BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2215/BNN-CB | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận được công văn số 9375/BTC-CST ngày 18/7/2011 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh tăng mức thuế xuất khẩu mặt hàng cao su từ 0 lên 5%. Sau khi xem xét ý kiến của Hiệp hội cao su và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:
Cao su là cây trồng có nhiều tiềm năng của Việt Nam, vì vậy tại Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định chỉ tiêu phát triển đến năm 2015 là: diện tích đạt 800.000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn và có nhiều chính sách kèm theo để đẩy mạnh phát triển ngành cao su. Trong đó có chính sách không thu thuế xuất khẩu.
Hiện nay, mủ cao su sơ chế của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu, các nhà máy chế biến cao su trong nước mới chỉ tiêu thụ khoảng 18% sản lượng cao su của cả nước. Thực tế trong sản xuất và xuất khẩu ngành cao su cũng gặp nhiều khó khăn và thăng trầm, đồng thời cũng đóng góp cho ngân sách qua các khoản thuế khác như Hiệp hội và Tập đoàn Công nghiệp cao su đã trình bày.
Với các lý do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị:
1. Không thu thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng:
- Cao su thiên nhiên mã HS 4001 có giấy chứng nhận kiểm phẩm từ các phòng kiểm phẩm đạt cấp quốc gia. Vì đây là các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu.
- Cao su tổng hợp mã HS 4002. Vì các mặt hàng này Việt Nam chưa sản xuất được, chỉ là tạm nhập, tái xuất.
2. Từ năm 2012 sẽ thu thuế 3% đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, để hỗ trợ quản lý chất lượng cao su xuất khẩu, xây dựng uy tín thương hiệu cao su Việt Nam như Hiệp hội cao su đã đề nghị. Cụ thể là các mặt hàng:
- Cao su thiên nhiên mã HS 4001 không có giấy chứng nhận kiểm phẩm từ các phòng kiểm phẩm đạt cấp quốc gia. Vì các mặt hàng mủ cao su đã xuất khẩu nhưng không kiểm phẩm thường có chất lượng không đạt đúng phẩm cấp, gây mất uy tín cho thương hiệu cao su Việt Nam.
- Cao su hỗn hợp mã HS 4005. Vì các mặt hàng này thực chất chỉ phối trộn thêm một ít cao su tổng hợp theo yêu cầu của khách hàng, nhằm hưởng mức thuế ưu đãi ở nước nhập khẩu và Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đối với các mặt hàng này.
Trên đây là ý kiến góp ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 10013/BTC-CST về thuế xuất khẩu gỗ cao su vào khu chế xuất do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 2839/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm cao su vượt khoán do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Thông tư 157/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu kèm theo Thông tư 193/2012/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 10013/BTC-CST về thuế xuất khẩu gỗ cao su vào khu chế xuất do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 2839/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm cao su vượt khoán do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Thông tư 157/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu kèm theo Thông tư 193/2012/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Công văn 2215/BNN-CB về thuế xuất khẩu mặt hàng cao su do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2215/BNN-CB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực