- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Kế hoạch 78/KH-UBND thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đến ngày 31 tháng 12 năm 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2352/UBND-KGVX | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành Thành phố; |
Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước, với 5.922 di tích, trong đó có 01 di tích được công nhận Di sản Thế giới, 18 di tích Quốc gia đặc biệt, 50 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 1.804 đình, 2.007 chùa và hàng nghìn các loại hình di tích khác nhau. Với số lượng di tích đứng đầu cả nước đã đặt ra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa của Thủ đô không ít khó khăn, bất cập. Đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật được báo chí và dư luận nhân dân phản ánh. Trước thực trạng trên, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý về bảo vệ, phòng, chống mất cắp di vật, hiện vật và ngăn chặn tình trạng xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, trái phép tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao nghiêm túc thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chỉ đạo sát sao, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp; không để tái diễn và xảy ra hiện tượng mất cắp di vật, hiện vật và tình trạng xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép tại các di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát, kiểm tra, xây dựng kế hoạch hàng năm hỗ trợ chống xuống cấp các di tích có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, có giá trị đặc trưng, tiêu biểu theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo thứ tự ưu tiên những di tích xuống cấp nặng tại các huyện ngoại thành, không có khả năng cân đối nguồn ngân sách, các di tích xuống cấp nặng, các di tích có nguy cơ sập đổ).
Là đơn vị đầu mối tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND Thành phố trong việc xử lý, rà soát, đôn đốc, khắc phục tình trạng mất cắp di vật, hiện vật; xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép. Hằng năm xây dựng kế hoạch phối hợp với Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn công tác quản lý và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố. Đồng thời có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích; có hình thức kiểm điểm trách nhiệm với những tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng nêu trên đúng quy định của pháp luật và Thành phố.
3. UBND các quận, huyện, thị xã: Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố về quản lý nhà nước trong công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn; Chỉ đạo các phòng ban chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tăng cường công tác quản lý, thực hiện việc rà soát, khắc phục, không để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật; xây dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép; hướng dẫn các Ban quản lý di tích cơ sở, Tiểu ban bảo vệ di tích xã, phường, thị trấn trong việc kiêm nhiệm, kiện toàn tổ chức quản lý, hoàn thiện phương án bảo vệ, tập huấn các quy định về an ninh, phòng chống cháy nổ, đảm bảo tốt công tác trông coi, bảo vệ, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy tại các di tích;
Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện rà soát, kiểm kê, thống kê, vẽ sơ đồ bài trí di vật, hiện vật, bổ sung khắc phục hồ sơ còn hạn chế tại các di tích trên địa bàn quản lý, nhất là các di tích xếp hạng từ năm 2010 trở về trước, làm cơ sở cho công tác bảo vệ, bảo quản di vật, hiện vật theo đúng quy trình, đảm bảo tính khoa học;
Khi xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật; xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép tại các di tích, UBND cấp huyện phải báo cáo ngay UBND Thành phố (gửi về: Ban Quản lý di tích danh thắng - Sở Văn hóa và Thể thao, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố). Sau năm (05) ngày làm việc, địa phương nơi để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật; xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép không báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thì Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố theo quy định.
4. Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Thành phố: Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành đang trụ trì (hoặc trông nom) các cơ sở tôn giáo (Chùa) là những di tích trong danh mục kiểm kê đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 17/10/2016, thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và quy định pháp luật liên quan, không để xảy ra việc xây dựng không phép, sai phép; Đồng thời, tham mưu UBND thành phố xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khi tự ý xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép, tránh tình trạng đánh mất phong cách kiến trúc truyền thống, làm biến dạng kiểu thức, sắc thái tại các di tích (nếu có).
Phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội phổ biến kiến thức pháp luật về di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan; đưa vào chương trình nghị sự thường niên tại các Học viện, Trường Trung cấp Phật học, Trường Hạ đóng trên địa bàn Thành phố, tránh lý do không hiểu biết (hoặc cố tình), dẫn đến tình trạng sai phạm trong việc xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo tại các di tích (Chùa).
5. Thanh tra Thành phố phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với di tích xếp hạng cấp Quốc gia, cấp Quốc gia đặc biệt), Sở Văn hóa và Thể thao, Thanh tra liên ngành Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, Thanh tra xây dựng các quận, huyện, thị xã, tổ chức thanh tra các trường hợp xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép tại các di tích, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng nêu trên tại các di tích trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo chức năng nhiệm vụ được giao (chủ trì thanh tra đối với di tích xếp hạng cấp Thành phố, di tích chưa xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê đã được UBND Thành phố phê duyệt).
6. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ, Cơ quan cảnh sát điều tra các quận, huyện, thị xã phối hợp thực hiện công tác điều tra, trấn áp, khắc phục, không để xảy ra và tái diễn tình trạng mất cắp di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn quản lý.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục rà soát, kiểm tra, bàn giao số liệu đạc họa bản đồ theo Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 24/5/2012 của UBND Thành phố; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố, phục vụ việc khoanh vùng bảo vệ di tích trong quá trình xếp hạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng chồng chéo, chậm tiến độ, ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công việc và Kế hoạch.
8. Các Sở, ban, ngành Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp, kiểm tra, quản lý di vật, hiện vật; công tác xây dựng, phục dựng, sửa chữa, tu bổ, tôn tạo tại các di tích trên địa bàn Thành phố.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện thị xã nghiêm túc thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 91/2019/NQ-HĐND quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Kế hoạch 78/KH-UBND thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Nghị quyết 91/2019/NQ-HĐND quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đến ngày 31 tháng 12 năm 2015
Công văn 2352/UBND-KGVX năm 2020 về Quản lý di vật, hiện vật; xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 2352/UBND-KGVX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/06/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết