Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16816/BTC-CĐKT
V/v: Hướng dẫn kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006

 

Kính gửi: Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Tiếp theo công văn số 16945/BTC- BH ngày 28/12/2005 và công văn số 1924/BTC - BH ngày 15/02/2006, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, như sau:

1.Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có thể chia tách thành: Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm tham gia chia lãi và quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm không tham gia chia lãi. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan quản lý và thực tế hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (sau đây gọi là doanh nghiệp) có một hoặc có nhiều Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm tham gia chia lãi.

2. Nguyên tắc kế toán tách quỹ:

2.1. Căn cứ số liệu khoá sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi Tiết tại thời Điểm 31/12/2005 phù hợp với số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2005 đã được công ty kiểm toán độc lập xác nhận, doanh nghiệp thực hiện tách riêng nguồn vốn, tài sản của Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và Quỹ chủ sở hữu để xác định số dư từng quỹ tại thời Điểm 1/1/2006.

2.2. Nguyên tắc và phương pháp tách tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của từng quỹ phải tuân thủ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành và phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý, khách quan.

2.3. Từ thời Điểm 1/1/2006, doanh nghiệp phải tổ chức và duy trì hệ thống sổ kế toán để ghi nhận riêng biệt tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của từng quỹ, gồm số dư đầu năm (1/1/2006) và số phát sinh mới.

2.4. Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó. Các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở các nguyên tắc phân bổ hợp lý do chuyên gia tính toán được chỉ định của doanh nghiệp xác định và phải đăng ký với Bộ Tài chính. Doanh nghiệp không được thay đổi các nguyên tắc phân bổ trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi các nguyên tắc này cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận, trong đó giải thích rõ lý do thay đổi.

2.5. Mỗi doanh nghiệp chỉ lập 1 bộ Báo cáo tài chính chính thức và duy nhất để nộp các cơ quan quản lý Nhà nước và phục vụ công khai tài chính. Việc phản ánh các chỉ tiêu theo quy định tương ứng với từng quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện trên một Báo cáo riêng thuộc hệ thống báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Báo cáo này nộp cho Bộ Tài chính (Vụ Bảo hiểm) và lưu sử dụng tại doanh nghiệp.

3. Việc tổ chức kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

3.1. Xác định số dư tại thời Điểm 01/01/2006 của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu

3.1.1 Nguồn vốn: Việc xác định số dư thuộc nguồn vốn quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và nguồn vốn quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:

- Nguồn vốn thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

+ Dự phòng nghiệp vụ (Mã số 330, Mục A của phần Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán);

+ Các Khoản phải trả khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở công bằng và hợp lý.

- Nguồn vốn thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu (Mã số 400, Mục B của phần Nguồn vốn trên Bảng Cân đối kế toán);

+ Các Khoản phải trả khác liên quan đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở công bằng và hợp lý.

3.1.2 Tài sản: Việc xác định số dư tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:

- Tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

+ Tiền, các Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các Khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác, các Khoản đầu tư tài chính dài hạn và các Khoản ký quỹ, ký cược dài hạn được hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ;

+ Các tài sản tương ứng với các Khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

- Tài sản thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm:

+ Tiền, các Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các Khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác, các Khoản đầu tư tài chính dài hạn và các Khoản ký quỹ, ký cược dài hạn được hình thành từ quỹ chủ sở hữu;

+ Tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

3.2. Mở sổ kế toán để ghi nhận giao dịch phát sinh riêng từng quỹ từ 01/01/2006.

Từ thời Điểm 01/01/2006, doanh nghiệp mở sổ kế toán để ghi nhận riêng biệt mọi giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu theo quy định cụ thể như sau:

3.2.1 Nguồn vốn và tài sản bao gồm:

- Số dư đầu năm ghi nhận theo số đã xác định được quy định tại Điểm 3.1 của Công văn này;

- Số phát sinh từ thời Điểm 01/01/2006 được ghi nhận riêng biệt cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu theo các giao dịch kinh tế phát sinh.

3.2.2 Doanh thu và chi phí:

a. Doanh thu:

(a.1) Doanh thu của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm gồm:

+ Doanh thu bán hàng (TK 511); Hàng bán bị trả lại (TK 531); Giảm giá hàng bán (TK 532); Phí nhượng tái bảo hiểm (TK 533);

+ Thu nhập hoạt động tài chính (TK 711) từ các tài sản đầu tư tài chính hình thành từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

(a.2) Doanh thu của quỹ chủ sở hữu gồm:

+ Thu nhập khác (TK 721);

+ Thu nhập hoạt động tài chính (TK 711) từ các tài sản đầu tư tài chính hình thành từ quỹ chủ sở hữu.

b. Chi phí:

(b.1) Chi phí của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm gồm:

+ Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 624), chi phí bán hàng (TK 641);

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở các nguyên tắc phân bổ do doanh nghiệp lựa chọn đảm bảo tính công bằng, hợp lý, và đã đăng ký với Bộ Tài chính;

+ Chi phí hoạt động tài chính (TK 811) phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở các nguyên tắc do doanh nghiệp lựa chọn đảm bảo tính công bằng, hợp lý, và đã đăng ký với Bộ Tài chính;

+ Chi phí khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn quỹ chủ sở hữu được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (TK 641, 642) được thực hiện thống nhất với phương pháp trích khấu hao do doanh nghiệp sử dụng.

(b.2) Chi phí của quỹ chủ sở hữu gồm:

+ Các Khoản chi phí khác (TK 821);

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở các nguyên tắc do doanh nghiệp lựa chọn đảm bảo tính công bằng, hợp lý, và đã đăng ký với Bộ Tài chính;

+ Chi phí hoạt động tài chính (TK 811) phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở các nguyên tắc do doanh nghiệp lựa chọn đảm bảo tính công bằng, hợp lý, và đã đăng ký với Bộ Tài chính.

c. Trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp trên các tài Khoản phản ánh doanh thu (nêu ở Điểm a1/3.2.2) có phát sinh các Khoản doanh thu hoặc Điều chỉnh doanh thu liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu thì doanh nghiệp phải ghi nhận cho quỹ chủ sở hữu;

- Trường hợp trên các tài Khoản phản ánh thu nhập (nêu ở Điểm a2/3.2.2) có phát sinh các Khoản thu nhập liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm thì phải ghi nhận các Khoản này vào quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm;

- Trường hợp trên các tài Khoản phản ánh chi phí (nêu ở Điểm b1/3.2.2) có phát sinh các Khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu thì phải ghi nhận vào quỹ chủ sở hữu;

- Trường hợp trên các tài Khoản phản ánh chi phí (nêu ở Điểm b2/3.2.2) có phát sinh các Khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm thì phải ghi nhận vào quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

4. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu

4.1. Doanh nghiệp phải quy định mã số của từng quỹ, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán từ khâu lập chứng từ, mở tài Khoản, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

4.2. Chứng từ kế toán: Doanh nghiệp khi lập và thu thập chứng từ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu phải dùng mã số của các quỹ để làm cơ sở ghi sổ kế toán tách biệt các quỹ.

4.3. Tài Khoản kế toán

4.3.1. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài Khoản kế toán áp dụng để mở các tài Khoản chi Tiết phù hợp với mã số quy định thống nhất nhằm phản ánh riêng tài sản, nguồn vốn, hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

4.3.2. Mở bổ sung Tài Khoản 332 - “Phải thu, phải trả giữa các quỹ” để phản ánh các Khoản phải thu, phải trả và thanh toán các Khoản phải thu, phải trả giữa các quỹ.

Các Khoản phải thu, phải trả được phản ánh ở tài Khoản này bao gồm:

- Phải thu các Khoản bù đắp thiếu hụt giữa các quỹ, các Khoản chi hộ;

- Phải trả các Khoản hoàn trả Khoản bù đắp thiếu hụt giữa các quỹ, các Khoản đã chi hộ, đã thu hộ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của

Tài Khoản 332 - Phải thu, phải trả giữa các quỹ

Bên Nợ:            - Số phải thu giữa các quỹ;

- Số đã trả giữa các quỹ.

Bên Có:            - Số phải trả giữa các quỹ;

- Số đã thu giữa các quỹ.

Tài Khoản này cuối năm không có số dư.

Tài Khoản 332 - Phải thu, phải trả giữa các quỹ, có 2 tài Khoản cấp 2:

+ TK 3321 - Phải thu giữa các quỹ: Phản ánh các Khoản phải thu giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu. Tài Khoản này cung cấp các chỉ tiêu chi Tiết về các Khoản phải thu, phải trả của báo cáo quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

Bên Nợ: Phản ánh số phải thu giữa các quỹ.

Bên Có: Phản ánh số đã thu giữa các quỹ.

Số dư bên Nợ: Phản ánh số còn phải thu giữa các quỹ

+ TK 3322 - Phải trả giữa các quỹ: Phản ánh các Khoản phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu. Tài Khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

Bên Nợ: Phản ánh số đã trả giữa các quỹ.

Bên Có: Phản ánh số phải trả giữa các quỹ.

Số dư bên Có: Phản ánh số còn phải trả giữa các quỹ.

Cuối kỳ kế toán khi lập Bảng Cân đối kế toán, Tài Khoản 3321 và 3322 được bù trừ giữa số phải thu và số phải trả để có số dư bằng không.

Tài Khoản 3321 và 3322 phải theo dõi chi Tiết cho từng quỹ.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a. Khi phân bổ khấu hao TSCĐ của quỹ chủ sở hữu sử dụng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 641, 642

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3321 - Phải thu giữa các quỹ (Chi Tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm)

Có TK 3322 - Phải trả giữa các quỹ (Chi Tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm cho quỹ chủ sở hữu ).

b. Khi sử dụng quỹ chủ sở hữu để chi thay cho quỹ chủ hợp đồng bị thiếu hụt, ghi:

Nợ TK liên quan

Có các TK 111, 112.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3321 - Phải thu giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm)

Có TK 3322 - Phải trả giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền phải trả từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm cho quỹ chủ sở hữu).

c. Khi dùng lợi nhuận của quỹ chủ sở hữu bù đắp cho số lỗ của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 42122 (hoặc TK 42112)

Có TK 42121 (hoặc TK 42111)

Đồng thời ghi:

Nợ TK 3321- Phải thu giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm)

Có TK 3322 - Phải trả giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền phải trả từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm cho quỹ chủ sở hữu).

d. Khi quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có lãi, thực hiện kết chuyển lãi trả cho quỹ chủ sở hữu phần lỗ của quỹ chủ hợp đồng đã được bù đắp bằng quỹ chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 42121 (hoặc TK 42111)

Có TK 42122 (hoặc TK 42112)

Đồng thời ghi:

Nợ TK 3322 - Phải trả giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền đã trả từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm cho quỹ chủ sở hữu)

Có TK 3321 - Phải thu giữa các quỹ (Chi Tiết số tiền đã thu của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm cho quỹ chủ sở hữu).

4.3.3. Tài Khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, được mở các TK cấp 3 như sau:

- TK 42111 - Lợi nhuận năm trước của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm

- TK 42112 - Lợi nhuận năm trước của quỹ chủ sở hữu

- TK 42121 - Lợi nhuận năm nay của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm

- TK 42122 - Lợi nhuận năm nay của quỹ chủ sở hữu

4.4. Sổ kế toán

Doanh nghiệp căn cứ vào các quy định về sổ kế toán tại Luật Kế toán, Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 và chế độ sổ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm hiện hành để mở các sổ chi Tiết theo dõi riêng các Khoản tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

5. Báo cáo tài chính

Doanh nghiệp lập bổ sung 1 mẫu Báo cáo tài chính là: “Tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu” (Mẫu số B08 - DNBH/NT).

 

Đơn vị:.........

Mẫu số B08-DNBH/NT

Theo Công văn số 16816/BTC –CĐKT ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính

 

TÀI SẢN, NGUỒN VỐN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ QUỸ CHỦ SỞ HỮU

Năm 200...

Phần I - Trình bày chính sách ghi nhận

1. Nguyên tắc kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu:

+ Ghi nhận TSCĐ:........................................................................................

+ Ghi nhận khấu hao TSCĐ:.........................................................................

+ Ghi nhận doanh thu:...................................................................................

+ Ghi nhận chi phí:........................................................................................

...........................

2. Nguyên tắc phân bổ chi phí giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu:

- Loại chi phí phải phân bổ:..............................................................................

- Tiêu thức phân bổ đã lựa chọn sử dụng:........................................................

3. Ghi nhận các Khoản phải thu, phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu:

Đơn vị tính......

 

Số đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

Chỉ tiêu

Tổng số

Quỹ chủ HĐBH

Quỹ chủ SH

Tổng số

Quỹ chủ HĐBH

Quỹ chủ SH

Tổng số

Quỹ chủ HĐBH

Quỹ chủ SH

1.Phải thu/phải trả liên quan đến bù đắp từ quỹ chủ sở hữu sang quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm:

(Chi Tiết theo từng giao dịch)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Phải thu/phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lý do:...................

 

Phần II - Tài sản, nợ phải trả và kết quả hoạt động

Chỉ tiêu

Quỹ chủ hợp đồng BH

Quỹ chủ sở hữu

Tổng số

 

Số cuối năm

Số đầu năm

Số cuối năm

Số đầu năm

Số cuối năm

Số đầu năm

A

1

2

3

4

5

6

I- TÀI SẢN, NỢ PHẢI TRẢ

 

 

 

 

 

 

A- TÀI SẢN

 

 

 

 

 

 

I. Tài sản đầu tư tài chính

 

 

 

 

 

 

1. Tiền gửi kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

2. Trái phiếu

+ Trái phiếu kho bạc thời hạn......

+

+

 

 

 

 

 

 

3. Cổ phiếu

+

+

 

 

 

 

 

 

...............

 

 

 

 

 

 

II. Tài sản không mang đi đầu tư

 

 

 

 

 

 

1. Tiền

 

 

 

 

 

 

2. Phải thu

 

 

 

 

 

 

3. Tài sản cố định

 

 

 

 

 

 

4. Khác

 

 

 

 

 

 

5. Phải thu nội bộ giữa các quỹ

 

 

 

 

 

 

Cộng tài sản

 

 

 

 

 

 

B- NỢ PHẢI TRẢ

 

 

 

 

 

 

I. Nợ ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

II. Nợ dài hạn

 

 

 

 

 

 

III. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

IV. Phải trả nội bộ giữa các quỹ

 

 

 

 

 

 

Cộng nợ phải trả

 

 

 

 

 

 

C- TÀI SẢN THUẦN

 

 

 

 

 

 

II- DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

A

1

2

3

4

5

6

D - DOANH THU

 

 

 

 

 

 

1. Doanh thu phí bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

2. Doanh thu từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

 

 

3. Doanh thu khác

 

 

 

 

 

 

Đ - CHI PHÍ

 

 

 

 

 

 

I. Chi phí kinh doanh bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

1. Chi trả tiền bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

2. Chi phí khai thác hợp đồng

 

 

 

 

 

 

3. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

4. Chi phí trực tiếp khác

 

 

 

 

 

 

II. Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

 

III. Chi phí hoạt động đầu tư

 

 

 

 

 

 

IV. Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

E- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

- Phân chia kết quả hoạt động giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

- Số bù đắp của quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày...tháng....năm...

Người lập biểu

Chuyên gia tính toán được chỉ định

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Giải thích nội dung và phương pháp lập báo cáo “Tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu” (Mẫu số B08-DNBH/NT)

(1). Bản chất và Mục đích của báo cáo “Tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu”: Là báo cáo phản ánh giá trị tài sản, nợ phải trả của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu từ đó tính ra tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) của chủ sở hữu và phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của từng quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu và tính ra số phân chia kết quả hoặc bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

Báo cáo này lập theo năm, chỉ nộp cho Bộ Tài chính (Vụ Bảo hiểm) và lưu giữ tại doanh nghiệp bảo hiểm.

(2). Cơ sở số liệu để lập báo cáo “Tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu”:

- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi Tiết;

- Căn cứ vào báo cáo này năm trước.

(3). Nội dung và phương pháp lập:

Số liệu ghi vào cột 2, cột 4, cột 6 “Số đầu năm” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1, cột 3, cột 5 “Số cuối năm” của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

Riêng đối với báo cáo này của năm 2006 thì số liệu ghi vào cột 2, cột 4, cột 6 thực hiện theo quy định sau:

- Số liệu ghi vào Mục A “Tài sản” và Mục B “Nợ phải trả” được căn cứ vào số liệu của chuyên gia tính toán được chỉ định xác định số dư đầu năm (01/01/2006) theo quy định tại Điểm 3.1 của Công văn này.

- Số liệu ghi vào Mục C là hiệu số giữa Mục A và Mục B (C= A - B)

- Phần doanh thu (Mục D), chi phí (Mục Đ) và kết quả hoạt động (Mục E) của cột năm trước (cột 2, cột 4, cột 6) được để trống (không có số liệu).

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 1, cột 3, cột 5 (Số cuối năm) của báo cáo tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu, như sau:

- Tài sản (Mục A) và nợ phải trả (Mục B) được căn cứ vào số dư của các Sổ chi Tiết tài Khoản loại 1, tài Khoản loại 2 và tài Khoản loại 3 của các quỹ theo mã số quy định.

- Số liệu ghi vào Mục C là hiệu số giữa Mục A và Mục B (C=A - B)

- Doanh thu (Mục D), chi phí (Mục Đ) và kết quả hoạt động (Mục E) được căn cứ vào sổ chi Tiết các tài Khoản loại 5, loại 6, loại 7, loại 8, loại 9 và Tài Khoản 421 để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo từng quỹ.

Việc phân chia kết quả kinh doanh giữa các quỹ do chuyên gia tính toán được chỉ định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm.

Số liệu cột tổng số của báo cáo này phải phù hợp với số liệu trên Bảng Cân đối kế toán (Mục A, Mục B và Mục C) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (Mục D, Mục Đ và Mục E) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã được công khai và nộp cho các cơ quan quản lý.

6. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ căn cứ các quy định tại Công văn này để thực hiện kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, quỹ chủ sở hữu phục vụ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính từ năm tài chính 2006.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Vụ Pháp chế;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo)
- Lưu: VT, Vụ CĐKT&KT, BH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 16816/BTC-CĐKT năm 2006 hướng dẫn kế toán tách quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 16816/BTC-CĐKT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 29/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trần Văn Tá
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản