Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2198/LĐTBXH-CSLĐVL
V/v: Giải đáp vướng mắc khi thực hiện Bộ luật Lao động

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2001

 

Kính gửi: Sở lao động - Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh

Trả lời công văn số 1470/LĐTBXH ngày 16/7/2001 của Quý Sở về vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Khi tuyển dụng lao động, doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ hồ sơ của người lao động, không để xẩy ra việc sử dụng giấy tờ, văn bằng giả. Trường hợp đặc biệt, sau khi ký hợp đồng lao động mới phát hiện ra việc sử dụng giấy tờ, văn bằng giả thì doanh nghiệp phải báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo Luật hình sự;

2/ Trường hợp người lao động bị chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án, thì trợ cấp thôi việc thuộc tài sản của người chết hoặc mất tích do vậy người thừa hưởng là gia đình họ. Việc xác nhận ai là người thay mặt gia đình để nhận khoản trợ cấp thôi việc, được giải quyết theo pháp luật dân sự và trách nhiệm của gia đình người lao động bị chết hoặc mất tích;

3/ Về nguyên tắc, người lao động và người sử dụng lao động không được thoả thuận làm thêm giờ quá quy định tại Điều 69 của Bộ luật Lao động./.

 

 

TL.BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
PHÓ VỤ TRƯỞNG
VỤ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM




Chu Hoàng Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2198/LĐTBXH-CSLĐVL giải đáp vướng mắc khi thực hiện Bộ Luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 2198/LĐTBXH-CSLĐVL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/07/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Chu Hoàng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản