- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Bình đẳng giới 2006
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Luật cán bộ, công chức 2008
- 7Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 8Công văn 1579/BGTVT-TCCB về công tác cán bộ nữ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1693/BGTVT-TCCB | Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị trong ngành giao thông vận tải
Thực hiện Hướng dẫn số 04/UBQG-VP ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam về hướng dẫn các nội dung công tác năm 2012; Căn cứ Kế hoạch hành động số 2007 ngày 07/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giao thông vận tải (giai đoạn 2010 - 2020), Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) Bộ Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2012 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sự tiến bộ phụ nữ, về bình đẳng giới; tổ chức các hoạt động bình đẳng giới và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động VSTBPN, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy cán bộ, CNVCLĐ thay đổi hành vi thực hiện vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, nâng cao vị thế của phụ nữ ngành GTVT trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ngành GTVT.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức công đoàn, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác VSTBPN và bình đẳng giới.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phối hợp thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới
- Ban VSTBPN các đơn vị phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và công đoàn trong việc tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách đối với lao động nữ tại đơn vị thông qua các Hội nghị cán bộ công chức. Hội nghị người lao động hàng năm, bám sát các văn bản pháp lý trong lĩnh vực lao động, việc làm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi lao động nữ được Nhà nước ban hành, sửa đổi, như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật cán bộ công chức … và nhiều Nghị định hướng dẫn thể hiện yếu tố giới để xây dựng trong Thỏa ước lao động tập thể, nội quy; quy chế của cơ quan, đơn vị, đảm bảo quyền lợi chính đáng của lao động nữ, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, thôi việc, học tập, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ thai sản, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội v.v…
- Xây dựng các mục tiêu cụ thể theo Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị theo từng giai đoạn, phấn đấu năm 2012:
+ Trên 98% lao động nữ đủ việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, được bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực, không bố trí lao động nữ công việc nặng nhọc, độc hại.
+ Các chế độ chính sách như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ, chế độ thai sản, tiếp cận các dịch vụ y tế và được tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình và an toàn vệ sinh lao động được các đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng quy định pháp luật.
+ Quan tâm, ưu tiên tuyển dụng, bố trí lao động nữ vào làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho nữ cán bộ, CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
+ Thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hành động VSTBPN vào chương trình công tác của đơn vị.
+ Rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nữ nhằm bảo đảm nguồn kế cận là nữ cho những năm tiếp theo. Ngày 08/3/2012, Ban cán sự Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Chỉ thị số 1579/BGTVT-TCCB về công tác nữ, trọng tâm chỉ thị là: Tăng cường quan tâm thực hiện công tác nữ trong quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; rà soát bổ sung các đồng chí nữ đủ điều kiện vào quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ. Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa đủ số lượng cấp phó theo quy định thì ưu tiên lựa chọn bổ nhiệm cán bộ nữ. Trường hợp đã đủ số lượng cán bộ theo quy định, nếu có nhân sự nữ cụ thể đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để giới thiệu bổ nhiệm thì đồng ý để đơn vị trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc bổ sung cấp phó ngoài số lượng. Năm 2012, các đơn vị cần quan tâm giới thiệu nữ cán bộ, CNVCLĐ có đủ năng lực, tiêu chuẩn và trình độ tham gia Ban Chấp hành Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội IX Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ tổ chức vào năm 2013.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về bình đẳng giới và VSTBPN.
- Tiếp tục triển khai các nội dung thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị: Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Kiện toàn bộ máy Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ từ Bộ đến cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp; rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ các cấp; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, công chức nữ của ngành GTVT và đơn vị trực thuộc;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ từ Bộ đến cơ sở; Xây dựng tài liệu tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ để tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (đối với cấp trên cơ sở) và đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị.
- Đẩy mạnh các hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình thông qua tài liệu, các lớp tập huấn, các ngày kỷ niệm về giới như ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 … Có thể lồng ghép các hoạt động tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới nhân kỷ niệm 5 năm Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền về: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Công ước CEDAW và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình tiêu biểu hoạt động VSTBPN. Tạo sự thay đổi và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở các ngành, các cấp và đối với từng cán bộ, CNVCLĐ của ngành.
- Xây dựng và nộp báo cáo định kỳ về hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ (có mẫu đính kèm) theo đúng thời gian quy định trước ngày 10/6/2012 đối với báo cáo sơ kết và trước ngày 10/12/2012 đối với báo cáo tổng kết. Đảm bảo chế độ thông tin thường xuyên với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ Giao thông vận tải.
3. Công tác kiểm tra hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ
- Từ cấp Bộ đến cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới ở các đơn vị trực thuộc và cấp dưới. Qua kiểm tra để đánh giá việc thực hiện Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu quốc gia về bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; những khó khăn, thuận lợi và bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.
- Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tham gia xây dựng và triển khai thực hiện KHHĐ về bình đẳng giới của đơn vị; việc tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và luật pháp, chính sách đối với phụ nữ (theo mẫu báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ gửi kèm).
- Dự kiến thời gian kiểm tra vào quý 3 năm 2012. Các đơn vị khi có thông báo trong danh sách kiểm tra năm 2012 chuẩn bị báo cáo (sẽ có văn bản trước thời gian kiểm tra gửi các đơn vị) và bố trí thời gian làm việc với đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Giao thông vận tải.
- Các đơn vị tổ chức trao đổi thông tin, tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau về mô hình hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Đưa nội dung bình đẳng giới vào nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn của đơn vị và của ngành.
2. Hàng năm thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch hành động của ngành và đơn vị. Coi đây là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hàng năm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ chế phối hợp (với cấp ủy Đảng, chính quyền, công đoàn) để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.
3. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, CNVCLĐ.
4. Bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới theo đúng thành phần; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
5. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo chuyên môn, tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho nữ cán bộ, CNVCLĐ tham gia đầy đủ các hoạt động mang tính chất giới.
Trên đây là hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2012 của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Giao thông vận tải. Ban VSTBPN các đơn vị trực thuộc căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN năm 2012 và báo cáo về Ban VSTBPN Bộ GTVT theo quy định.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Báo cáo sơ kết/tổng kết tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của Phụ nữ (mẫu đính kèm công văn ………./BGTVT-TCCB /3/2012 của Ban VSTBPN Bộ GTVT)
ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | ….., ngày tháng năm 2012 |
BÁO CÁO SƠ KẾT/TỔNG KẾT
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
I. Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị
(Tổng số CB, CNV: ? ; trong đó CBCNV nữ: ? ; nữ chiếm: %?
- Lao động gián tiếp: ?
- Lao động trực tiếp: ?
- Cán bộ nữ khối hành chính, sự nghiệp: ……… người.
- Cán bộ nữ là Vụ trưởng và tương đương: …/…….. người là Vụ trưởng và tương đương, chiếm …%/ Tổng lãnh đạo là Vụ trưởng và tương đương;
- Cán bộ nữ là Phó Vụ trưởng và tương đương: …/…… người là Phó Vụ trưởng và tương đương, chiếm ….%/ Tổng lãnh đạo là Phó Vụ trưởng và tương đương;
- Cán bộ nữ là cấp trưởng, cấp phó của Tổng cục, các Cục trực thuộc Bộ: ../… người là cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương, chiếm …%/ Tổng cán bộ cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương;
- Cán bộ nữ là cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: ../… người là cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương, chiếm ….%/ Tổng cán bộ cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương;
- Cán bộ viên chức nữ khối Doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý: ………. người.
- Cán bộ nữ là cấp trưởng, cấp phó phòng các Tổng công ty, công ty nhà nước trực thuộc Bộ: ../… người là cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương, chiếm …%/ Tổng cán bộ cấp trưởng, cấp phó phòng và tương đương:
II. Việc triển khai các nhiệm vụ của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị.
1. Tổ chức bộ máy của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (Ban VSTBPN)
- Tình hình kiện toàn Ban VSTBPN và cơ cấu tổ chức của Ban.
- Việc xây dựng và thực hiện Quy chế hoạt động của Ban VSTBPN.
- Việc thành lập Ban VSTBPN ở các đơn vị trực thuộc
- Việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
- Kinh phí cho công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
2. Về hoạt động của Ban VSTBPN.
2.1. Công tác tuyên truyền, tập huấn về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ:
- Các hình thức tuyên truyền đã triển khai
- Số lượng các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đã tổ chức
- Tỷ lệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức nam và nữ tham gia các lớp tập huấn về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
- Đánh giá sơ bộ kết quả công tác tuyên truyền, tập huấn
2.2. Công tác kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Số lượng đơn vị được kiểm tra hàng năm
- Những vấn đề phát hiện được qua công tác kiểm tra đã được Bộ, ngành chủ động giải quyết
- Đánh giá sơ bộ tác động của công tác kiểm tra
2.3. Vai trò của Ban VSTBPN trong công tác tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị thực hiện các nhiệm vụ vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
- Những hoạt động phối hợp thực hiện công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đã được đơn vị triển khai. Những khó khăn, tồn tại.
- Những nội dung tham mưu của Ban VSTBPN đối với lãnh đạo đơn vị.
- Đánh giá vai trò tham mưu của Ban VSTBPN trong việc thực hiện các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
III. Việc triển khai các hoạt động bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
1. Vai trò chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
2. Những vấn đề giới nổi cộm trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành hiện nay và hướng khắc phục những vấn đề đó.
3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị …
IV. Công tác phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015
1. Việc phối hợp xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới (KHHĐ) giai đoạn 5 năm/10 năm và hàng năm của đơn vị.
2. Những biện pháp đã được tiến hành nhằm triển khai, thúc đẩy việc thực hiện KHHĐ.
3. Việc lồng ghép các chỉ tiêu của KHHĐ vào Chương trình công tác, kế hoạch, dự án… của Bộ, ngành.
4. Kết quả sơ bộ việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của KHHĐ năm 2011.
5. Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chiến lược và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới.
V. Tình hình thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.
1. Kết quả công tác cán bộ nữ của đơn vị: tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; tỷ lệ Đảng viên nữ …
2. Những chính sách của đơn vị cho việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ,
3. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ.
4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ nữ của đơn vị.
VI. Kết quả thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Tình hình thực hiện các chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đã được Bộ, ngành thực hiện.
3. Việc thực hiện lồng ghép giới trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
VII. Đánh giá khái quát
1. Mặt được
2. Mặt hạn chế
3. Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
VIII. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Nơi nhận: | Lãnh đạo đơn vị |
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Bình đẳng giới 2006
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Luật cán bộ, công chức 2008
- 7Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 8Công văn 1579/BGTVT-TCCB về công tác cán bộ nữ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn 1693/BGTVT-TCCB hướng dẫn hoạt động năm 2012 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 1693/BGTVT-TCCB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực