Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/TY-TS
V/v tăng cường công tác giám sát và báo cáo dịch bệnh thủy sản

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012

 

Kính gửi:

- Cơ quan Thú y vùng I, II, III, IV, VI và VII;
- Chi cục Thú y các tỉnh/thành phố;
- Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh/thành phố.

 

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011 dịch bệnh gây hoại tử gan tụy trên tôm nuôi (cả tôm sú và tôm chân trắng) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho hầu hết các vùng nuôi tôm trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang), có nơi diện tích thiệt hại do dịch bệnh này lên tới trên 65% tổng diện tích thả tôm thâm canh và bán thâm canh.

Qua kết quả điều tra dịch tễ ở 26 tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm cho thấy, số ổ dịch được phát hiện sớm và khống chế rất thấp, vì vậy đã tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh ra diện rộng, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, mặc dù trong Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2009 và Thông tư 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định rất cụ thể về chế độ báo cáo dịch bệnh thủy sản nhưng số lượng cũng như tần suất báo cáo của các Chi cục gửi về Cục Thú y và Cơ quan Thú y vùng còn rất ít và không kịp thời. Chất lượng báo cáo chưa cao và nhiều địa phương không theo biểu mẫu hướng dẫn của Cục Thú y nên rất khó khăn cho việc chỉ đạo cũng như tổng hợp, phân tích số liệu dịch bệnh. Năm 2011, Cục Thú y mới chỉ nhận được báo cáo theo quy định của 09 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Ninh Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Hiện nay ở các địa phương đã bắt đầu mùa vụ thả nuôi tôm của năm 2012, từ kết quả điều tra dịch tễ năm 2011 của Cục Thú y cho thấy tình hình dịch bệnh được dự báo sẽ diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê từ các năm gần đây, thiệt hại phần lớn tập trung vào những diện tích thả sớm, không tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Khi dịch bệnh xảy ra, các hộ nuôi thường có biểu hiện giấu dịch, không áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định, làm cho dịch bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường giám sát dịch bệnh thủy sản năm 2012; để công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh được kịp thời, chính xác, hiệu quả Cục Thú y đề nghị:

1. Các Chi cục Thú y hoặc Chi cục Nuôi trồng thủy sản được giao nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản của các tỉnh, thành phố:

1.1. Nhanh chóng gửi kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2012 về Cục Thú y theo hướng dẫn tại Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2009 và Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh thủy sản trên địa bàn quản lý. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh thủy sản trên các đối tượng thủy sản nuôi trọng điểm ở địa phương, đặc biệt là trên tôm, nghêu nuôi và cá tra.

1.3. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo dịch bệnh (báo cáo đột xuất, báo cáo tuần và báo cáo quý) theo quy định tại Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT và hướng dẫn tại công văn số 541/TY-TS ngày 14/4/2011 của Cục Thú y về việc tăng cường triển khai công tác quản lý thú y thủy sản. Báo cáo tuần đề nghị gửi về Phòng Thú y Thủy sản - Cục Thú y trước 10 giờ sáng Thứ 6 hàng tuần theo đường FAX hoặc E-mail để Cục tổng hợp báo cáo Bộ.

1.4. Cung cấp thông tin về cán bộ được giao nhiệm vụ báo cáo dịch bệnh thủy sản bao gồm: họ tên, số điện thoại, địa chỉ E-mail về Phòng Thú y Thủy sản - Cục Thú y (số 15, ngõ 78, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội; Fax: 04.36290286; E-mail: tyts.cucthuy@gmail.com) trước ngày 29/02/2012.

2. Các Cơ quan Thú y vùng:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản trong vùng xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2012.

- Tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm và báo cáo dịch bệnh thủy sản, đặc biệt trên tôm nuôi, nghêu và cá tra.

- Thực hiện chức năng tổng hợp báo cáo dịch bệnh thủy sản về Cục theo quy định tại Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT và công văn số 541/TY-TS ngày 14/4/2011.

- Cung cấp thông tin về cán bộ được giao nhiệm vụ báo cáo dịch bệnh thủy sản gồm: họ tên, số điện thoại, địa chỉ E-mail về Phòng Thú y Thủy sản - Cục Thú y.

Lưu ý: Các đơn vị chỉ sử dụng 01 mẫu báo cáo dịch bệnh do Cục Thú y xây dựng (gửi kèm). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản hồi về Cục Thú y để điều chỉnh cho phù hợp.

Đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ NN&PTNT (để b/c);
- TT. Diệp Kỉnh Tần (để b/c);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP;
- Lãnh đạo Cục;
- Website Cục Thú y;
- Lưu: VT, TS.

Q. CỤC TRƯỞNG




Hoàng Văn Năm

 

BIỂU MẪU BÁO CÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN ĐỘT XUẤT

(Kèm theo công văn số: 223/TY-TS ngày 22 tháng 02 năm 2012)

Áp dụng trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc thủy sản chết chưa rõ nguyên nhân nhưng gây thiệt hại lớn (>10%), tỉ lệ chết cao, có dấu hiệu lây lan nhanh.

Các thông tin cần có trong báo cáo:

1. Thời điểm báo cáo (ngày………..tháng………năm……..)

2. Tên bệnh: Ghi rõ tác nhân gây bệnh hoặc mô tả dấu hiệu bệnh lí, đặc điểm dịch tễ của bệnh

3. Khu vực xuất hiện bệnh (ổ dịch): Phạm vi hoặc tên của khu vực xuất hiện bệnh.

4. Thời gian xuất hiện bệnh

5. Loài mắc bệnh

6. Diện tích bị bệnh/Tổng diện tích nuôi ở khu vực đó

7. Số lượng mắc (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con)

8. Số lượng chết (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con)

9. Số lượng tiêu hủy (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con)

10. Các biện pháp chống dịch đang triển khai

11. Đề xuất

 


BIỂU MẪU BÁO CÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN THEO TUẦN

(Kèm theo công văn số: 223/TY-TS ngày 22 tháng 02 năm 2012)

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH THỦY SẢN MỚI PHÁT SINH THÊM TRONG TUẦN THỨ …. THÁNG … NĂM ….

Mã số bệnh

Ngày phát hiện bệnh

Địa điểm xảy ra (xã, huyện)

Tên bệnh

Một số thông tin về đối tượng bị bệnh

Tác nhân gây bệnh

Loài bị bệnh

Tuổi mắc

(ngày hoặc tháng)

Số lượng mắc

(ước tính theo con hoặc kg)

Số lượng thả ban đầu

(con hoặc kg)

Diện tích thả tại xã/ huyện

(m2 hoặc ha)

Diện tích bị bệnh

(m2 hoặc ha)

Số lượng/ khối lượng chết

(con hoặc kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các loài và diện tích nuôi thả chính và tổng diện tích nuôi tại địa phương mắc bệnh: …………………………………………….

Đơn vị thu mẫu và xét nghiệm: ………………………………………...…………………………………….……………………………

Dấu hiệu bệnh lý của bệnh chưa rõ nguyên nhân và định hướng nghi ngờ (nếu có): ………….…………………………………..

Các biện pháp đã áp dụng khi phát hiện bệnh (theo từng bệnh và địa điểm): ………………….………………………….…………

Một số kiến nghị với Cơ quan thú y vùng và Cục Thú y: ………………………………………………………………………………..

Lưu ý:

- Mã số bệnh đánh theo: số thứ tự từ đầu năm đến cuối năm + Tuần (T+ tuần số) : VD 25T38: ổ dịch số 25 xảy ra ở tuần 38.

- Ghi rõ Tác nhân gây bệnh do: loài Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, vi rút, biến động môi trường, chưa rõ nguyên nhân.

- Khi báo cáo đề nghị cố gắng thống nhất 1 đơn vị trong một báo cáo.

- Trong trường hợp không thể ước tính được số lượng mắc và số lượng chết thì bỏ trống.

- Trong mục này không đề cập diện tích bệnh xảy ra tại tuần trước mà chỉ ghi nhận những trường hợp diện tích bị bệnh mới xuất hiện. Mục này bao gồm cả những xã mới phát sinh bệnh trong cùng một huyện mà trước đó đã xuất hiện bệnh.

II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ XỬ LÝ DỊCH BỆNH CỦA TUẦN TRƯỚC

Mã số bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biện pháp xử lý bệnh (điều trị, tiêu hủy, thu hoạch ….)

Thuốc hoặc hóa chất sử dụng để xử lý bệnh

Diện tích đã được xử lý/Diện tích bệnh

Diễn biến bệnh cũ trong tuần

Số lượng mắc mới phát sinh thêm (ước tính theo con hoặc Kg)

Diện tích bị bệnh mới phát sinh thêm (m2 hoặc ha)

Số lượng/ khối lượng chết do bệnh (con hoặc kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khái quát tình hình dịch bệnh tại địa phương và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình xử lý và kết quả xử lý: ……….

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………….…………………………………………………………………………………………………………….

Kiến nghị với Cục Thú y: ……………………………………………………………………………….……………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Lưu ý:

- Mã số bệnh phải ghi theo mã số bệnh ban đầu và thống nhất trong toàn bộ quá trình theo dõi ổ dịch.

- Mục này chỉ đề cập đến diện tích đã bị bệnh tại những tuần trước đó, không đề cập đến các xã, huyện mới phát sinh bệnh kể cả những xã trong cùng huyện đó mới xuất hiện bệnh).


BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH BỆNH THỦY SẢN THEO QUÍ

(Kèm theo công văn số: 223/TY-TS ngày 22 tháng 02 năm 2012)

Bệnh

Tình hình bệnh

Mức độ chẩn đoán (1)

Số chú thích dịch tễ (2)

Tháng

 

 

 

BỆNH CỦA CÁ

 

 

 

 

 

1. Dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (EHN - Epizootic haematopoietic necrosis)

 

 

 

 

 

2. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu của cá (IHN - Infectious haematopoietic necrosis)

 

 

 

 

 

3. Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép (SVC – Spring viraemia of carp)

 

 

 

 

 

4. Bệnh xuất huyết do VHS ở cá (Viral haemorrhagic septicaemia)

 

 

 

 

 

5. Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở cá hồi (Infectious salmon anaemia)

 

 

 

 

 

6. Hội chứng lở loét ở cá (EUS – Epizootic ulcerative syndrome)

 

 

 

 

 

7. Bệnh sán Gyrodactylosis (Gyrodactylus salaris)

 

 

 

 

 

8. Bệnh iridoviral ở cá vền biển đỏ

 

 

 

 

 

9. Bệnh virus Koi herpes ở cá chép (KHV – Koi Herpes virus)

 

 

 

 

 

10. Bệnh hoại tử gan ở cá (IPN - Infectious pancreatic necrosis)

 

 

 

 

 

11. Bệnh nhiễm khuẩn thận (BKD – Bacterial kidney disease)

 

 

 

 

 

12. Bệnh viêm não và viêm võng mạc do virus (ERV -Encephalopathy and retinopathy virus)

 

 

 

 

 

13.Bệnh đốm trắng gan ở cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish)

 

 

 

 

 

14. Bệnh iridoviral ở cá mú (Grouper iridoviral disease)

 

 

 

 

 

15. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN-Viral nervous necrosis)

 

 

 

 

 

BỆNH CỦA NHUYỄN THỂ

 

 

 

 

 

1. Bệnh do Bonamia ostreae

 

 

 

 

 

2. Bệnh Bonamia exitiosa

 

 

 

 

 

3. Bệnh do Martelia refringens

 

 

 

 

 

4. Bệnh do Perkinsus marinus

 

 

 

 

 

5. Bệnh Perkinsus olseni

 

 

 

 

 

6. Bệnh do Xennohaniotis californiensis

 

 

 

 

 

7. Bệnh do vi rút gây chết ở bào ngư (AVM)

 

 

 

 

 

8. Bệnh hoại tử do vi rus gây chết cấp tính ở sò

 

 

 

 

 

9. Bệnh Marteilioides chungmuensis

 

 

 

 

 

BỆNH CỦA GIÁP XÁC

 

 

 

 

 

1. Hội chứng Taura (TS - Taura syndrome)

 

 

 

 

 

2. Bệnh đốm trắng (WSSD - White spot syndrome disease)

 

 

 

 

 

3. Bệnh đầu vàng (GAV)

 

 

 

 

 

4. Bệnh do Baculovirus ở tôm he (BP- Baculovirus Penaei hoặc Tetrahedral baculovirosis)

 

 

 

 

 

5. Bệnh MBV (Monodon Baculovius)

 

 

 

 

 

6. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (IHHN-Infectious hypodermal and haematopoetic necrosis)

 

 

 

 

 

7. Bệnh nấm ở tôm càng đỏ (do aphanomyces astaci)

 

 

 

 

 

8. Bệnh hoại tử khối gan tụy (Necrotising hepatopancreatitis)

 

 

 

 

 

9. Bệnh nhiễm Myonecrosis

 

 

 

 

 

10. Bệnh trắng đuôi (Do MrNV và XSV)

 

 

 

 

 

11. Bệnh gan tụy tôm he do parvovirus – HPV (Hepatopacreatic parvovirus disease)

 

 

 

 

 

12. Bệnh do virus Mourilyan (Mourilyan virus disease)

 

 

 

 

 

CÁC BỆNH NGUY HIỂM NHƯNG CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

 

1. Bệnh ở sò akoya

 

 

 

 

 

2. Bệnh do virus gây chết ở bào ngư

 

 

 

 

 

CÁC BỆNH KHÁC

 

 

 

 

 

1. Hội chứng chậm lớn ở tôm sú (Monodon slow growth syndrome)

 

 

 

 

 

2. Bệnh sữa ở tôm hùm (Milky lobster disease)

 

 

 

 

 

Khi điền thông tin cho bảng trên, đề nghị sử dụng các ký hiệu sau:

+ : Có báo cáo chính thức về tình hình dịch bệnh.

0000: Chưa bao giờ có báo cáo

***: Không có thông tin.

+?: Có phát hiện về mặt huyết thanh học hoặc phân lập được tác nhân gây bệnh nhưng chưa có biểu hiện các triệu chứng của bệnh.

?: Nghi mắc bệnh nhưng chưa phát hiện được triệu chứng đặc trưng của bệnh.

+(): Bệnh xảy ra lẻ tẻ trong một phạm vi nhất định.

-: Có bệnh nhưng không có báo cáo chính thức

(năm): Năm gần đây nhất xuất hiện bệnh.

(1) Mức độ chẩn đoán: Đánh số I, II, III tương ứng với các mức độ sau:

- (I): Mức độ I: Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng (quan sát con vật và môi trường).

- (II): Mức độ II: Sử dụng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và mô bệnh học.

- (III): Mức độ III: Sử dụng các phương pháp chuẩn đoán tiên tiến (virus học, kính hiển vi điện tử, miễn dịch học, sinh học phân tử).

(2) Các chú thích về mặt dịch tễ:

Đánh số thứ tự 1, 2, 3…và ghi các thông tin cụ thể vào bảng dưới.

(Các chú thích về dịch tễ học của bệnh bao gồm các thông tin: Nguồn gốc của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh; Loài cảm nhiễm, Đặc tính của bệnh; Tác nhân gây bệnh (đã phân lập/định type); Tỉ lệ chết; Thiệt hại; Phạm vi hoặc tên của khu vực xuất hiện bệnh; Các biện pháp đã được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh; Tên phòng thí nghiệm (quốc gia hoặc quốc tế) đã gửi mẫu xét nghiệm; đề nghị ghi rõ nguồn thông tin về bệnh nếu có (tạp chí, website..); đối với các bệnh chưa biết đề nghị miêu tả chi tiết).

Số chú thích

Thông tin

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4