Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1962/BNN-TY | Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2015 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã xây dựng Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bố trí ngân sách địa phương để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nên đã chủ động kiểm soát được nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, không để xảy ra ổ dịch của bệnh lợn tai xanh, lở mồm long móng gia súc (LMLM), cúm gia cầm. Tại một số địa phương, tuy có phát sinh ổ dịch cúm gia cầm, LMLM, bệnh Dại nhưng do có Kế hoạch chủ động nên cũng đã xử lý kịp thời không để dịch lây lan diện rộng, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ sản xuất, phát triển chăn nuôi.
Qua theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian gần đây cho thấy, những địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với các phương án cụ thể về kinh phí, nhân lực, hóa chất khử trùng,... nhất là các địa phương có quỹ dự phòng vắc xin để tiêm bao vây khẩn cấp các ổ dịch đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để ổ dịch phát sinh hoặc có ổ dịch nhưng đã xử lý kịp thời khi mới xuất hiện nên đã giảm thiểu được thiệt hại do tác động của dịch bệnh, giảm chi phí đối với ngân sách của địa phương và người chăn nuôi, bảo vệ môi trường do không phải tiêu hủy nhiều gia súc, gia cầm mắc bệnh.
Để tiếp tục phát huy kinh nghiệm quý báu trong những năm gần đây, đồng thời tiếp tục tạo thế chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương và trong cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành triển khai một số nội dung như sau:
1. Về xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
a) Đối với địa phương chưa xây dựng Kế hoạch: Khẩn trương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Kế hoạch cần xác định vùng có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra dịch tại địa phương, xây dựng các phương án cụ thể về kinh phí, nhân lực, vắc xin, hóa chất khử trùng... để phục vụ công tác phòng chống dịch; Kế hoạch dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch trên địa bàn. Căn cứ số lượng gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định về chủng loại, số lượng vắc xin dự trữ phục vụ chống dịch khẩn cấp.
b) Đối với địa phương đã xây dựng Kế hoạch nhưng chưa được cấp tỉnh phê duyệt: Đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt, đặc biệt cần có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch.
c) Đối với địa phương đã được phê duyệt Kế hoạch: Nếu trong Kế hoạch chưa có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch, đề nghị xem xét, phê duyệt bổ sung.
d) Riêng đối với địa phương có bệnh Dại, bệnh Nhiệt Thán và một số bệnh lây truyền từ động vật sang người xuất hiện trong những năm gần đây, đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tham mưu, xây dựng bổ sung kế hoạch chủ động phòng, chống dịch để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người.
2. Về xử lý ổ dịch khi mới phát hiện
Chỉ đạo hệ thống thú y, đặc biệt là thú y cơ sở sớm phát hiện các ổ dịch. Khi phát hiện thấy có gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết, phải báo ngay cho chính quyền và cơ quan thú y địa phương. Nếu như các ổ dịch lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm mới xảy ra ở phạm vi và mức độ nhỏ lẻ, chưa có dấu hiệu lây lan, giao cho Chi cục Thú y chủ động sử dụng nguồn vắc xin dự trữ hoặc dự phòng ngân sách của địa phương để mua vắc xin tiêm phòng bao vây khẩn cấp ổ dịch và áp dụng các biện pháp cần thiết khác để nhanh chóng dập tắt dịch.
Trong trường hợp ổ dịch tai xanh, cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng, UBND cấp tỉnh quyết định công bố dịch theo quy định làm căn cứ hỗ trợ vắc xin và kinh phí phòng, chống dịch. Đồng thời, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống kê, xác định số lượng lợn, gia cầm thuộc diện tiêm phòng bao vây và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cân đối số lượng vắc xin từ quỹ dự phòng cấp cho địa phương để khẩn cấp tiêm bao vây dịch.
Đối với trường hợp ổ dịch lở mồm long móng phát sinh và có nguy cơ lây lan rộng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống kê, xác định số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng bao vây; báo cáo và đề xuất hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ quỹ Dự trữ quốc gia để Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.
3. Xử lý ổ dịch khi đã lây lan trên diện rộng
Khi dịch đã lây lan rộng, nhu cầu sử dụng vắc xin tiêm phòng chống dịch lớn hoặc mở rộng vùng tiêm phòng vắc xin bao vây và tiêm phòng các vùng có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra dịch để ngăn chặn dịch lây lan và tái phát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để mua vắc xin, hóa chất sát trùng để phòng, chống dịch. Tùy theo tình hình dịch, UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ bổ sung kinh phí, vắc xin, hóa chất cho công tác chống dịch của địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ VÀ ĐANG TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC GIA CẦM NĂM 2015
(Kèm theo công văn số 1962/BNN-TY ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng I quản lý (có 08/12 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
1. Tỉnh Lào Cai: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 11/02/2015 về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2015, với tổng kinh phí là 8.741.068.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp là 5.738.168.000 đồng.
2. Tỉnh Hòa Bình: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 26/01/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2015, với tổng kinh phí là 16.032.068.000 đồng.
3. Tỉnh Phú Thọ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã ban hành Tờ trình số 24/TTr-SNN ngày 25/02/2015 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi năm 2015. Theo đó, ngân sách tỉnh chi trả cho công tác lấy mẫu giám sát, xét nghiệm, chi trả 50% chi phí mua vắc xin LMLM trâu, bò, dê cho các huyện, hộ dân không được ngân sách trung ương hỗ trợ; chi trả 100% chi phí công tiêm phòng vắc xin LMLM; chi trả 100% chi phí vắc xin cúm gia cầm trên phạm vi tiêm phòng; chi trả 70% chi phí công tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và chi trả 100% kinh phí mua hóa chất khử trùng. Tổng kinh phí ngân sách tỉnh là 9.175.025.250 đồng.
4. Tỉnh Sơn La: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2015, với tổng kinh phí không tự chủ của tỉnh là 13.000.000.000 đồng, theo đó kinh phí cho tiêm phòng vắc xin cho gia súc vùng cao tại các huyện nằm ngoài địa bàn thực hiện chương trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ là 2.600.000.000 đồng; kinh phí tiêm phòng dịch LMLM ở gia súc tại 05 huyện biên giới thực hiện chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán dịch LMLM giai đoạn 2011-2015 là 1.500.000.000 đồng; kinh phí phòng chống bệnh dại ở chó, mèo là 1.800.000.000 đồng.
5. Tỉnh Ninh Bình: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm năm 2015, không có kinh phí cụ thể.
6. Tỉnh Hà Nam: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản năm 2015. Tỉnh có chính sách hỗ trợ các vắc xin LMLM 256.875 liều, DTL 650.000 liều, và các vắc xin cúm gia cầm, tai xanh khi có dịch xảy ra. Không có kinh phí cụ thể kèm theo.
7. Tỉnh Điện Biên: Chi cục Thú y Điện Biên đã có văn bản số 349/CCTY-DT ngày 05/03/2015 báo cáo tiến độ ban hành Kế hoạch phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh năm 2015, theo đó CCTY đã xây dựng bản dự thảo Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015 và gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT đang chờ Sở Tài Chính cho ý kiến trước khi trình lên UBND tỉnh.
8. Tỉnh Nam Định: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 28/01/2015 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và động vật thủy sản năm 2015, trong đó UBND tỉnh giao cho Sở NN và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính và các sở ngành liên quan lập dự toán kinh phí. Ngày 11/02/2015 Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Tờ trình số 39/TTr-SNN về việc xin cấp kinh phí mua vắc xin, vật tư dự phòng, chống dịch vụ Xuân năm 2015, với tổng số kinh phí là 1.956.070.000 đồng.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng II quản lý (có 08/13 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
9. Tỉnh Hà Giang: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 26/01/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2015, với tổng kinh phí đầu tư là 2.881.229.000 đồng. Trong đó, kinh phí cho kế hoạch khống chế và thanh toán bệnh LMLM là 879.531.600 đồng.
10. Tỉnh Lạng Sơn: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2015, với dự toán là 5.000.000.000 đồng.
11. Tỉnh Hưng Yên: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ban hành Kế hoạch số 88/KH-SNN-TY ngày 16/12/2014 về Kế hoạch tiêm phòng, chữa bệnh và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm vụ xuân-hè năm 2015, với kinh phí cho tiêm phòng cúm gia cầm là 1.000.000.000 đồng và kinh phí cho tiêm phòng bệnh gia súc (LMLM, tai xanh, tụ huyết trùng trâu và bệnh đỏ trên lợn) là 15.860.000.000 đồng.
12. Tỉnh Hải Dương: Ngày 15/12/2014 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3123/QĐ-UBND về việc phân bổ ngân sách và phê duyệt kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với tổng kinh phí cấp cho Chi cục thú y là 5.878,5 triệu đồng, trong đó kinh phí mua sắm vắc xin là 4.468,5 triệu đồng; kinh phí mua hóa chất khử trùng tiêu độc là: 1.400 triệu đồng; kinh phí tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh là: 10 triệu đồng.
13. Tỉnh Bắc Ninh: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/07/2014 về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tại điều 5 quy định tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 2 đợt chính/năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng (cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò), bệnh tai xanh, bệnh dịch tả (cho lợn nái, lợn đực giống), bệnh dại (cho đàn chó, mèo), bệnh cúm gia cầm (cho đàn gà, vịt, ngan). Tổng kinh phí cho phòng chống dịch là 15.615.992.000 đồng.
14. Tỉnh Thái Bình: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 16/01/2015 về phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2015, chưa có kinh phí cụ thể.
15. Tỉnh Thái Nguyên: Chi cục Thú y tỉnh Thái nguyên ban hành Kế hoạch số 05/KH-CCTY ngày 12/01/2015 về kế hoạch công tác thú y năm 2015, chưa có kinh phí cụ thể.
16. Tỉnh Hải Phòng: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm năm 2015. Ngày 04/03/2015 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 496/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2015, với tổng kinh phí là 13.357.000.000 đồng.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng III quản lý (có 06/06 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
17. Tỉnh Quảng Bình: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 06/01/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015, với tổng kinh phí là 19.630.000.000 đồng. Theo đó, ngân sách địa phương đảm bảo hỗ trợ mua vắc xin và tiền công tiêm vắc xin, cụ thể đối với vắc xin LMLM là 200.000 liều, cúm gia cầm là 4.000.000 liều, tai xanh là 30.000 liều, dịch tả lợn là 550.000 liều, tụ huyết trùng trâu bò là 200.000 liều.
18. Tỉnh Thừa Thiên Huế: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/QĐ-SNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 cho phòng chống dịch bệnh và tăng cường năng lực ngành thú y. Theo đó kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường năng lực ngành thú y là 1.350.000.000 đồng; kinh phí Chương trình khống chế bệnh LMLM là 700.000.000 đồng; kinh phí khống chế và thanh toán bệnh dại là 16.200.000đồng;
19. Tỉnh Thanh Hóa: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 11/02/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 157/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2015, chưa có kinh phí kèm theo.
20. Tỉnh Hà Tĩnh: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 09/01/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015, chưa có kinh phí kèm theo.
21. Tỉnh Quảng Trị: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2761/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2015. Không có kinh phí kèm theo.
22. Tỉnh Nghệ An: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 27/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015. Không có kinh phí cụ thể kèm theo.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng IV quản lý (có 04/06 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
23. Tỉnh Quảng Ngãi: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 155/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2015, với tổng kinh phí là 15.847.426.000 đồng, theo đó kinh phí cho phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là 15.546.221.000 đồng.
24. Tỉnh Khánh Hòa: Ngày 15/01/2015 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-SNN về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2015 với tổng kinh phí là 5.427.000.000 đồng, trong đó kinh phí cho phòng chống dịch gia súc, gia cầm là 630.000.000 đồng, kinh phí tiêm phòng LMLM giai đoạn 2012-2015 là 1.062.000.000 đồng, kinh phí phòng chống dịch tai xanh là 900.000.000 đồng, kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh dại cho chó nuôi 02 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là 63.000.000 đồng, kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh dại giai đoạn 2012-2015 là 72.000.000 đồng; UBND tỉnh ban hành công văn số 587/UBND-KT ngày 28/01/2015 về việc kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc năm 2015.
25. Thành phố Đà Nẵng: UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 7675/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin năm 2015 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để phòng dịch lở mồm long móng ở gia súc và dịch cúm gia cầm. Không có kinh phí cụ thể kèm theo.
26. Tỉnh Quảng Nam: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 về ban hành Quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống các dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 về phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2015; Ngày 31/12/2014 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4260/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2015; Không có kinh phí cụ thể kèm theo.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng V quản lý (có 04/05 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
27. Tỉnh Gia Lai: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2015, với tổng kinh phí của tỉnh là 4.300.117.000 đồng. Theo đó, số lượng vắc xin LMLM đơn giá type O cho trâu bò là 665.342 liều, vắc xin THT P52 cho trâu bò là 239.500 liều và vắc xin kép và dịch tả lợn cho lợn là 132.900 liều.
28. Tỉnh Đắk Nông: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2015, với tổng kinh phí là 926.783.000 đồng.
29. Tỉnh Đăk Lăk: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2986/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015, với dự toán là 1.498.436.330 đồng.
30. Tỉnh Lâm Đồng: Chi cục Thú y tỉnh đã có tờ trình số 31/TTr-TY ngày 27/01/2015 về việc đề nghị cấp kinh phí mua vắc xin tiêm phòng và hóa chất khử trùng tiêu độc năm 2015 với tổng kinh phí là 6.791.725.000 đồng, trong đó kinh phí mua vắc xin là 3.049.725.000 đồng. Theo đó, vắc xin Cúm gia cầm (H5N1): 750.000 liều, vắc xin Nhị liên (Tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn): 325.000 liều, vắc xin Dịch tả lợn: 325.000 liều, vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò: 125.000 liều và vắc xin Dại chó: 54.000 liều.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng VI quản lý (có 11/11 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
31. Thành phố Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y thành phố ban hành Kế hoạch số 42/KH-CCTY ngày 12/01/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, với dự toán kinh phí thực hiện là 90.599.409.451 đồng. Ngày 10/12/2014, UBND thành phố ban hành Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2015, với kinh phí giao cho Chi cục Thú y là 74.110.000.000 đồng.
32. Tỉnh Bến Tre: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ban hành Tờ trình số 365/TTr-SNN ngày 11/02/2015 về việc phê duyệt các Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 13.755.744.201 đồng. Theo đó, kinh phí phòng chống dịch cúm gia là 4.351.150.336 đồng; kinh phí phòng chống bệnh tai xanh là 4.301.684.600 đồng; kinh phí phòng chống bệnh LMLM là 2.172.333.800 đồng; kinh phí phòng chống bệnh dại là 420.146.800 đồng.
33. Tỉnh Đồng Nai: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ban hành Kế hoạch số 14/KH-SNN ngày 06/01/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015. Tổng kinh phí phòng dịch năm 2015 là 58.291.871.000 đồng, trong đó kinh phí tỉnh là 6.884.586.000 đồng, kinh phí huyện là 51.407.285.000 đồng. Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để Chi cục Thú y tạo nguồn cung ứng vắc xin cho các huyện tiêm phòng, số tiền là 30.484.272.000 đồng, trong đó cho vắc xin cúm gia cầm là 1.113.840.000 đồng; vắc xin tai xanh, dịch tả lợn là 29.370.432.000 đồng.
34. Tỉnh Ninh Thuận: UBND tỉnh ban hành công văn số 659/UBND-KTN ngày 11/02/2015 về Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015. Tổng kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015 là 7.330.000.000 đồng.
35. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 26/01/2015 về phê duyệt kế hoạch và kinh phí phòng chống bệnh heo tai xanh năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng kinh phí 14.734.584.000 đồng; Ngày 26/01/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 182/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc khử trùng năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng kinh phí là 16.626.125.000 đồng; Ngày 27/01/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch và kinh phí phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015, với kinh phí là 422.878.780 đồng; Ngày 28/01/2015 UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 210/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2015 của dự án nâng cao năng lực ngành Thú y của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, với kinh phí là 370.904.000 đồng.
36. Tỉnh Tiền Giang: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/01/2015 về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi năm 2015. Ngày 19/11/2014, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người, cây trồng và vật nuôi đã ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi với tổng kinh phí là 14.177.345.000 đồng.
37. Tỉnh Bình Phước: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 12/11/2014 về khống chế và loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2015, không có kinh phí cụ thể.
38. Tỉnh Bình Dương: Ban chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh ban hành Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 06/02/2015 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015. Chưa có kinh phí kèm theo.
39. Tỉnh Tây Ninh: Ngày 26/02/2015 UBND tỉnh đã ban hành: Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 26/02/2015 về việc ban hành Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015, với kinh phí là 1.550.000.000 đồng; Quyết định số 403/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch kinh phí phòng chống dịch lợn tai xanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015, với kinh phí là 1.000.000.000 đồng; Quyết định số 404/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình khống chế bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015, với kinh phí là 1.300.000.000 đồng. Theo đó, tổng kinh phí được phê duyệt cho phòng chống dịch bệnh LMLM, tai xanh và cúm gia cầm là 3.850.000.000 đồng.
40. Tỉnh Bình Thuận: Ngày 12/01/2015 Chi cục Thú y Bình Thuận ban hành văn bản số 05/CCTY trình Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, LMLM, tai xanh, thực hiện tiêm vắc xin LMLM thuộc chương trình quốc gia và tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2015 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kế hoạch kinh phí phòng chống dịch LMLM, tai xanh và cúm gia cầm CCTY đã xây dựng là 10.505.129.000 đồng. Ngày 05/03/2015 CCTY tỉnh có văn bản số 46/CCTY báo cáo việc hiện nay Liên Sở Nông nghiệp - PTNT và Sở Tài chính đang trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch nêu trên.
41. Tỉnh Long An: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 27/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch truyền thông, phòng chống dịch bệnh và khử trùng tiêu độc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2015, với tổng kinh phí được giao là 8.985.283.500 đồng.
Các tỉnh thuộc Cơ quan Thú y Vùng VII quản lý (có 05/10 tỉnh, thành phố đã có báo cáo):
42. Tỉnh Sóc Trăng: Ngày 12/02/2015 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 373/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh động vật năm 2015, với tổng kinh phí là 7.323.718.000 đồng, trong đó kinh phí cho phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là 5.613.658.000 đồng;
43. Tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh ban hành văn bản số 54/UBND-KTTH ngày 30/01/2015 về việc kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015, với tổng kinh phí được phê duyệt là 24.851.714.000 đồng, trong đó kinh phí cho phòng chống dịch bệnh cúm là 17.713.730.000 đồng và kinh phí cho phòng chống dịch gia súc là 6.134.555.000 đồng.
44. Tỉnh Cà Mau: UBND tỉnh ban hành công văn số 685/UBND-KT ngày 11/02/2015 về việc kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015, với tổng kinh phí là 9.000.000.000 đồng.
45. Tỉnh Hậu Giang: Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động, thực vật tỉnh ban hành Kế hoạch số 30/KH-BCĐ ngày 13/11/2014 về Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015. Ngày 19/11/2014 UBND tỉnh ban hành Công văn số 1795/UBND-KTN về việc thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015. Tổng kinh phí là 17.252.275.100 đồng, trong đó kinh phí phòng dịch là 12.951.742.000 đồng và kinh phí dự phòng khi có dịch bệnh xảy ra là 4.300.533.100 đồng.
46. Tỉnh Kiên Giang: UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 06/01/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm, LMLM, tai xanh và bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2015, với tổng kinh phí được cấp là 13.908.728.795 đồng.
- 1Công điện 8385/CĐ-BNN-TY năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 2Chỉ thị 685/CT-BNN-TY năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1308/BGTVT-VT năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Công điện 8385/CĐ-BNN-TY năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 2Chỉ thị 685/CT-BNN-TY năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1308/BGTVT-VT năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn 1962/BNN-TY năm 2015 về xây dựng Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1962/BNN-TY
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 06/03/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra