Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1585/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Y tế
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1757/BYT-QLD ngày 07/04/2024 của Bộ Y tế về việc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu tinh dầu quế theo đúng quy định. Tại công văn số 1757/BYT-QLD dẫn trên Bộ Y tế có dẫn chiếu tới công văn số 1371/BYT-QLD ngày 22/03/2024 gửi UBND tỉnh Lào Cai trong đó có nêu ý kiến của Bộ Y tế:
“Việc xuất khẩu sản phẩm tinh dầu quế với mục đích nào là nhu cầu của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự xác định Hiện nay, việc xuất khẩu sản phẩm tinh dầu quế phục vụ mục đích thực phẩm, đồ uống, cây gia vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế chỉ quản lý đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu; chất chiết xuất từ dược liệu; tinh dầu với mục đích làm thuốc, phụ gia thực phẩm và mỹ phẩm. Trong đó, đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu kê khai tinh dầu quế để sử dụng với mục đích làm hương liệu trong phụ gia thực phẩm; Bộ Y tế chỉ quản lý đối với các trường hợp đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy định pháp luật về an toàn thực phẩm...”
Liên quan đến chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng (có thể sử dụng làm nguyên liệu làm thuốc hoặc mục đích khác), Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ như sau:
1. Về quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế:
Mặt hàng “tinh dầu quế” là các mặt hàng thuộc danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế (chưa được bãi bỏ tại Thông tư số 03/2021/TT-BYT ngày 04/03/2021 của Bộ Y tế).
Tại Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BYT quy định: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược (nguyên tắc này không được quy định tại Thông tư 48/2018/TT-BYT).
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì các mặt hàng thuộc danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT thì quản lý theo pháp luật dược, các mặt hàng thuộc danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BYT thì quản lý theo mục đích (dược hoặc các lĩnh vực khác liên quan, cụ thể là mặt hàng thuộc Thông tư số 03/2021/TT-BYT nếu khai báo mục đích làm dược liệu thì vẫn quản lý theo pháp luật về dược). Và nguyên tắc này đã được Cục Quản lý y dược Cổ truyền - Bộ Y tế khẳng định tại các văn bản cụ thể sau:
- Công văn số 1112/YHCT-QLD ngày 26/09/2022.
- Công văn số 1614/YDCT-QLD ngày 11/10/2023.
- Công văn 1971/YDCT-QLD ngày 04/12/2023 trả lời Cty TNHH một thành viên Triều Dương (không gửi Tổng cục Hải quan).
- Công văn số 246/YDCT-QLD ngày 01/02/2024 trả lời Công ty TNHH quốc tế ANBIO (có gửi Tổng cục Hải quan).
Như vậy, Tổng cục Hải quan thấy có sự không thống nhất giữa văn bản của Bộ Y tế (công văn 1371/BYT-QLD) với các công văn nêu trên của Cục Y dược cổ truyền và quy định tại 48/2018/TT-BYT, số 03/2021/TT-BYT về việc xuất khẩu mặt hàng tinh dầu quế nói riêng và xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thuộc danh mục dược liệu quy định tại Thông tư 48/2018/TT-BYT có tính chất lưỡng dụng.
Để cơ quan hải quan, doanh nghiệp thống nhất thực hiện, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất về vấn đề trên, đảm bảo việc thực thi đúng quy định của pháp luật.
Trước mắt, để tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng tinh dầu quế, căn cứ ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1371/BYT-QLD dẫn trên, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 1584/TCHQ-GSQL ngày 12/04/2024 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện (đồng gửi Bộ Y tế).
2. Tại điểm a khoản 1 Điều 92 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định đối với giấy tờ chuyên ngành mà cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân cần xuất trình và nộp khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định:
“Ngoài các giấy tờ phải nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân phải xuất trình và nộp các giấy tờ sau khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
1. Thông quan xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
...”
Nội dung quy định trên dẫn tới có 2 cách hiểu:
(i) Một là: cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược thì khi xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cơ quan hải quan, trường hợp các cơ sở xuất khẩu không phải là cơ sở kinh doanh dược thì xuất khẩu bình thường (không yêu cầu đáp ứng điều kiện gì).
(ii) Hai là: chỉ có cơ sở kinh doanh dược thì mới được xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Do vậy, đề nghị Bộ Y tế có ý kiến cụ thể đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu không phải là cơ sở kinh doanh dược thì có được xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc hay không?
Tổng cục Hải quản xin nhận được ý kiến tham gia của Bộ Y tế trước ngày 25/04/2024.
Tổng cục Hải quan trân trọng sự hợp tác của Quý Bộ./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 651/TCHQ-TXNK năm 2024 hàng hóa xuất khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 928/TCHQ-TXNK năm 2024 xuất khẩu phế liệu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 963/TCHQ-TXNK năm 2024 hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu giao gia công lại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 48/2018/TT-BYT về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 03/2021/TT-BYT bãi bỏ một phần quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BYT về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 651/TCHQ-TXNK năm 2024 hàng hóa xuất khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 928/TCHQ-TXNK năm 2024 xuất khẩu phế liệu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 963/TCHQ-TXNK năm 2024 hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu giao gia công lại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 1584/TCHQ-GSQL năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế làm thực phẩm, đồ uống, gia vị do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 1757/BYT-QLD năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 1371/BYT-QLD năm 2024 đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xuất khẩu tinh dầu quế cho các doanh nghiệp do Bộ Y tế ban hành
Công văn 1585/TCHQ-GSQL năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1585/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/04/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đào Duy Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra