- 1Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 2Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18150/BTC-CST | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Công ty cổ phần Tasco
Trả lời công văn số 434/CV-TASCO ngày 30/11/2012 của Công ty cổ phần Tasco về đề nghị hướng dẫn phân bổ chi phí đầu tư dự án và hạch toán chi phí lãi vay của hai dự án BOT QL 10 và BOT QL 21, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về phân bổ chi phí đầu tư dự án
Ngày 31/12/2010, Bộ Tài chính đã có công văn số 18169/BTC-CST chấp thuận phương án trích trước vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong thời gian dự án BOT chưa hoàn thành theo tỷ trọng doanh thu để đảm bảo chi phí đầu vào tương ứng với doanh thu phát sinh, phản ánh đúng hiệu quả của dự án. Khi dự án hoàn thành, Công ty thực hiện trích khấu hao hoặc phân bổ chi phí vốn đầu tư thực tế theo quy định.
Theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp, bao gồm: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, khi dự án hoàn thành Công ty có thể lựa chọn áp dụng phương pháp trích khấu hao hoặc phân bổ chi phí đầu tư thực tế còn lại theo tỷ trọng doanh thu (tương tự phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm) theo nguyên tắc:
Mức phân bổ hàng tháng | = | Tổng vốn đầu tư thực tế - Chi phí trích trước khi dự án chưa hoàn thành | x | Doanh thu thực hiện hàng tháng |
Tổng doanh thu theo dự kiến - Doanh thu đã thực hiện |
Công ty thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ chi phí với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
2. Về hạch toán lãi vay đối với dự án đầu tư chưa hoàn thành bàn giao toàn bộ (dự án BOT QL10)
Theo hướng dẫn tại điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 thì chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tại đoạn 07 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 về chi phí đi vay ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp dự án BOT QL10 của Công ty còn đang thi công dở dang, chưa hoàn thành toàn bộ thì chi phí trả lãi tiền vay của dự án phát sinh trong giai đoạn này không được tính vào chi phí kinh doanh mà Công ty hạch toán vào giá trị của tài sản (được vốn hóa). Khi dự án hoàn thành toàn bộ thì khoản chi trả lãi tiền vay phát sinh được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ theo quy định.
Bộ Tài chính trả lời để Công ty được biết./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2928/TCT-CS về hạch toán chi phí lãi vay do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 4395/TCT-CS về hạch toán chi phí đối với lãi vay và tiền phạt do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1966/VPCP-KTN năm 2014 về hạch toán tăng tài sản đối với giá trị các cầu cảng số 4, 5 thuộc Bến cảng Chùa Vẽ và trả nợ vốn vay, lãi vay theo Hiệp định ký kết với Nhà tài trợ nước ngoài do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 300/TTg-CN năm 2017 về Dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng QL21 đoạn Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5503/VPCP-KTTH năm 2021 vướng mắc chính sách lãi vay và hoàn thuế giá trị gia tăng của dự án BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 12410/BTC-QLKT năm 2021 về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 2081/BTC-TCT năm 2022 đề nghị xem xét áp dụng trần chi phí lãi vay do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 2Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 2928/TCT-CS về hạch toán chi phí lãi vay do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 4395/TCT-CS về hạch toán chi phí đối với lãi vay và tiền phạt do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 1966/VPCP-KTN năm 2014 về hạch toán tăng tài sản đối với giá trị các cầu cảng số 4, 5 thuộc Bến cảng Chùa Vẽ và trả nợ vốn vay, lãi vay theo Hiệp định ký kết với Nhà tài trợ nước ngoài do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 300/TTg-CN năm 2017 về Dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng QL21 đoạn Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 5503/VPCP-KTTH năm 2021 vướng mắc chính sách lãi vay và hoàn thuế giá trị gia tăng của dự án BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 12410/BTC-QLKT năm 2021 về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 2081/BTC-TCT năm 2022 đề nghị xem xét áp dụng trần chi phí lãi vay do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 18150/BTC-CST năm 2012 phân bổ chi phí đầu tư và hạch toán lãi vay của 2 dự án BOT QL10 và BOT QL21 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 18150/BTC-CST
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Văn Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết