Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1675/BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong thời gian qua, Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực vật, nguồn gen vật nuôi. Trong quá trình bảo tồn và lưu giữ, các tổ chức, cá nhân đã giữ được một số nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời phát hiện và khai thác phát triển một số nguồn gen cây trồng, vật nuôi thành sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất như: cây cam bù, hoa đào, gà H’mong, lợn Mường Khương…
Để bảo tồn, phát triển có hiệu quả các nguồn gen quý trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguồn giống quý, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao, phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, miền và các nước trong khu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính gửi Bộ Khoa học và Công nghệ Danh mục các nhiệm vụ Khoa học, Công nghệ về quỹ gen cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 để xem xét, thẩm định (có phụ lục kèm theo).
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
NHIỆM VỤ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN THỰC VẬT
(Kèm theo công văn số 1675/BNN-KHCN, ngày 28 tháng 3 năm 2011)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện |
1 | “Khai thác, phát triển nguồn gen bưởi địa phương chất lượng cao từ vùng sông Đáy Hà Nội và huyện Ninh Sơn, Quảng Nam” | 1. Mục tiêu chung: Góp phần phát triển kinh tế xã hội cho vùng sông Đáy, Hà Nội và huyện Ninh Sơn, Quảng Nam 2. Mục tiêu cụ thể: - Tuyển chọn được 2-3 giống bưởi địa phương chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng sông Đáy, Hà Nội và huyện Ninh Sơn, Quảng Nam - Xây dựng được quy trình canh tác thích hợp cho giống bưởi đặc sản, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nghề làm vườn tại một số địa phương trong vùng nghiên cứu - Xây dựng một số mô hình trình diễn cây đầu dòng với kỹ thuật canh tác mới đạt hiệu quả kinh tế tăng 15-20% so với các mô hình hiện hành. - Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho 1-2 giống bưởi đặc sản | 1- Điều tra, thu thập, lưu giữ, đánh giá và tuyển chọn tập đoàn giống bưởi từ vùng sông Đáy, Hà Nội và tỉnh Quảng Nam 2- Nhân giống, khảo nghiệm nguồn gen bưởi triển vọng trong vùng nghiên cứu 3- Thăm dò một số tổ hợp lai hữu tính từ các giống bưởi triển vọng 4- Hoàn thiện quy trình nhân giống và thâm canh một số giống bưởi triển vọng tại vùng nghiên cứu 5- Nghiên cứu kênh tiêu thụ và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho một số giống bưởi đặc sản vùng sông Đáy, Hà Nội và huyện Ninh Sơn, Quảng Nam 6- Xây dựng mô hình trình diễn cây đầu dòng cho bưởi đặc sản vùng sông Đáy, Hà Nội và huyện Ninh Sơn, Quảng Nam | - Tuyển chọn được 2-3 giống bưởi địa phương có năng suất và chất lượng cao cho vùng sông Đáy và Ninh Sơn, Quảng Nam - Xây dựng được quy trình canh tác thích hợp cho giống bưởi đặc sản tại 2 vùng nghiên cứu - Xây dựng mô hình trình diễn cây đầu dòng cho một số giống bưởi đặc sản trong vùng nghiên cứu - Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho 1-2 giống bưởi đặc sản | 2011-2014 |
2 | “Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa nương đặc sản gồm Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua, Khẩu tan nương và Khẩu mang phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” | 1. Mục tiêu lâu dài: Khai thác phát triển một số nguồn gen lúa nương địa phương phục vụ nhu cầu gạo chất lượng cao, tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao hiệu quả bảo tồn nguồn gen lúa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể: - Chọn lọc và phục tráng 04 giống lúa nương (Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua, Khẩu tan nương và Khẩu mang) địa phương phục vụ nhu cầu gạo chất lượng cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Xây dựng biện pháp kỹ thuật và các mô hình sản xuất | 1- Đánh giá và chọn cá thể (G0) của 03 giống lúa địa phương 2- Đánh giá các dòng đã chọn được (G1) của 03 giống lúa địa phương 3- Tiếp tục đánh giá các dòng đã chọn được (G2) của 03 giống lúa địa phương 4- Thí nghiệm so sánh giống và các biện pháp kỹ thuật cho 03 giống lúa địa phương 5- Xây dựng mô hình canh tác cho 03 giống lúa được phục tráng | - 04 giống lúa được phục tráng có độ thuần, năng suất và chất lượng cao - Biện pháp kỹ thuật cho năng suất và chất lượng tối ưu (năng suất cao hơn đối chứng 10-15%) - 4 mô hình sản xuất tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc. Mỗi mô hình 1ha. | 2011-2014 |
3 | “Khai thác và phát triển nguồn gen Bí Xanh, Mướp Đắng và Đậu Bắp (Lady Finger) tại tỉnh vùng trung du phía bắc, miền trung và phụ cận Hà Nội” | 1. Mục tiêu lâu dài: Khai thác và phát triển nguồn gen bí Xanh, Mướp Đắng và đậu Bắp năng suất cao, chất lượng tốt chủ động cung cấp giống cho phát triển sản xuất và thu hoạch sản phẩm rau quả tiêu dùng, cung cấp cho công nghiệp chế biến theo yêu cầu tiêu chuẩn và chế biến thực phẩm chức năng. 2. Mục tiêu cụ thể: - Phát triển được 3-4 giống bí Xanh, mướp Đắng và đậu Bắp chất lượng cao ít sâu bệnh - Xây dựng được quy trình kỹ thuật cho giống bí Xanh, Mướp Đắng và Đậu Bắp phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương - Kỹ thuật thu hoạch bảo quản bí Xanh, mướp Đắng và Đậu Bắp - Ba mô hình trồng theo hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt | 1- Nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật giống, phục tráng 3-4 nguồn gen bí Xanh, mướp Đắng và đậu Bắp có năng suất cao, chất lượng tốt, trồng được nhiều vụ trong năm; 2- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất bí Xanh, mướp Đắng và đậu Bắp theo hướng rau an toàn; 3- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến bí Xanh, Mướp Đắng và Đậu Bắp; 4- Xây dựng mô hình sản xuất bí Xanh, mướp Đắng và đậu Bắp có năng suất tăng 20% so với đại trà | - 04 giống (02 giống cho Bí Xanh: nguyên liệu chế biến và rau, 01 giống cho Mướp Đắng: cho dược liệu và 01 giống Đậu Bắp cho sản xuất rau an toàn) - Quy trình sản xuất Bí Xanh, Mướp Đắng và Đậu Bắp theo hướng rau an toàn; - Quy trình thu hoạch và sơ chế, bảo quản - Mô hình sản xuất Bí Xanh, Mướp Đắng và Đậu Bắp an toàn, năng suất tăng 20% | 2011-2014 |
PHỤ LỤC 2
NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ DI TRUYỀN NGUỒN GEN THỰC VẬT
(Kèm theo công văn số 1675/BNN-KHCN, ngày 28 tháng 3 năm 2011)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung | Dự kiến kết quả | TG thực hiện |
1 | “Đánh giá tiềm năng di truyền một số giống lúa địa phương Việt Nam ” | Mục tiêu: Đánh giá được tiềm năng di truyền về năng suất, chất lượng, tính chống chịu và tính kháng bệnh của một số giống lúa bản địa cho công tác bảo tồn, khai thác phát triển và chọn tạo giống lúa | 1- Phân tích đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng và chất lượng về nguồn gen lúa địa phương: về các đặc tính chống chịu (hạn, mặn, lạnh…), tiềm năng năng suất, chất lượng (mùi thơm, hàm lượng amylose). 2- Phân tích đa dạng di truyền của các giống lúa địa phương bằng chỉ thị phân tử: đánh giá đa dạng di truyền của các giống lúa, xác định mối liên quan di truyền giữa giống và nhóm giống. Xác định được alen đặc trưng cho các tính trạng. 3- Phân tích tiềm năng của các giống lúa về các đặc tính: chống chịu, chất lượng, năng suất 4- Phân tích hướng sử dụng và khai thác các nguồn gen tiềm năng (năng suất, chất lượng, chống chịu và khả năng thích ứng). | - Cơ sở dữ liệu về khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng của một số nguồn gen lúa địa phương - Nguồn gen chống chịu, năng suất và chất lượng - Báo cáo phân tích tiềm năng của một số giống lúa địa phương: về năng suất, chất lượng và tính chống chịu - Báo cáo phân tích tiềm năng bảo tồn lưu giữ, khai thác và phát triển một số giống lúa. Định hướng sử dụng | 2011-2015 |
PHỤ LỤC 3
NHIỆM VỤ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN VẬT NUÔI
(Kèm theo công văn số 1675/BNN-KHCN, ngày 28 tháng 3 năm 2011)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện |
1 | Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Mía và Móng | - Nhân đàn gà Mía và Móng có năng suất cao dựa vào các biện pháp di truyền hiện đại. - Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng (thức ăn, phương thức cho ăn, phương thức chăn thả) và vệ sinh thú y phòng bệnh cho giống gà Mía và Móng - Xây dựng các mô hình chăn nuôi gà Mía và gà Móng. | - Chọn và ghép phối dựa theo giá trị di truyền để tạo ra đàn hạt nhân nhằm nâng cao năng suất của gà Mía và Móng. - Nghiên cứu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng (thức ăn, phương thức cho ăn, phương thức chăn thả) và vệ sinh thú y phòng bệnh cho giống gà Mía và Móng. - Phát triển nguồn gen gà Mía sinh sản với quy mô 500 con/mô hình, mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm với quy mô 1000 con/mô hình. - Phát triển nguồn gen gà Móng sinh sản với quy mô 300 con/mô hình, mô hình chăn nuôi gà Móng thương phẩm với quy mô 800 con/mô hình. | - Đàn gà Mía và Móng hạt nhân có khối lượng cơ thể 19 tuần tuổi và sản lượng trứng ở 68 tuần tuổi tăng từ 4-6% so với đàn đang nuôi bảo tồn với số lượng 500 con. - Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y giống gà Mía và Móng - 03 mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản với quy mô 500 con/mô hình, 6 mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm với quy mô 1000 con/mô hình. - 03 mô hình chăn nuôi gà Móng sinh sản với quy mô 300con/mô hình, 6 mô hình chăn nuôi gà Móng thương phẩm với quy mô 800con/mô hình. | 2011-2015 |
2 | Khai thác và phát triển sản xuất giống lợn Hạ Lang và lợn Táp ná của tỉnh Cao Bằng. | Tuyển chọn giống lợn Hạ Lang và lợn Táp ná tại tỉnh Cao Bằng để xây dựng mô hình nhân giống, phát triển bền vững, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen 2 giống lợn để sản xuất lợn thương phẩm bản địa mang tính hàng hóa | - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, năng suất và chất lượng đàn lợn giống hạ Lang và Táp Ná. Nghiên cứu xác định các đặc điểm của giống: Các tính trạng sinh sản, sinh trưởng, phẩm chất thịt xẻ nhằm tạo ra cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu bảo tồn, nhân thuần, lai tạo và phát triển nhằm thương mại hóa giống lợn này. - Tạo đàn hạt nhân thông qua tuyển chọn đàn lợn đủ chất lượng làm giống để sản xuất con giống, cung cấp giống tốt cho cộng đồng - Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái trong đàn hạt nhân (kỹ thuật chọn và nhân giống, thức ăn và dinh dưỡng, chăm sóc và quản lý, kết cấu chuồng trại và thú y) để nâng cao khả năng sản xuất của lợn địa phương. - Hoàn thiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, xử lý chất thải chăn nuôi v.v. phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, kết hợp kỹ thuật tiên tiến với phương pháp chăn nuôi truyền thống (bán hoang dã) để khai thác tiềm năng sinh học của 2 giống lợn Hạ Lang và Táp Ná và duy trì chất lượng sản phẩm. - Xây dựng trang trại nuôi lợn thương phẩm theo đúng qui trình chăm sóc nuôi dưỡng theo hướng đảm bảo an toàn dịch và vệ sinh thực phẩm. Góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. - Bước đầu hình thành mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm lợn giống, lợn thịt đặc sản Hạ Lang và Táp ná. | - Đàn hạt nhân giống lợn Hạ Lang và Táp Ná: Duy trì có mặt thường xuyên trong đàn 50 nái+5 đực/giống. Năng suất sinh sản có số lứa đẻ/nái/năm: 1,6-1,8, số con sơ sinh sống/lứa: 8-10 con. Cung cấp lợn đực/cái hậu bị thuần để nhân đàn - Đàn phát triển sản xuất (nhân giống): 100 nái nền + 10 đực/ giống có năng suất sinh sản đạt 1,6 – 1,7 lứa/nái/năm, số con sơ sinh sống/lứa đạt 7-9 con. Cung cấp lợn đực/cái hậu bị thuần để sản xuất lợn thương phẩm. - Lợn con bản địa thương phẩm: 2000 con/giống lợn nái nền (lợn thương phẩm thuần, lai Hạ Lang x Táp Ná, lai giữa lợn bản địa và ngoại) khối lượng xuất chuồng ở 8 tháng tuổi đạt ≥ 60kg với các chỉ tiêu: + Tăng khối lượng/ngày ≥250g; Tỷ lệ nạc ≥ 40%; Tiêu tốn thức ≤ 4,0kgTA/kg tăng khối lượng - Các qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh đảm bảo an toàn dịch và vệ sinh thực phẩm - 4 mô hình trang trại nuôi lợn thương phẩm khép kín có quy mô ≥ 5 nái sinh sản và 40 lợn thương phẩm/mô hình. Tăng hiệu quả kinh tế 10-12% so với đối chứng. - Đào tạo tại chỗ cho 300 lượt cán bộ địa phương. Tổ chức hội thảo, tham quan, tập huấn kỹ thuật cho 400 lượt người chăn nuôi trực tiếp. - Mạng lưới liên kết giữa các nhà chăn nuôi, thu mua, quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm lợn giống, lợn thịt đặc sản Hạ Lang và Táp ná. | 2011-2014 |
3 | Khai thác, phát triển nguồn gen giống bò H’Mông | Mục tiêu: - Khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, phát triển bền vững nguồn gen giống Bò đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao. Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc, giúp dân xóa đói giảm nghèo. Ổn định an ninh trật tự xã hội. - Tăng 30 - 50% thu nhập cho người chăn nuôi so với đối chứng. - Ổn định cuộc sống, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng | - Điều tra thực trạng chăn nuôi – thú y đối với Bò H’Mông. - Áp dụng (SWOT Strongly: điểm mạnh, Weart: điểm yếu; Opportunity: cơ hội; Threat: rủi ro) trong quá trình nghiên cứu khai thác và phát triển. Đánh giá tiềm năng lợi thế và các yếu tố bất lợi, rủi ro trong khai thác, phát triển. - Xây dựng các qui trình kỹ thuật chăn nuôi – thú y - Xây dựng một số kiểu chuồng nuôi phòng chống rét thích hợp - Xây dựng 2-4 mô hình chăn nuôi bền vững. - Xây dựng mô hình trồng, chế biến, bảo quản, dự trữ và sử dụng thức ăn tại chỗ - Ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu vào mô hình chăn nuôi – Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn. Chuyển giao mô hình, công nghệ trong sản xuất. | - 2 mô hình khai thác, phát triển chăn nuôi Bò H’Mông giống chất lượng cao, an toàn dịch cung cấp giống cho sản xuất, với qui mô: 5 – 10 con/ liên bộ hoặc nông hộ - 2 mô hình nuôi bò thịt đảm bảo an toàn dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm, qui mô: 50-150 con/liên làng bản, xã thôn - Mô hình đơn giản, hiệu quả, đảm bảo an toàn dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm, mô hình dễ chuyển giao trong sản xuất - Qui trình, kỹ thuật hiệu quả đơn giản, dễ hiểu, hợp với trình độ, điều kiện của đồng bào dân tộc. - 100% cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi được tập huấn hội thảo, thăm quan mô hình trình diễn. - Qui trình kỹ thuật công nghê được phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên kênh VTV2 hàng năm - Tăng thu nhập 30-50% cho người chăn nuôi so với trước kia | 2011 |
PHỤ LỤC 4
NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ DI TRUYỀN NGUỒN GEN VẬT NUÔI
(Kèm theo công văn số 1675/BNN-KHCN, ngày 28 tháng 3 năm 2011)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện |
1 | Đánh giá tiềm năng di truyền của các giống lợn nội | - Đánh giá lại hiện trạng các giống lợn nội Việt Nam. - Phân tích tiềm năng di truyền kiểu hình nguồn gen lợn nội. - Phân tích tiềm năng di truyền nguồn gen lợn nội. - Phân tích tiềm năng di truyền kiểu gen, các marker phân tử các tính trạng quý hiếm, đặc hữu và tiềm năng phát triển của lợn nội. - Phân tích tiềm năng di truyền mối quan hệ kiểu hình và kiểu gen nguồn gen lợn nội - Xây dựng cơ sở dữ liệu các giống lợn nội. | - Đánh giá lại hiện trạng các giống lợn nội Việt Nam: + Số liệu về đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng phát triển, sinh sản, khả năng thích ứng với bệnh tật… của các giống lợn Việt Nam (đã có và bổ sung). + Phân tích đánh giá, đề xuất định hướng ưu tiên 6-8 giống lợn nội có các tính trạng quý hiếm, đặc hữu và tiềm năng phát triển. - Phân tích tiềm năng di truyền kiểu hình nguồn gen lợn nội. Phân tích các phương sai thành phần, các tham số di truyền của một số tính trạng kinh tế quan trọng (sinh trưởng và sinh sản). - Phân tích tiềm năng di truyền nguồn gen lợn nội. Mối quan hệ giữa các giống chủ yếu và các giống mới tìm được sử dụng chỉ thị phân tử Microsatellite và Mitochondrial (mtDNA). - Phân tích tiềm năng di truyền kiểu gen, các marker phân tử các tính trạng quý hiếm, đặc hữu và tiềm năng phát triển của 6-8 giống lợn nội + Xác định các gene topituitary-spectice - franscription factor-1, myogenin và gene heart fatty acid BP ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. + Xác định các gene estrogen receptor và prolactin receptor ảnh hưởng đến tính trạng số con/ổ + Xác định gen Halothan và Rendement Napole (RN) ảnh hưởng đến chất lượng thịt. - Phân tích tiềm năng di truyền mối quan hệ kiểu hình và kiểu gen nguồn gen lợn nội: + Mối quan hệ giữa đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng với các marker phân tử của các giống + Mối quan hệ, so sánh các tính trạng đặc hữu, quý hiếm, đề xuất định hướng bảo tồn khai thác. - Xây dựng cơ sở dữ liệu các giống lợn nội của Việt Nam | - Bộ số liệu về đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng phát triển, sinh sản, khả năng thích ứng với bệnh tật… của các giống lợn Việt Nam (đã có và bổ sung); - Báo cáo phân tích đánh giá. Đề xuất định hướng ưu tiên 6-8 giống lợn nội có các tính trạng quý hiếm, đặc hữu và tiềm năng phát triển. - Bộ số liệu về đặc điểm di truyền, giá trị giống của một số tính trạng kinh tế quan trọng (Tăng khối lượng/ ngày, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa/ổ và chất lượng thịt) của 3 giống lợn nội. Phân tích tiềm năng di truyền kiểu hình nguồn gen của 6-8 giống lợn trong danh mục ưu tiên. - Tiềm năng di truyền nguồn gen lợn nội: Mối quan hệ giữa các giống chủ yếu và các giống mới tìm được sử dụng chỉ thị phân tử Microsatellite và Mitochondrial (mtDNA). - Phân tích tiềm năng di truyền kiểu gen, các marker phân tử các tính trạng quý hiếm, đặc hữu và tiềm năng phát triển của 6-8 giống lợn nội. Các QTL điều khiển các tính trạng: Tốc độ sinh trưởng, số con/ổ và chất lượng thịt. - Phân tích tiềm năng di truyền mối quan hệ kiểu hình và kiểu gen nguồn gen lợn nội: + Mối quan hệ giữa đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng với các marker phân tử của các giống + Mối quan hệ, so sánh các tính trạng đặc hữu, quý hiếm, đề xuất định hướng bảo tồn khai thác phát triển giống v.v. - Cơ sở dữ liệu các giống lợn nội Việt Nam: + Bộ cơ sở dữ liệu các tính trạng quý hiếm, đặc hữu nguồn gen các giống lợn + Các marker phân tử về các tính trạng | 2011-2015 |
- 1Quyết định 154/QĐ-BKHCN phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 564/QĐ-BKHCN phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 154/QĐ-BKHCN phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 564/QĐ-BKHCN phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Công văn 1675/BNN-KHCN về đề xuất thực hiện nhiệm vụ Khoa học Công nghệ về quỹ gen cấp nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1675/BNN-KHCN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/03/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Tấn Hinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra