Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2304/QLCL-CL2
V/v: ý kiến về triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của các địa phương

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thực hiện công văn số 5616/BNN-TCCB ngày 2/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc lấy ý kiến về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến về triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với vai trò là cơ quan đầu mối, cụ thể như sau:

1. Hoạt động triển khai của các Sở Nông nghiệp và PTNT

Từ đầu năm 2013 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT , Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể:

- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các quy định của nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ quy định và tạo sự đồng thuận trong triển khai công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng;

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra cho các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã được giao triển khai công tác kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Tổ chức các đoàn đi thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện sản xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản; thực hiện việc tái kiểm tra các cơ sở có kết quả xếp loại C.

2. Đánh giá kết quả triển khai

Trong 7 tháng đầu năm 2013, đã có 31 tỉnh/thành phố báo cáo kết quả triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, cụ thể:

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông thủy sản: 24 tỉnh đã tổ chức kiểm tra đánh giá cơ sở SX KD thủy sản, 22 tỉnh tổ chức kiểm tra đánh giá cơ sở SX KD nông sản; tỷ lệ các cơ sở SX KD thủy sản được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B cao (trên 70%); tuy nhiên tỷ lệ cơ sở SX KD nông sản được kiểm tra đánh giá định kỳ xếp loại C vẫn còn cao (38%). Tổ chức tái kiểm tra 36 cơ sở thủy sản, 23 cơ sở lên loại B (64%), còn lại 13 cơ sở vẫn xếp loại C (36%).

- Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: 31 tỉnh tổ chức kiểm tra đánh giá; tỷ lệ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại C vẫn còn cao (44,7%), kiểm tra định kỳ xếp loại C (59,2%); tái kiểm tra 180 cơ sở, 52 cơ sở lên loại B (28,9%), còn lại 128 cơ sở vẫn xếp loại C (71,1%). Các cơ sở này tạm thời bị đình chỉ cho đến khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu mới được hoạt động trở lại.

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi vẫn được nhiều tỉnh chú trọng tổ chức kiểm tra đánh giá (25/63 tỉnh kiểm tra); tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, phân bón được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ xếp loại A, B cao (trên 80%); tuy nhiên tỷ lệ cơ sở SXKD thức ăn chăn nuôi được kiểm tra đánh giá lần đầu xếp loại C vẫn còn cao (25,4%). Các tỉnh đã tổ chức tái kiểm tra 91 cơ sở SXKD thuốc thú y xếp loại C, kết quả đã có 56 cơ sở lên loại B (61,5%), còn lại 35 cơ sở vẫn xếp loại C (38%). Chi tiết xin xem bảng tổng hợp kết quả triển khai 7 tháng đầu năm 2013 gửi kèm.

Mặc dù các địa phương đã có nhiều cố gắng triển khai, nhưng việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL ở các cấp địa phương chưa thực chất, chưa thống nhất; trình độ, kinh nghiệm giữa các tỉnh còn khác nhau, có nơi việc chỉ đạo, phân công các đơn vị triển khai chưa đúng với quy định của Luật ATTP. Công tác triển khai ở các cấp huyện xã còn chậm do chưa có sự quan tâm chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa phương, mặt khác hệ thống cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản tại cấp huyện, xã đều là kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSTP tại các địa phương chưa đồng bộ, thiếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo yêu cầu; kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP còn rất thiếu thốn. Nhiều địa phương chậm thực hiện quy hoạch các vùng chăn nuôi, trồng trọt an toàn theo chỉ đạo của Chính phủ nên việc đáp ứng các điều kiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước hết sức khó khăn.

Do các địa phương gửi báo cáo về Cục không đầy đủ và không có thông tin về tiêu chí bình xét thi đua của khối các tỉnh nên Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản không có đủ căn cứ nhận xét, đánh giá cho từng địa phương.

Trân trọng./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- PCT Phùng Hữu Hào (để biết);
- Phòng KH-TH;
- Lưu: VT, CL1, CL2.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga

 

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÔNG TƯ 14/2011/TT-BNNPTNT 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

TT

Loại hình cơ sở (*)

Tỉnh thực hiện kiểm tra 6 tháng đầu năm

Số cơ sở được thống kê

Nội dung và hình thức kiểm tra

Kiểm tra đánh giá lần đầu

Kiểm tra định kỳ

Tái kiểm tra cơ sở loại C

Tổng

A

B

C

Tổng

A

B

C

Tổng

Lên A

Lên B

C

1

SXKD thuốc BVTV

19 tỉnh (An Giang, Bà Rịa VT, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La)

22006

1749

304

1387

58

174

130

38

0

1

0

1

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

17.4

79.3

3.3

 

74.7

25.3

0.0

 

 

100.0

 

2

SXKD thuốc thú y

25 tỉnh (Bắc Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình)

9,946

1,689

276

1,269

144

814

232

557

25

91

0

56

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

16.3

75.1

8.5

 

28.5

68.4

3.0

 

 

61.5

38,0

3

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

31 tỉnh (An Giang, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang)

17,434

3,386

12

1,861

1,513

98

6

34

58

180

0

52

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

0.4

55.0

44.7

 

6.1

34.7

59.2

 

0.0

28.9

 

4

SXKD thủy sản

24 tỉnh (An Giang, Bà Rịa VT, Bạc Liêu, Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Cần Thơ, Điện Biên, Hà Giang, Hậu Giang, Long An, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Tiền Giang)

20,452

911

83

652

186

1,361

209

1,062

90

36

0

23

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

9.1

71.6

19.3

 

15.4

78.0

6.6

 

 

64

 

5

SXKD nông sản

22 tỉnh (An Giang, Bà Rịa VT, Bắc Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Đắc Nông, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Tiền Giang, Tuyên Quang)

3,208

286

72

131

67

334

37

170

127

5

0

5

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

25.2

45.8

29.0

 

11.1

50.9

38.0

 

 

100

 

6

SXKD phân bón

19 tỉnh (An Giang, Bà Rịa VT, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đà Nẵng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa)

14,275

2,069

176

1,739

154

298

140

157

0

5

0

3

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

8.5

84.1

7.4

 

47.0

52.7

0.0

 

 

60

 

7

SXKD thức ăn chăn nuôi

22 tỉnh (An Giang, Bà Rịa VT, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Hậu Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Phú Thọ, Quảng Nam, Nam Định, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa)

11,879

1,457

385

702

370

61

25

36

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

26.4

48.2

25.4

 

41.0

59.0

0.0

 

 

0

 

8

Giống cây lâm nghiệp, nông nghiệp

8 tỉnh (Bắc Giang, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La)

1,113

32

11

15

6

29

26

3

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

34.4

46.9

18.8

 

89.7

10.3

 

 

 

 

 

9

Vật tư nông nghiệp khác

Bắc Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cần Thơ, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Lai Châu, Long An, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La

2,683

297

22

235

40

39

12

22

5

0

0

0

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

7.4

79.1

13.5

 

30.8

56.4

12.8

 

 

 

 

10

Cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Điện Biên, Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa

8,219

26

20

4

2

30

4

21

5

0

0

0

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

76.9

15.4

7.7

 

13.3

70.0

16.7

 

 

 

 

11

Nước sinh hoạt nông thôn

An Giang, Bạc Liêu, Hà Nội, Sóc Trăng, Thanh Hóa

1572

365

97

265

3

4

4

0

0

0

0

0

0

 

Tỷ lệ %

 

 

 

26.6

72.6

0.8

 

100.0

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2304/QLCL-CL2 năm 2013 ý kiến triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của địa phương do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 2304/QLCL-CL2
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/12/2013
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Trần Bích Nga
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản