Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/CV-TANDTC-TĐKT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi:

Chánh án Tòa án quân sự Trung ương;
Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao;
Giám đốc Học viện Tòa án;
Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi bổ sung năm 2013), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng’’, Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ “quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ’’, Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao “quy định công tác thi đua, khen thưởng Tòa án nhân dân”; Trên cơ sở Kế hoạch số 196/KH-TANDTC-TĐKT ngày 16/7/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về “Khắc phục hạn chế, sai sót sau thanh tra của Ban TĐ-KT Trung ương năm 2019”, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong năm 2020 một số nội dung cần sửa đổi trong công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:

1. Thực hiện đúng quy định (tại Điều 18 Luật thi đua, khen thưởng - sửa đổi bổ sung năm 2013): “Việc phát động, chỉ đạo phong trào thi đua; ban hành kế hoạch tổ chức, kiểm tra thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị”. Đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp không trực tiếp phát động, chỉ đạo, ban hành kế hoạch tổ chức phong trào, kiểm tra thi đua, khen thưởng... mà chỉ tham mưu, tư vấn giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản thực hiện các nội dung trên.

2. Triển khai khắc phục một số nội dung quy định trong Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, để phù hợp với quy định chung của pháp luật (theo ý kiến trong Kết luận của Đoàn Thanh tra), gồm:

- Khoản 10 Điều 5: ... Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn được xét đề nghị khen thưởng nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng khác”. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xem xét, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định công nhận “danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng” theo thẩm quyền.

- Điều 10:

+ Khoản 1: ... các cá nhân, tập thể thuộc quyền quản lý đăng ký tham gia (thi đua, xây dựng mô hình, gương điển hình tiên tiến) theo Mẫu... gửi 01 bản về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng), 01 bản gửi về Trưởng Cụm thi đua trước ngày 15 tháng 01 hàng năm”.

+ Khoản 2: Các trường hợp được coi là không đăng ký tham gia thi đua: a) Không đăng ký tham gia thi đua; b) Không nêu cụ thể tên của tập thể, cá nhân đăng ký tham gia thi đua; c) Gửi bản đăng ký tham gia thi đua không đúng thời hạn quy định”.

Việc đăng ký tham gia thi đua (ghi rõ ràng tên của tập thể và cá nhân đăng ký, cụ thể danh hiệu thi đua...) nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân khi đăng ký tham gia thi đua, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu để có thể đạt được danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao; cơ quan, đơn vị chủ động có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện, xây dựng mô hình, gương đin hình tiên tiến (phù hợp điểm b khoản 1 Điều 10 Luật thi đua, khen thưởng - sửa đổi bổ sung năm 2013).

- Khoản 2 Điều 14: Tỷ lệ cá nhân được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở không vượt quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Đối với các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao có các cán bộ, công chức là: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, làm công tác Văn phòng Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao thì không tính trong tỷ lệ % của đơn vị, mà tính trên tỷ lệ % của Tòa án nhân dân (phù hợp khoản 3 Điều 9, khoản 4 Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).

- Khoản 5 Điều 25: “Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định số lượng tập thể được tặng Giấy khen trong stập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến”.

- Khoản 1 Điều 27: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng các danh hiệu thi đua: ... Tập thể lao động tiên tiến, ... Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến đối với tập thể, cá nhân tại các đơn vị (không có tư cách pháp nhân) trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao” (phù hợp mục b khoản 2 Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).

- Điều 29:

+ Khoản 1: Thời gian của năm thi đua được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước liền kề đến ngày 30 tháng 9 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết công tác thi đua, khen thưởng xong trước ngày 15 tháng 4; tổng kết công tác thi đua và xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 hàng năm”.

+ Khoản 2: Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng vào dịp tổng kết công tác gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân ti cao trước ngày 30 tháng 10 hàng năm; riêng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc ” gửi trước ngày 15 tháng 8 hàng năm”.

+ Khoản 5: Báo cáo sliệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng gửi về Vụ Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 15 tháng 10 hàng năm” (phù hợp Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội).

- Khoản 1 Điều 37: “Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở do Thủ trưởng cơ quan đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh ... (đối với Tòa án quân sự các cấp do Chánh án Tòa án quân sTrung ương quyết định theo quy định của Bộ Quốc phòng)” (phù hợp khoản 4 Điều 62 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).

- Khoản 1 Điều 38: “Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân... có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân ti cao xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học”. Do vậy, việc công nhận sáng kiến thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Tòa án nhân dân có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, không có thẩm quyền ra Quyết định công nhận.

- Khoản 1 Điều 39: “Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở... có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học...”. Do vậy, việc công nhận sáng kiến thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở có trách nhiệm tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, không có thẩm quyền ra Quyết định công nhận.

3. Đối với Báo cáo số liệu trong đánh giá phong trào thi đua và bình xét khen thưng hằng năm:

- Chỉ thị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (về tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân) quy định: “.... khi hòa giải thành 01 vụ, việc được tính là 02 vụ, việc đã giải quyết... ”. Tuy nhiên, khi báo cáo tổng kết số liệu năm thi đua, phần “Công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án của Thẩm phán hoặc của đơn vị” thống nhất chỉ tổng hợp số liệu các vụ, việc đã giải quyết, xét xử thực tế trong năm (đồng thời, tách riêng số lượng các vụ, việc đã hòa giải thành để xem xét, đánh giá và bình xét).

- Về số liệu hòa giải thành: Chỉ tổng hợp số lượng các vụ án (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) thực tế đã hòa giải thành trên tổng số vụ án (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) mà Tòa án các cấp đã giải quyết sơ thẩm. Không tính số liệu các vụ việc hòa giải, đối thoại thành tại các Trung tâm theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

- Tổng hợp số vụ, việc các loại đã thụ lý, giải quyết (tỷ lệ %) trong năm và (tỷ lệ %) của từng loại vụ, việc đã giải quyết. Đối với số liệu chi tiết của từng loại vụ, việc cụ thể thì lập thành Biểu thống kê riêng gửi kèm theo Báo cáo; đồng thời phải đánh giá, so sánh được số liệu thụ lý, giải quyết trong năm với cùng kỳ năm trước (tăng, giảm, tỷ lệ %...).

- Nội dung trong Báo cáo phải nêu được những phong trào thi đua, giải pháp, biện pháp đã áp dụng để đạt được thành tích cao; phân tích, đánh giá cụ thể tác động, hiệu quả của phong trào thi đua đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu chuyên môn của cơ quan, đơn vị; các sáng kiến, giải pháp, đề tài (đã được Hội đồng Khoa học - Sáng kiến thẩm định và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền công nhận), đồng thời đã được áp dụng, phạm vi ảnh hưởng... Đánh giá, so sánh những thành tích nổi trội trong công tác thi đua, khen thưởng năm thi đua với cùng kỳ năm trước.

- Đối với các tập thể (có công chức là Thẩm phán) hoặc cá nhân (là Thẩm phán): khi bình xét đề nghị khen thưởng từ hình thức “Lao động tiên tiến” hoặc “Giấy khen” trở lên, ngoài các tiêu chuẩn đã quy định tại Điều 13, 17 Thông tư số 01/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, còn cần phải có 100% Thẩm phán trong đơn vị hoặc cá nhân Thẩm phán tổ chức được từ 01 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên (theo Hướng dẫn số 136/HD-TANDTC ngày 30/03/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao); đồng thời, phải có 100% bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/03/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

- Chỉ xem xét kết quả đánh giá phong trào thi đua, bình xét khen thưởng đối với Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng trong năm và Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của tập thể, cá nhân tại các đơn vị cơ sở hoặc Cụm thi đua Tòa án nhân dân khi được xây dựng thống nhất theo Mẫu của Tòa án nhân dân tối cao.

4. Tổ chức thực hiện:

- Thủ trưởng các đơn vị (trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án), Chánh án Tòa án nhân dân các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo và động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tt công tác thi đua, khen thưởng.

- Thủ trưởng các đơn vị Trưởng, Phó Trưởng Cụm thi đua thống nhất với lãnh đạo các đơn vị thành viên trong Cụm, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của địa phương, tổ chức tốt các phong trào thi đua trong Cụm; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết đánh giá công tác thi đua, khen thưởng hằng năm theo đúng quy định.

- Chánh án Tòa án quân sự Trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế tại các đơn vị Tòa án quân sự các cấp và Cụm thi đua số VIII theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phản ánh về Tòa án nhân dân ti cao (thông qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo thống nhất./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Chánh án TANDTC (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đ/c Thành viên HĐ TĐ-TK TAND;
- Lưu: VP, Vụ TĐKT.

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Văn Du