Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2308/QLCL-CL2
V/v góp ý dự thảo Đề án nâng cao Giá trị gia tăng hàng nông, lâm thủy sản

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối

Phúc đáp công văn số 1956/CB-NS ngày 20/11/2013 của Quý Cục về việc góp ý Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến như sau:

1. Góp ý chung

Phần đánh giá thực trạng chỉ tập trung vào một số đối tượng như gạo, cà phê, chè, rau quả, cá tra, gỗ, trong khi nội dung của đề án là cho tất cả các đối tượng sản phẩm nông lâm thủy sản. Do vậy, thiếu thông tin đánh giá thực trạng của các đối tượng sản phẩm khác để đề xuất nội dung giải pháp phù hợp. Đề nghị xác định rõ mục tiêu, đối tượng sản phẩm nông lâm thủy sản của Đề án để có sự gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá thực trạng với nội dung, giải pháp.

2. Góp ý chi tiết

- Bố cục đề án: còn thiếu một số nội dung (Mục lục, Căn cứ pháp lý xây dựng đề án; tính cấp thiết, …).

- Phần 1. Ngoài đánh giá chung về hiện trạng sản xuất nông lâm thủy sản và các yếu tố tồn tại ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị giá tăng cần đề cập đến khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách cũng như tổ chức sản xuất để đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp hơn đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản.

- Mục II. Phần 1 về thực trạng và tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng đối với thủy sản: mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng của sản xuất cá tra, thiếu các thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh của các đối tượng thủy sản khác như thủy sản khai thác biển, thủy sản nuôi khác (tôm sú, tôm chân trắng, cá ngừ, nhuyễn thể...). Do vậy, thiếu sự gắn kết giữa đánh giá thực trạng và nội dung giải pháp nâng cao giá trị gia tăng.

- Mục I.1 Phần 3 về đầu tư giảm tổn thất sau thu hoạch đối với thủy sản: nội dung đưa ra quá cụ thể, chi tiết có khả năng không khả thi khi thực hiện (ví dụ trang bị tủ cấp đông trên tàu để cung cấp nước đá bảo quản sản phẩm thông qua việc ngưng tụ nước biển ...).

- Phần 4. Tổ chức thực hiện: Đề nghị cụ thể hóa nhiệm vụ của các Bộ ngành liên quan để dễ thực hiện (Bộ Tài chính, Bộ Công thương...).

- Mục IV Phần 4. Một số dự án ưu tiên chưa gắn với mục tiêu của Đề án là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông lâm thủy sản, cụ thể: Dự án Điều tra đánh giá hiệu quả tác động của các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến nông lâm thủy sản....; Dự án nâng cao chất lượng năng lực nguồn nhân lực trong chế biến nông lâm thủy sản; - Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội chợ triển lãm nông nghiệp Việt Nam.

- Dự án ưu tiên số 2 cân nhắc giới hạn lại một số ngành hàng chủ lực tránh trùng lặp với sản phẩm được hỗ trợ tại Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc.

Trân trọng./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- PCT Phùng Hữu Hào (để biết);
- Lưu: VT, CL2.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga