Mãng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 8297/BCT-XNK năm 2021 về hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc do Bộ Công thương ban hành
- 4Công văn 5584/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc việc xác nhận tờ khai đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 8719/BTC-TCHQ năm 2023 về Quy hoạch cửa khẩu biên giới gắn liền với quản lý nhà nước về hải quan do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 2686/BCT-AP năm 2022 về phối hợp triển khai biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu biên giới phía Bắc thời gian tới do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 2686/BCT-AP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/05/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết