Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/TLĐ
V/v triển khai “Tháng Công nhân năm 2014”

 Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ.

Năm 2014, năm đầu tiên các cấp Công đoàn cả nước tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đầy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; kỷ niệm 128 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5 và kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2014).

“Tháng Công nhân năm 2014” với chủ đề “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn trong cả nước thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5; 85 năm xây dựng, trưởng thành của tổ chức Công đoàn Việt Nam; truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Kết hợp các hoạt động kỷ niệm 85 năm Công đoàn Việt Nam với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân lao động, nhất là việc triển khai 4 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam. Các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn mở các chuyên đề, chuyên mục, tăng cường tuyên truyền các hoạt động “Tháng Công nhân”.

2. Tổ chức đợt học tập, sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đoàn viên, CNVCLĐ quán triệt Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Hiến pháp; Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.

3. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhất là ở trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu lưu trú, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ.

4. Tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đoàn viên công đoàn; biểu dương, tôn vinh những tấm gương có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất; tôn vinh doanh nghiệp làm tốt chính sách việc làm, đời sống người lao động, tạo nhiều thuận lợi cho CĐCS hoạt động; trao tặng sổ tiết kiệm, nhà “Mái ấm Công đoàn”, giúp đỡ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Phát động và tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, nòng cốt là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Động viên công nhân lao động tích cực tham gia phong trào tự học, tự rèn luyện, đến với trường, lớp, từ đó đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời cho công nhân lao động, từng bước trí thức hóa công nhân lao động.

6. Tập trung thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

7. Công đoàn chủ động và tham gia thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

8. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đợt 1/5, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của CĐCS. Tổ chức giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp, chú trọng đối tượng là công nhân lao động trực tiếp sản xuất.

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, ngành triển khai tổ chức các hoạt động “Tháng Công nhân” theo các mục tiêu đề ra trong tháng 5/2014; lồng ghép tuyên truyền, triển khai các hoạt động “Tháng Công nhân” với kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Kết thúc “Tháng Công nhân”, tổng hợp gửi báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo) trước ngày 10/6/2014.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT ĐCT TLĐ (để B/c)
- Ban Bí thư TW Đảng (để B/c)
- Ban Tuyên giáo TW; (để B/c)
- Ban Dân vận TW
- Lưu VT, TG.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Ngàng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 181/TLĐ triển khai Tháng Công nhân năm 2014 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 181/TLĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/02/2014
  • Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Văn Ngàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/02/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.