Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 07/11/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Câu 1: Về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
- Cử tri kiến nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh, một số lĩnh vực nên có lộ trình thực hiện theo từng việc khi đủ điều kiện; nghiên cứu, bổ sung quy định về cấm thu thập, quản lý, sử dụng, phát tán dữ liệu điện tử của cá nhân trái pháp luật.
- Cử tri phản ánh, một số quy định trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử về hợp đồng chưa rõ ràng do chế định về hợp đồng điện tử có liên quan đến chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, cử tri kiến nghị nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét về điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực, về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử, các trường hợp đồng điện tử vô hiệu.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Về quan điểm xây dựng Luật Giao dịch điện tử (Luật GDĐT) (sửa đổi)
- Kế thừa các quy định hiện còn giá trị tại Luật GDĐT năm 2005. Hoàn thiện các chính sách bảo đảm các giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
- Luật GDĐT quy định về những thành tố cơ bản (chữ ký điện tử, chữ ký số,...) có giá trị pháp lý sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định lại nội dung đã được pháp luật khác quy định.
- Luật GDĐT không làm thay đổi về trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong các lĩnh vực. Các bộ, ngành thực hiện quản lý nhà nước về nội dung giao dịch trong các lĩnh vực trên môi trường thực ra sao thì lên môi trường điện tử vẫn sẽ chịu trách nhiệm quản lý đúng theo lĩnh vực đó.
Quan điểm trên giúp tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, công nghệ mật mã đã cho phép tạo ra chữ ký số với độ bảo mật cao, khó giả mạo hơn chữ ký tay, nhận dạng khuôn mặt bằng máy chính xác hơn nhận dạng khuôn mặt bằng mắt thường, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng phổ biến; dữ liệu số trở thành cốt lõi và hệ thống thông tin, nền tảng số và sự chia sẻ dữ liệu số đã sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một giao dịch điện tử.
Về việc xem xét mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh
Với nguyên tắc áp dụng Luật là: các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch có quyền lựa chọn về công nghệ, phương tiện điện tử và hình thức để thực hiện giao dịch.
Trên thực tế các dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành địa phương cung cấp đang được đẩy mạnh theo hướng toàn trình. Một số giao dịch thuộc phạm vi bị loại trừ tại Luật GDĐT năm 2005 đã và đang triển khai một phần như: đăng ký kết hôn, cấp giấy khai sinh, cấp giấy khai tử,...
Việc mở rộng phạm vi trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng mới tạo nền tảng giá trị pháp lý cho hình thức giao dịch bằng phương tiện điện tử, để từ đó các ngành, lĩnh vực nào thì đưa ra các quy định của ngành đó (nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền...) giao dịch trên môi trường điện tử làm căn cứ triển khai. Có thể nói rằng, Luật GDĐT quy định nền tảng cho các pháp luật chuyên ngành dựa vào để xây dựng các quy định của ngành đó khi thực hiện giao dịch điện tử. Do đó, việc mở rộng phạm vi trong Luật giao dịch điện tử chỉ mới mở rộng thêm sự sẵn sàng cho việc giao dịch điện tử của các ngành, còn việc thực sự mở rộng giao dịch điện tử còn cần đến quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, Bộ TT&TT đã tham mưu và thừa ủy quyền Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội (sẽ quy định theo hướng không loại trừ phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử).
Về một số lĩnh vực nên có lộ trình thực hiện theo từng việc khi đủ điều kiện
Với quan điểm Luật GDĐT chỉ quy định về những thành tố cơ bản có giá trị pháp lý sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử và không làm thay đổi về trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong các lĩnh vực. Do vậy, lộ trình thực hiện ở lĩnh vực nào sẽ do bộ, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực đó quy định.
Về nghiên cứu, bổ sung quy định về cấm thu thập, quản lý, sử dụng, phát tán dữ liệu điện tử của cá nhân trái pháp luật
Về vấn đề này, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật.
Về nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét về điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực, về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử, các trường hợp đồng điện tử vô hiệu
Về vấn đề này, Bộ TT&TT xin làm rõ như sau:
Dự thảo Luật GDĐT (sửa đổi) quy định các vấn đề chung nhất, cơ bản nhất, là cơ sở, nền tảng, khung pháp lý để các luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật triển khai, làm rõ theo đặc thù của lĩnh vực ấy. Theo đó dự thảo Luật chỉ quy định điều chỉnh cách thức thực hiện trên môi trường mạng; phương tiện và những thành tố cơ bản khi thực hiện giao dịch điện tử mà không quy định về hoạt động kinh doanh, thương mại.
Về bản chất, giao dịch điện tử vẫn tuân theo các quy định của các luật mang tính chất nguyên tắc chung như Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại,... Do vậy, điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử, các trường hợp hợp đồng điện tử vô hiệu là những quy định cụ thể về nội dung, điều kiện giao dịch, hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Câu 2: Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó có bổ sung quy định về việc xây dựng, lắp đặt trạm BTS trên tài sản công như chỉ đạo của Chính phủ tại điểm 10 Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 10/10/2020.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Tại Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 10/10/2020 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2020, Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đưa quy định về việc xây dựng, lắp đặt trạm BTS trên tài sản công vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông theo quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 10/10/2020, hiện nay Bộ TT&TT đang sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 trong đó dự thảo quy định: “4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản công được quyền cho phép lắp đặt thiết bị viễn thông, trạm viễn thông, cột ăng-ten và hạ tầng viễn thông thụ động khác trên đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công và các tài sản công khác (đối với công trình quốc phòng, khu quân sự thực hiện theo quy định của Bộ Quốc Phòng). Số tiền thu được từ việc khai thác đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công và tài sản công để cho phép lắp đặt thiết bị viễn thông, trạm viễn thông, cột ăng-ten và hạ tầng viễn thông thụ động khác sau khi trừ các khoản chi phí có liên quan, số tiền còn lại được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt, quản lý thiết bị viễn thông, trạm viễn thông, cột ăng-ten và hạ tầng viễn thông thụ động khác trên đất công, trụ sở công, công trình công, địa điểm công và các tài sản công khác phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn theo quy định”. Dự thảo Nghị định đang xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong năm 2023.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4118/BHXH-GĐB năm 2019 về đảm bảo chất lượng dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 3027/TCT-DNNCN năm 2020 về mở rộng triển khai nộp lệ phí trước bạ điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 1371/QĐ-LĐTBXH năm 2021 về Bộ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Luật Giao dịch điện tử 2023
- 5Công văn 3290/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1198/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 4594/KH-UBND năm 2023 triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 4Bộ luật dân sự 2015
- 5Công văn 4118/BHXH-GĐB năm 2019 về đảm bảo chất lượng dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Công văn 3027/TCT-DNNCN năm 2020 về mở rộng triển khai nộp lệ phí trước bạ điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Nghị quyết 149/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1371/QĐ-LĐTBXH năm 2021 về Bộ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Luật Giao dịch điện tử 2023
- 10Công văn 3290/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Quyết định 1198/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 4594/KH-UBND năm 2023 triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do tỉnh Lai Châu ban hành
Công văn 24/BTTTT-VP năm 2023 về xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 24/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra