Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2622 /LĐTBXH-PC
V/v: Ban hành danh mục các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2012.

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khoá XIII thông qua vào ngày 18/06/2012 và đã được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 08/2012/L-CTN ngày 02/07/2012.

Sau khi rà soát toàn bộ nội dung Bộ luật Lao động để dự kiến ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến danh mục các Nghị định theo Phụ lục 1đính kèm, trong đó:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để soạn thảo các Nghị định từ 1 đến 13 trong Phụ lục.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan để soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 187 và Điều 240 của Bộ luật Lao động cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động../.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

TT

Tên Nghị định

Căn cứ ban hành

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thời giantrình

Ghi chú

1

Quy định về chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia việc làm với nơi sử dụng lao động là người khuyết tật

Khoản 2 Điều 176.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

2

Quy định về tổ chức dịch vụ việc làm

Khoản 2 Điều 14.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

4/2013

 

3

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở tại nơi làm việc

Khoản 3 Điều 63.

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

4

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Hợp đồng lao động

- Điều 21;

- Khoản 4 Điều 23;

- Khoản 2 Điều 51;

- Điều 52.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

5

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về cho thuê lại lao động

Khoản 3 Điều 54

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

6

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Tiền lương

- Khoản 1 Điều 93.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

7

Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức Hội đồng tiền lương quốc gia

- Khoản 2 Điều 92

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

2/2013

 

8

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Khoản 2 Điều 106.

- Điều 184.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

9

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về An toàn lao động, vệ sinh lao động

 

- Điều 135;

- Khoản 2 Điều 167;

- Khoản 3 Điều 142;

- Khoản 3 Điều 147;

- Điều 184

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

2/2013

 

10

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Khoản 9 Điều 172;

- Điều 175.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

11

Quy định các trường hợp kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với người lao độnglàm việc theo hợp đồng lao động

- Khoản 3 Điều 187.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

3/2013

 

12

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động tranh chấp lao động

- Khoản 2 Điều 198;

- Điều 221.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

1/2013

 

13

Quy định danh mục doanh nghiệpkhông được đình công

- Khoản 4 Điều 215;

- Điều 220.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

4/2013

 

14

Quy định các trường hợp kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với công chức, viên chức.

- Khoản 3 Điều 187.

Bộ Nội vụ

Tháng

3/2013

 

15

Quy định chính sách tiền lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân

- Điều 240.

Bộ Nội vụ

Tháng

5/2013

 

 

PHỤ LỤC 2:

TRÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG GIAO CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Bộ luật Lao động có 35 Điều giao Chính phủ hướng dẫn hoặc quy định. Cụ thể như sau:

TT

Điều

Ghi chú

1

Điều 12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm

1. Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm.

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.

 

2

Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm

2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.

 

3

Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

4

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.

 

5

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trùng với Điều 91

6

Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

 

7

Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

 

8

Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.

3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

 

9

Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.

 

10

Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành vàhình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

 

11

Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể

2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:

a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;

c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.

 

12

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Trùng với Điều 91

13

Điều 91. Mức lương tối thiểu

2. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

 

14

Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia

2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.

 

15

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

 

16

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trùng với Điều 91

17

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

 

18

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Trùng với Điều 91

19

Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động

 

20

Điều 142. Tai nạn lao động

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.

 

21

Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

 

22

Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ

 

23

Điều 171. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

 

24

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

 

25

Điều 175. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động

Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

 

26

Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật

2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.

 

27

Điều 184. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao

Người làm nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được áp dụng một số chế độ phù hợp về tuổi học nghề; về ký kết hợp đồng lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.

 

28

Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

 

29

Điều 198. Hòa giải viên lao động

2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động

 

30

Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động

2. Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể sau đây:

a) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;

b)Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

Trùng với Điều 220

31

Điều 215. Những trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

Trùng với Điều 220

32

Điều 220. Trường hợp không được đình công

1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

 

33

Điều 221. Quyết định hoãn, ngừng đình công

Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.

 

34

Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động

3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

 

35

Điều 241. Hiệu lực đối với nơi sử dụng dưới 10 người lao động

Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động phải thực hiện những quy định của Bộ luật này, nhưng được giảm, miễn một số tiêu chuẩn và thủ tục theo quy định của Chính phủ.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2622/LĐTBXH-PC về danh mục Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 2622/LĐTBXH-PC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/08/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Phạm Minh Huân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/08/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản