Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1853/BYT-K2ĐT | Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương |
Để thúc đẩy việc triển khai Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 về Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế có chất lượng và hiệu quả; Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết cho các Sở Y tế và Đơn vị trực thuộc việc xây dựng Chương trình và Tài liệu đào tạo liên tục như sau:
A. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Chương trình đào tạo liên tục bám sát theo thông tư số 07/2008/TT-BYT và cụ thể hơn một số nội dung sau:
1. Giới thiệu chương trình: Giới thiệu sơ lược ngắn gọn
2. Mục tiêu đào tạo của khóa học:
Đây chủ yếu là các khóa ngắn hạn nên chỉ cần nêu mục tiêu cụ thể. Trong đó cần xây dựng đủ các mục tiêu về Kiến thức, mục tiêu về Kỹ năng và mục tiêu về Thái độ.
3. Đối tượng học viên tham dự khoá đào tạo (yêu cầu cụ thể về trình độ, nơi làm việc, đầu vào...)
4. Phân phối thời gian chương trình đào tạo (theo tiết học 50 phút)
Số TT | Tên bài | Mục tiêu học tập | Số tiết | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | |||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
| Ôn tập, kiểm tra đánh giá |
|
|
|
|
| Tổng số tiết học |
|
|
|
|
5. Hướng dẫn tổ chức đào tạo
5.1. Tổ chức khoá học:
- Tổ chức Khai giảng, Bế giảng, Đánh giá trước khoá học.
- Yêu cầu tiêu chuẩn giảng viên.
- Địa điểm tổ chức học tập.
5.2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
- Phương pháp dạy học: học lý thuyết, thực hành, cộng đồng,...
- Đánh giá trong quá trình đào tạo
5.3. Tài liệu dùng sử dụng đào tạo:
Tự biên soạn, hoặc sử dụng tài liệu nào, ở đâu, của ai,...?
5.4. Đánh giá kết thúc khoá đào tạo để cấp Giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
B.TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Cấu trúc tài liệu đào tạo liên tục thực hiện đúng theo thông tư 07/2008/TT-BYT và cụ thể hơn các nội dung sau:
1. Lời nói đầu: Mục tiêu tài liệu, Cấu trúc tài liệu, Đối tượng học viên, Hướng dẫn sử dụng, cơ sở pháp lý để biên soạn tài liệu?
2. Nội dung tài liệu:
2.1. Nội dung từng bài biên soạn theo chương trình cần ghi rõ:
a/ Tên bài
b/ Mục tiêu cụ thể của bài
c/ Nội dung chuyên môn cụ thể
- Nội dung cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
+ Kiến thức cơ bản, hệ thống (đã được thừa nhận, được khẳng định, đặc biệt là những nguyên lý, nguyên tắc).
+ Chính xác và khoa học (nội dung khoa học chính xác, có chứng cứ).
+ Cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội (về kiến thức và kỹ thuật hiện đại).
+ Thực tiễn (đặc biệt đối với thực tiễn Việt Nam)
- Cần chú ý tập trung đưa vào nội dung những kiến thức cốt lõi (phải biết), sau đó mới đến kiến thức liên quan nhiều (cần biết), hạn chế đưa những kiến thức ít liên quan (biết thì tốt), kiến thức mới, cập nhật, hội nhập quốc tế.
d/ Câu hỏi tự lượng giá
- Câu hỏi viết ở dạng cải tiến như: câu hỏi ngắn, lựa chọn, đúng sai, điền chỗ trống,....
- Câu hỏi nghiên cứu (bài tập tình huống)
- Câu hỏi tự lượng giá cần bao phủ toàn bộ nội dung bài học, số lượng khoảng từ 10-15 câu hỏi cho 1 tiết học, để sinh viên tự học. Các câu hỏi tự lượng giá nên để ở cuối mỗi bài học, cũng có thể để chung ở cuối tài liệu hoặc biên soạn riêng. (Những câu hỏi này không nhất thiết dùng để làm đề thi hay kiểm tra đánh giá).
2.2. Khối lượng kiến thức:
Để đảm bảo cho học viên có tài liệu và sử dụng theo phương pháp học tập tích cực, yêu cầu khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học khoảng từ 4 đến 6 trang khổ A4. Khuyến khích dùng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (số trang có thể nhiều hơn nếu thật cần thiết).
2.3. Trình bày tài liệu:
- Trình bày: Lưu ý các kênh thông tin như:
+ Kênh chữ viết cô đọng, dễ hiểu, trong sáng.
+ Kênh hình ảnh: lựa chọn kỹ càng, phù hợp, rõ ràng.
+ Sơ đồ, bảng, biểu, đồ thị.
- Cuối mỗi bài có phần tài liệu đọc thêm cho học viên (nếu có).
- Phần cuối của tài liệu đào tạo có các mục sau:
+ Tài liệu tham khảo dùng trong quá trình biên soạn.
+ Trích dẫn nguồn nội dung khoa học (nếu có)
+ Giải thích thuật ngữ (nếu có)
- Mục lục (để ở đầu tài liệu).
3. Tác giả:
Mỗi tài liệu đào tạo nên là một tập thể tác giả, khuyến khích những tác giả là các nhà khoa học, có kinh nghiệm thực tiễn.
Sau khi nhận được công văn này, đề nghị các Sở Y tế kiện toàn đơn vị đào tạo liên tục và tiến hành tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế ở địa phương theo tinh thần của thông tư 07/2008/TT-BYT. Cần biết thêm chi tiết xin liên hệ Ths. Phí Thị Nguyệt Thanh, Chuyên viên Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, điện thoại 04.62732273/1412 hoặc 0915571177; e-mail. pnthanh04@yahoo.com.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 1607/BYT-K2ĐT thực hiện Thông tư 07/2008/TT-BYT tại địa phương do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 5771/BYT-K2ĐT năm 2012 về Chương trình và Tài liệu Kiểm soát nhiếm khuẩn cho cán bộ y tế cơ sở do Bộ Y tế ban hành
Công văn 1853/BYT-K2ĐT xây dựng Chương trình và Tài liệu đào tạo liên tục theo Thông tư 07/2008/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 1853/BYT-K2ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/04/2009
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trương Việt Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra