- 1Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH11 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006-2010 do Quốc Hội ban hành
- 2Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC hướng dẫn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010 do Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 5Chỉ thị 334/CT-TTg năm 2009 về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 70/2009/TTLT-BNN-KHĐT-TC sửa đổi Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC hướng dẫn Quyết định 100/2007/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-KH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 262/BNN-LN | Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2010 |
Kính gửi : | - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày 13 tháng 1 năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp kiểm điểm việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010. Tham dự cuộc họp có đại diện của các Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Uỷ ban dân tộc của Quốc hội; Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Qua báo cáo của các Cục chuyên ngành lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các đại biểu cho thấy:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2009.
Năm 2009 là năm có sự chấn chỉnh trong công tác chỉ đạo, nhất là có sự tiếp thu các ý kiến của cơ quan giám sát của Quốc hội. Công tác bảo vệ rừng có tiến bộ, cả nước đã giao khoán bảo vệ 2,87 triệu ha rừng/1,52 triệu ha kế hoạch, đạt 188,4%; nhiều địa phương đã huy động thêm vốn để tăng diện tích giao khoán rừng.
Về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, đã thực hiện được 563.293 ha/506.502 ha đạt 111,3% so với kế hoạch.
Về trồng rừng mới, thực hiện 246.891 ha /227.324 ha đạt 108,6% so với kế hoạch là mức đạt kế hoạch cao nhất từ trước đến nay, trong đó trồng rừng sản xuất 197.122 ha/167.324 ha bằng 117,8 % so với kế hoạch, tuy nhiên trồng rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ được 49.769 ha/ 60.000 ha đạt 82,9% kế hoạch.
Thông qua các hoạt động của Dự án đã tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là lồng ghép với chương trình 30a và các dự án trên địa bàn.
Những tồn tại chính là:
- Phá rừng tuy có giảm nhưng còn xảy ra nghiêm trọng và gay gắt ở các tỉnh khu vực Tây nguyên (như ở Đắk Nông), Tây bắc, Miền trung (như ở Quảng Nam).
- Trồng rừng phòng hộ chưa đạt kế hoạch, chất lượng rừng nhiều nơi còn chưa cao, chậm phát huy hiệu quả kinh tế của nghề rừng.
- Việc lồng ghép các dự án như Dự án 661 với Nghị quyết 30a/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo chưa tốt do chưa có đủ vốn cho thực hiện các hoạt động.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NĂM 2010.
1. Về nhiệm vụ: cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu theo Nghị quyết 73/2006/QH11 của Quốc hội khoá XI và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là hoàn thành việc khoán bảo vệ rừng 1,5 triệu ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sing 803.000 ha và trồng mới 1 triệu ha (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 250.000 ha, rừng sản xuất 750.000 ha). Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu còn lại trong năm 2010: khoán bảo vệ rừng: 1.500.000 ha, khoanh nuôi tái sinh: 668.771 ha, trồng rừng: 133.000 ha (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng: 60.000 ha và rừng sản xuất là 73.000 ha). Làm cho chương trình có tác động tích cực trực tiếp đến đời sống của người dân làm rừng và góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung.
2. Về giải pháp:
- Về công tác bảo vệ rừng: đấu tranh quyết liệt chống phá rừng, hiện nay diện tích có rừng toàn quốc là 13 triệu ha đã giao cho các Ban quản lý rừng quản lý 6 triệu ha, UBND Xã 2.5 triệu ha và 4,5 triệu ha do dân quản lý. Vì vậy, cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật giao trách nhiệm và có chính sách hỗ trợ cụ thể cho chính quyền các cấp đặc biệt là cấp xã để làm tốt công tác bảo vệ rừng.
- Lực lượng Kiểm lâm, Công an và Quân đội phối hợp chặt chẽ để xử lý kiên quyết các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Về công tác phát triển rừng: các ngành, các cấp tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chỉ tiêu nhiệm vụ, danh mục Dự án 661 cơ sở và ngân sách nhà nước đã giao, phân khai chi tiết đến từng dự án cơ sở và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện kế hoạch dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2010 của địa phương mình.
- Các địa phương đặc biệt quan tâm và ưu tiên hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ và đặc dụng của địa phương mình. Tại các địa bàn khó khăn đòi hỏi phải đầu tư cao cần thực hiện theo các hướng dẫn tại Thông tư số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định 100/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 70/2009/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 4/11/2009 về sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC và số 02/2008//TTLT-KH-NN-TC.
- Về cơ chế chính sách:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần rà soát lại các cơ chế chính sách đã ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tạo điều kiện khai thác rừng trồng ít giá trị cả về kinh tế hoặc cải tạo rừng rừng tự nhiên để trồng mới có năng suất, chất lượng cao hơn, đề xuất cơ chế cấp phát gạo hợp lý, thuận lợi cho đồng bào trồng rừng thay thế nương rẫy...v.v.
+ Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan rà soát lại cơ chế cho vay tín dụng để trồng rừng sản xuất, tạo điều kiện để sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Bộ Lao động và Thương Binh xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ cấp kinh phí cho việc thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP.
- Về Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán và giải ngân năm 2009, triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2010 ngay trong Quý I/2010; phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội kiểm tra giám sát và phối hợp với các địa phương để chuẩn bị công tác tổng kết Dự án 661; xúc tiến xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Kiến nghị:
3.1. Đề nghị Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước bố trí thời gian chủ trì họp Ban Chỉ đạo Nhà nước, với các địa phương có nhiều rừng để kiểm điểm tình hình năm 2009 và chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2010.
3.2. Đề nghị Phó Thủ tướng cho phép sửa đổi bổ sung Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp để làm rõ hơn phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho chính quyền các cấp và ban hành một số chính sách hỗ trợ trong công tác bảo vệ rừng.
3.3. Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát lại và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho vay tín dụng đầu tư trồng rừng sản xuất.
3.4. Chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ vốn cho thực hiện Dự án 661 và nguồn vốn phù hợp để thực hiện các chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo Phó thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng xem xét có ý kiến chỉ đạo ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH11 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006-2010 do Quốc Hội ban hành
- 2Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC hướng dẫn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010 do Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 5Chỉ thị 334/CT-TTg năm 2009 về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 70/2009/TTLT-BNN-KHĐT-TC sửa đổi Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC hướng dẫn Quyết định 100/2007/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-KH-NN-TC hướng dẫn Quyết định 147/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 1832/QĐ-TTg năm 2008 về kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 262/BNN-LN báo cáo kết quả họp Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 262/BNN-LN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/01/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực