- 1Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 08/2004/NQ-CP về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2237/BNV-TCBC | Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2005 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Sau khi nghiên cứu đơn của Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng hỏi về quản lý nhà nước của Phòng Giáo dục đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, quy định tại Điểm 3 Điều 7 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chưa đúng với tinh thần Điều 88, Điều 102 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
1. Điều 1 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong đó có Phòng Giáo dục) là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật; các tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;
Với quy định phạm vi và đối tượng như trên nhằm tách chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn với hoạt động dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp theo tinh thần cải cách hành chính;
2. Nội dung quản lý nhà nước nói chung của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong đó có Phòng Giáo dục) được quy định tại Điều 4 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ và đã được cụ thể hóa tại Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; Do đó cần xác định rõ nội dung quản lý nhà nước khác với việc phân công trực tiếp quản lý các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công và Nghị định này cũng không quy định Phòng Giáo dục quản lý trực tiếp các trường công lập. Mặt khác xin lưu ý rằng: việc quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp huyện được thực hiện cho cả các tổ chức sự nghiệp trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn;
3. Việc phân cấp quản lý cơ sở giáo dục trên địa bàn căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy hoạch mạng lưới và kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó quản lý.
Vì vậy quy định như Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ là đúng với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; phù hợp với Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và phù hợp với Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các văn bản này đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và thể hiện sự phân cấp quản lý của cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, không có sự chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ để Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng biết và chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 08/2004/NQ-CP về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 6Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 7Công văn 7007/BGDĐT-VP về tập huấn kỹ năng xây dựng, phát triển chương trình đáp ứng yêu cầu người học cho cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 2237/BNV-TCBC về quản lý nhà nước đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 2237/BNV-TCBC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/09/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/09/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực