ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2364/UBND-VX | Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; |
Trước tình hình khí hậu biến đổi, ảnh hưởng của môi trường và các điều kiện của tự nhiên tác động đến sức khỏe con người, làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, dịch tả, cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve, kiến ba khoang.
Năm 2013, Hà Nội dự báo dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn là thách thức trong công tác phòng chống dịch, dịch cúm A, tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả có thể bùng phát trở lại. Ngoài ra với diễn biến bất thường của thời tiết, tốc độ đô thị hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tình trạng di biến động dân cư, vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và sự giao lưu Quốc tế trong Thế giới mở nên có khả năng xuất hiện những dịch bệnh mới, dịch bệnh xâm nhập hoặc một số dịch bệnh khác. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn Thành phố ghi nhận 33 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 04 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn, không có trường hợp nào tử vong do bệnh dịch. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố chưa có diễn biến bất thường. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành phố dịch bệnh trên người (bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết), dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có khả năng lây sang người (cúm gia cầm, bệnh tai xanh trên lợn) đang diễn biến phức tạp. Hơn nữa. hiện nay thời tiết đã bắt đầu chuyển mùa làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên địa bàn thành phố, để chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa Hè - Thu. UBND Thành phố giao nhiệm vụ:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã
- Tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Hè - Thu, nhất là trong các thời điểm giao mùa, đặc biệt chú trọng các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả và các dịch bệnh mùa mưa bão. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường cơ quan, nơi công cộng, khu dân cư và tại mỗi gia đình, huy động các đơn vị tập thể, các gia đình, cá nhân, mọi người dân tham gia vệ sinh môi trường tại đường phố, đường làng, ngõ xóm khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải, phế liệu, đảm bảo môi trường sạch, thông thoáng để dịch, bệnh không có điều kiện phát sinh.
- Chủ động chuẩn bị cơ sở khám chữa bệnh, phương tiện, vật tư tiêu hao, đội ngũ cán bộ y tế, thực hiện cứu chữa người bệnh kịp thời trong mọi tình huống.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch bệnh tại các nhà ga, điểm công cộng, nơi thường xuyên tập trung đông người, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, siêu thị, chợ, cơ sở kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.
2. Sở Y tế
- Xây dựng các phương án và chỉ đạo hệ thống y tế từ thành phố đến cơ sở chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men, hóa chất, phương tiện máy móc, đội ngũ cán bộ y tế; tăng cường tổ chức dự báo, giám sát phát hiện dịch kịp thời, sẵn sàng cấp cứu, tiếp nhận, điều trị bệnh nhân và khoang vùng dập tắt ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho cộng đồng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức vệ sinh môi trường, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai biện pháp phòng trừ côn trùng và phòng bệnh từ gia súc, gia cầm truyền cho người.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nắm bắt kịp thời thông tin về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động có biện pháp phòng bệnh dịch truyền sang người.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong trường học đặc biệt là phòng, chống dịch tay chân miệng trong các trường mầm non.
- Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Hè - Thu, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phòng, chống các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
- Thường xuyên tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố khen thưởng, kỷ luật kịp thời các đơn vị, cá nhân trong thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
- Chỉ đạo giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm để chủ động bao vây, xử lý dịch đặc biệt là cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm không để dịch truyền sang người.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm: thịt, thủy sản, trứng, sữa và rau, củ, quả từ nơi sản xuất, chế biến đến lưu thông, phân phối.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường: duy trì hoạt động vệ sinh môi trường phòng, chống dịch hàng tuần: Vệ sinh trường, lớp, vệ sinh đồ dùng học tập, đồ chơi của trẻ (ở các trường mầm non). Phối hợp với các đơn vị của ngành Y tế đảm bảo công tác vệ sinh phòng, chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm cho kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp các bậc học.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế trường học kiến thức chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
5. Sở Thông tin truyền thông
Phối hợp với các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các báo, đài Thành phố chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông y tế, phổ biến các biện pháp để các tổ chức và người dân nâng cao nhận thức và chủ động đề phòng dịch bệnh.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể Thành phố phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phát động toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Hè - Thu.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố, các Đoàn thể Chính trị xã hội Thành phố và yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai nội dung nêu trên, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công điện 02/CĐ-UBND năm 2014 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm A (H7N9) do thành phố Hà Nội điện
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Công văn 675/UBND-VX năm 2015 triển khai phòng, chống dịch, bệnh mùa Xuân - Hè do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 1368/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè và đuối nước trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Công điện 02/CĐ-UBND năm 2014 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm A (H7N9) do thành phố Hà Nội điện
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Công văn 675/UBND-VX năm 2015 triển khai phòng, chống dịch, bệnh mùa Xuân - Hè do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 1368/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè và đuối nước trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Công văn 2364/UBND-VX năm 2013 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Hè - Thu do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 2364/UBND-VX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/04/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực