Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2247/BTP-PBGDPL
V/v hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 12 luật (Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự) và 12 nghị quyết (Phụ lục kèm theo Công văn). Để thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

1. Đối với các Bộ chủ trì soạn thảo các luật, nghị quyết:

a) Thực hiện đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản luật do Cơ quan chủ trì soạn thảo trên Cổng Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.

b) Tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên sâu; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nội dung và tinh thần của văn bản luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao nhiệm vụ triển khai thi hành văn bản luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật quy định mới cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành về nội dung của văn bản luật để tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; giải thích, cung cấp đầy đủ quy định của văn bản luật liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi công dân có yêu cầu trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc của công dân.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến văn bản luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu giới thiệu, phổ biến nội dung, tinh thần văn bản và phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật để cập nhật trên Trang thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: http://pbgdpl.moj.gov.vn; chuyên mục Tủ sách pháp luật); chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí, các nhà trường thuộc phạm vi quản lý tăng cường thông tin, truyền thông, quán triệt, phổ biến rộng rãi văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và Nhân dân bằng hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện qua Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; tập huấn, tư vấn pháp luật trực tuyến; thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; các chương trình đối thoại chính sách pháp luật...; bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến văn bản luật theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới trong các văn bản luật.

3. Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng, lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các văn bản luật mới trên chuyên trang, chuyên mục của báo, đài để mọi người cùng biết và thực hiện.

4. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương phối hợp với ngành Tư pháp trong chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục trực thuộc rà soát, chỉnh lý nội dung, chương trình, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường đảm bảo phù hợp với các quy định mới.

5. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, đoàn thể có văn bản hướng dẫn, tổ chức quán triệt, tập huấn chuyên sâu, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu nội dung, tinh thần của các văn bản luật có liên quan trong toàn ngành và trong phạm vi quản lý; có chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành các quy định mới ban hành trong quá trình thực thi công vụ và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.

6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản luật liên quan cho hội viên, thành viên của tổ chức mình và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân; tích cực vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành pháp luật, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

7. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn tại Công văn này, hướng dẫn của Bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể Trung ương và nhu cầu, điều kiện thực tiễn địa phương, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nội dung và tinh thần của các văn bản luật với hình thức, nội dung phù hợp; tổ chức quán triệt, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Tổ chức pháp chế Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu các ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

Trên đây là hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, tổ chức kịp thời triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả trong báo cáo công tác tư pháp hằng năm (lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật) và gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để phối hợp tháo gỡ kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Các Ủy ban của Quốc hội (để biết);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để thực hiện);
- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

DANH SÁCH

CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO CÁC LUẬT ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XIV

STT

Tên văn bản

Cơ quan chủ trì

1

Luật đường sắt (sửa đổi)

Bộ Giao thông vận tải

2

Luật quản lý ngoại thương

Bộ Công thương

3

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Bộ Công an

4

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5

Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi)

Bộ Tài chính

6

Luật thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

Bộ Khoa học và Công nghệ

8

Luật du lịch (sửa đổi)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9

Luật cảnh vệ

Bộ Công an

10

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)

Bộ Tư pháp
(Cục Bồi thường nhà nước)

11

Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi)

Bộ Tư pháp
(Cục Trợ giúp pháp lý)

12

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

Bộ Tư pháp
(Vụ Pháp luật hình sự - hành chính)

 

DANH SÁCH

CÁC NGHỊ QUYẾT ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 3 QUỐC HỘI KHÓA XIV

STT

Tên Nghị quyết

1

Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017

2

Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015

3

Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018

4

Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

5

Nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần

6

Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào

7

Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

8

Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự

9

Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020

10

Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

11

Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”

12

Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao