- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 2Bộ luật Lao động 2019
- 3Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 107/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
- 7Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2020 về Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/TTg-KTTH | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: | - Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội); |
Thủ tướng Chính phủ nhận được Phiếu chất vấn số 97/GS-PCCV ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại Kỳ họp Quốc hội thứ 10, Quốc hội Khóa XIV như sau:
I. NỘI DUNG CHẤT VẤN:
"Cử tri có ý kiến: Hiện nay việc áp thang bảng lương cho nghệ sỹ, diễn viên nói chung đặc biệt là các nghệ sỹ, diễn viên múa và xiếc nói riêng đang có nhiều bất cập, chưa hợp lý bởi thời gian học tập của họ rất dài (phải học từ nhỏ, học 6 năm, 7 năm, 9 năm tốt nghiệp trung cấp; 3-4 năm tốt nghiệp Đại học) nhưng thời gian cống hiến của họ thì rất ngắn. Ngoài 30 tuổi trở đi rất ít người có thể tiếp tục cống hiến theo nghề dẫn đến gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Do vậy cần phải nghiên cứu để điều chỉnh lại thang bảng lương, tuổi nghỉ hưu đối với các nghệ sỹ, diễn viên nói chung và các nghệ sỹ, diễn viên múa, xiếc nói riêng.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này".
II. TRẢ LỜI:
1. Về chính sách tiền lương
Triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, tại Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất và phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp theo nghề (nếu có) đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thang, bảng lương mới của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch (trong đó có các nghệ sỹ, diễn viên múa, diễn viên xiếc), Chính phủ giao Bộ Nội vụ tổng hợp, cân đối chung, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Từ nay cho đến khi triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (ngày 01 tháng 7 năm 2022), thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế độ tiền lương mới, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, khả năng ngân sách và theo đúng quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW.
2. Về tuổi nghỉ hưu
Theo quy định của pháp luật thì diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao; diễn viên xiếc; dạy thú và biểu diễn xiếc thú, múa balle, múa cổ truyền và hát tuồng; diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp... thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Như vậy, các nghệ sĩ, diễn viên múa, xiếc có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung. Riêng đối với các trường hợp có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (không kể tuổi đời).
Trong thực tế, có những ngành, nghề có tuổi nghề rất thấp như vận động viên, diễn viên xiếc như ý kiến Đại biểu nêu và một số ngành, nghề khác (tuổi nghề chỉ khoảng 30-35 tuổi hoặc thấp hơn) nên không thể quy định tuổi nghỉ hưu theo tuổi nghề do phải đảm bảo tương quan trong tổng thể chính sách bảo hiểm xã hội nói chung. Vì vậy, đối với các ngành, nghề này, ngoài các chính sách ưu đãi về tiền lương, tuổi nghỉ hưu,... cần có chính sách chuyển đổi vị trí việc làm, đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp để người lao động tiếp tục phát huy kinh nghiệm, kỹ năng đã có.
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về tuổi nghỉ hưu.
Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu./
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 665/UBDT-CSDT năm 2017 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 1066/TTg-CN năm 2017 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 6298/VPCP-QHĐP năm 2020 về phân công trả lời chất vấn tại phiên họp 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Báo cáo 222/BC-CP năm 2022 về giải trình và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV do Chính phủ ban hành
- 5Công văn 235/TTg-CN năm 2023 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình liên quan tới lĩnh vực năng lượng và xăng dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 2Bộ luật Lao động 2019
- 3Công văn 665/UBDT-CSDT năm 2017 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Công văn 1066/TTg-CN năm 2017 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 107/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
- 9Công văn 6298/VPCP-QHĐP năm 2020 về phân công trả lời chất vấn tại phiên họp 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2020 về Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- 11Báo cáo 222/BC-CP năm 2022 về giải trình và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV do Chính phủ ban hành
- 12Công văn 235/TTg-CN năm 2023 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình liên quan tới lĩnh vực năng lượng và xăng dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 16/TTg-KTTH năm 2021 về trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh về bất cập trong áp thang bảng lương cho nghệ sỹ, diễn viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 16/TTg-KTTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/01/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết