Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2095/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 481/TTg-KTN ngày 11/4/2012 về việc xây dựng đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông ba lá tỉnh Lâm Đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số vấn đề sau:
1. Phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông ba lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 829/BNN-TCLN ngày 26/3/2012 được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 481 nêu trên.
2. Chỉ đạo chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng xây dựng Phương án khai thác, trồng lại rừng đến năm 2020 theo những nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ xây dựng phương án;
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
- Hiện trạng đất đai, trách nhiệm rừng;
- Bố trí, quy hoạch sử dụng đất đai;
- Kế hoạch khai thác rừng hàng năm đến năm 2020 (địa danh, đối tượng, diện tích, sản lượng khai thác gỗ, nhựa);
- Kế hoạch trồng rừng, trồng lại rừng sau khai thác hàng năm đến năm 2020 (địa danh, diện tích, loài cây trồng);
- Dự kiến nhu cầu lao động, vốn đầu tư;
- Các giải pháp thực hiện;
- Kiểm tra, giám sát;
- Kết luận, kiến nghị.
Việc xây dựng Phương án khai thác, trồng lại rừng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Hai năm đầu, thực hiện thí điểm ở các trạng thái, lập địa khác nhau để rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành cho những năm tiếp theo.
- Chỉ khai thác rừng thông ba lá trạng thái cây rải rác mật độ thấp và rừng thông thành thục nơi có độ dốc bình quân dưới 250 là rừng sản xuất ở địa bàn các huyện có trong đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 481/TTg-KTN ngày 11/4/2012. Chú trọng khai thác nhựa thông trước khi khai thác gỗ một cách hợp lý nhằm nâng cao giá trị của rừng.
- Áp dụng biện pháp chặt trắng toàn diện nơi độ dốc dưới 150; chặt trắng cục bộ theo băng rộng không quá 50 m, hoặc theo đám có diện tích khoảng 10 ha ở nơi có độ dốc từ 150 đến dưới 250. Diện tích chặt trắng theo băng, theo đám không bố trí liền kề nhau; chỉ khai thác những băng, đám chừa lại khi những băng, đám khai thác đã được trồng lại rừng và khép tán.
- Rừng sau khai thác phải được trồng lại trong thời gian không quá 01 năm bằng những loài cây phù hợp, ưu tiên trồng thông ba lá để tạo ra những khu rừng trồng kinh tế chất lượng cao.
3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt và thực hiện Phương án khai thác, trồng lại rừng của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án khai thác, trồng lại rừng của chủ rừng.
- Hàng năm, chủ rừng lập hồ sơ thiết kế khai thác trắng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp phép khai thác.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Nơi nhận: | TUQ. BỘ TRƯỞNG |
Công văn 2095/BNN-TCLN năm 2012 về thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng thông ba lá tỉnh Lâm Đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2095/BNN-TCLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/05/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra