Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14447/BTC-ĐT | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 11 tháng, ước thực hiện 12 tháng kế hoạch năm 2023 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn
1. Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023
1.1. Tổng số vốn năm 2023 được Quốc hội quyết nghị là 711.684,386 tỷ đồng, vốn NSTW là 368.403,344 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,042 tỷ đồng, trong đó:
- Số vốn đã được Quốc hội phân bổ chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: 708.252,386 tỷ đồng (vốn NSTW là 364.971,344 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,042 tỷ đồng).
- Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 3.432 tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 708.252,4 tỷ đồng (bao gồm: vốn NSTW là 364.971,3 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,0 tỷ đồng).
Kế hoạch NSTW chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là 3.432 tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
1.2. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 80.683,1 tỷ đồng.
1.3. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 54.864,5 tỷ đồng, trong đó: NSTW là 29.664,3 tỷ đồng, NSĐP là 25.200,2 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kế hoạch giao năm 2023 (kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng, kế hoạch các năm trước chuyển sang): 843.800,06 tỷ đồng. So với báo cáo tháng trước, kế hoạch tăng 12.707,17 tỷ đồng do các địa phương giao thêm nguồn cân đối.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ:
Tổng số vốn đã phân bổ là 773.583,7 tỷ đồng, đạt 109,22% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (708.252,4 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 80.683 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 80.683 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 692.900,6 tỷ đồng, đạt 97,83% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Có 18/52 bộ, cơ quan trung ương và 30/63 địa phương phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 15.351,8 tỷ đồng, chiếm 2,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn NSTW là 10.071,8 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 5.280 tỷ đồng. Trong đó, riêng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa phân bổ là 4.836,587 tỷ đồng.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương
- Số kế hoạch chưa phân bổ chủ yếu do dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Một số dự án đường bộ liên vùng của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; dự án hầm Hoàng Liên, tỉnh Lai Châu.
- Đối với các dự án giao thông trọng điểm được phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư hoặc có sự tham gia góp vốn của NSĐP, việc triển khai các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn còn lúng túng, khó khăn trong phối hợp giữa các địa phương, đặc biệt đối với các dự án sử dụng nhiều loại nguồn vốn (ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách trung ương năm 2021, ngân sách địa phương).
- Phần lớn kế hoạch vốn chưa phân bổ là do các bộ, ngành, địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương (9.600 tỷ đồng của 17 bộ, cơ quan trung ương và 20 địa phương đề nghị hoàn trả).
- Vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia: các dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn; số vốn 1.028 tỷ đồng mới được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 22/10/2023, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang hoàn thiện thủ tục chưa kịp phân bổ hết.
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Vốn cân đối là 5.280 tỷ đồng do địa phương phân bổ phụ thuộc khả năng cân đối, phụ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương nên phân bổ vốn nhiều lần (TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa); địa phương chưa phân bổ hết vốn từ nguồn thu sử dụng đất (Cà Mau), địa phương điều chỉnh giảm do giảm vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất (Bình Phước, Ninh Bình).
(Chi tiết theo Phụ lục số 01A,B,C đính kèm)
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục số 02 đính kèm)
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là 478.021,4 tỷ đồng/tổng kế hoạch là 843.800,06, đạt 56,65% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023 là 622.964,2 tỷ đồng, đạt 73,83% kế hoạch, cụ thể:
1. Giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là 28.514,8 tỷ đồng, đạt 51,97% kế hoạch (54.864,5 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023 là 43.115,4 tỷ đồng, đạt 78,59% kế hoạch.
2. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023:
2.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023.
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là 449.506,6 tỷ đồng, đạt 56,98% kế hoạch (788.935,5 tỷ đồng). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 58.902 tỷ đồng (đạt 45,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
2.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023:
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023 là 579.848,8 tỷ đồng, đạt 73,5% kế hoạch (đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2022 đạt 67,27% kế hoạch và đạt 75,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 72.686 tỷ đồng (đạt 56,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cụ thể như sau:
ĐVT: Tỷ đồng
STT | Nội dung | Ước thanh toán đến ngày 31/12/2023 | Tỷ lệ (%) thực hiện | Tỷ lệ (%) | Cùng kỳ năm 2022 | ||
Số tiền | Tỷ lệ (%) thực hiện | Tỷ lệ (% so với KH TTg giao | |||||
| TỔNG SỐ | 579.848,8 | 73,5% | 81,87% | 435.690 | 67,27% | 75,11% |
| VỐN TRONG NƯỚC | 567.570,2 | 74,69% | 83,56% | 424.052,7 | 69,16% | 77,74% |
| VỐN NƯỚC NGOÀI | 12.278,6 | 42,34% | 42,34% | 11.637,3 | 33,65% | 33,65% |
A | VỐN NSĐP | 324.917,8 | 76,64% | 94,65% | 266.910,9 | 71,79% | 87,77% |
B | VỐN NSTW | 254.931,0 | 69,85% | 69,85% | 168.779,1 | 61,16% | 61,16% |
- | Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 235.819,3 | 69,45% | 69,45% | 160.423,5 | 63,68% | 63,68% |
+ | Vốn trong nước | 223.602,7 | 71,77% | 71,77% | 148.786,2 | 68,45% | 68,45% |
+ | Vốn nước ngoài | 12.216,6 | 43,67% | 43,67% | 11.637,3 | 33,65% | 33,65% |
- | Vốn Chương trình MTQG | 19.111,7 | 75,17% | 75,17% | 8.355,6 | 34,82% | 34,82% |
| Vốn trong nước | 19.049,7 | 78,07% | 78,07% | 8.355,6 | 34,82% | 34,82% |
| Vốn nước ngoài | 62,0 | 6,05% | 6,05% | - |
|
|
3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B đính kèm).
Kết quả giải ngân 12 tháng ước đạt 73,5% tổng kế hoạch năm 2023. Trong khi có một số đơn vị đạt kết quả tích cực, có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân như Ngân hàng Nhà nước (94,74%), Bộ Giao thông vận tải (86,08%), Bộ Quốc phòng (85,05%), Quảng Ngãi (98,94%), Long An (94,78%), Đồng Tháp (91,68%), Cà Mau (90,49%). Còn 63/115 đầu bộ và địa phương có kết quả giải ngân ước 12 tháng thấp hơn bình quân của cả nước trong đó nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp (12 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 20%, 02 địa phương dưới 40%).
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm
1. Kết quả giải ngân:
Đến hết ngày 30/11/2023, tổng số vốn giải ngân của 09 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 86.287,75 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68,5% trên tổng kế hoạch năm 2023 được giao (125.966,47 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách trung ương là 96.356,14 tỷ đồng, đạt 77,9% và vốn ngân sách địa phương là 12.975,54 tỷ đồng, đạt 43,8%. Như vậy, kết quả giải ngân các dự án quan trọng quốc gia đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ bình quân chung 11 tháng của cả nước. (Chi tiết giải ngân của từng dự án, dự án thành phần theo phụ lục số 3 đính kèm).
2. Các khó khăn vướng mắc:
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình triển khai thực hiện, một số dự án quan trọng quốc gia đang gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Đối với công tác GPMB: Phần mặt bằng còn lại mặc dù không lớn nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực đất ở (vướng mắc xác định nguồn gốc đất, đơn giá bồi thường, chưa hoàn thành khu tái định cư,...); các công trình đường điện cao thế kỹ thuật phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; một số địa phương giao chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB, di dời đường điện cho các huyện, do năng lực còn hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ.
- Việc triển khai đồng thời nhiều dự án giao thông lớn trong cùng khu vực khả năng sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công, đặc biệt là vật liệu đất đắp, cát, đá... đối với các dự án tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
- Công tác triển khai thi công của một số dự án chậm so với kế hoạch đề ra như Hưng Yên, Bắc Ninh đến tháng 10/2023 mới ký hợp đồng và triển khai thi công dự án Vành đai 4 Hà Nội; Đồng Nai chưa thi công gói thầu thuộc Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa - Vũng Tàu; Sóc Trăng mới thi công 01/04 gói thuộc dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Các tỉnh đã khởi công các gói thầu đầu tiên trong tháng 6/2023, tuy nhiên khối lượng thực hiện còn thấp do chưa hoàn thành các thủ tục về khai thác VLXD; nếu không quyết liệt, tích cực triển khai sẽ rất khó hoàn thành tiến độ dự án theo yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội.
Ngoài ra, qua theo dõi của Bộ Tài chính, các dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được UBND các tỉnh được phân cấp làm cơ quan chủ quản phê duyệt vượt so với sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội phê duyệt (tổng mức đầu tư của 04 dự án thành phần được phê duyệt là 44.814,3 tỷ đồng, cao hơn 123,3 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội phê chuẩn là 44.691,0 tỷ đồng).
IV. Tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Bộ Tài chính tổng hợp kết quả giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tính đến ngày 31/10/2023 (Theo Phụ lục 4 đính kèm theo).
V. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 11/2023 của 30/51 của bộ, cơ quan ngang bộ và 55/63 địa phương (Theo phụ lục số 05 đính kèm).
VI. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, vẫn còn một số tồn tại của những tháng trước đã được Bộ Tài chính báo cáo nhưng chưa tháo gỡ được, cụ thể như sau:
- Mâu thuẫn, chồng chéo về cơ chế, chính sách, cụ thể như: một số quy định pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất; quy định việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, cơ chế giao một địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư công các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác; quy định về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm, thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn tại Điều 52, Điều 56 Luật Đầu tư công và trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước theo Điều 46 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020;...Đến nay một số cơ chế đã được sửa đổi, bổ sung tuy nhiên có nhiều cơ chế đến nay vẫn đang rà soát để sửa đổi nên đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
- Tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công đối với các dự án tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long do việc tập trung triển khai đồng thời nhiều dự án giao thông lớn trong cùng khu vực.
- Về tổ chức thực hiện: trong công tác giải phóng mặt bằng, vướng quy hoạch sử dụng đất, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư,... dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, chậm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thi công.
- Chậm điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án do nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn tâm lý giữ vốn, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp.
VII. Kiến nghị của Bộ Tài chính đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
1. Chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng đường bộ.
2. Đối với số vốn đề nghị điều chuyển giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Hiện nay, UBTVQH không thông qua phương án điều chuyển, vì vậy đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ trong tháng 12 (trong trường hợp chưa phân bổ) và giải ngân nguồn vốn nêu trên theo Nghị quyết số 217/NQ-CP ngày 15/12/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.
3. Các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng gửi KBNN thanh toán theo quy định.
4. Sớm có phương án đối với nguồn vốn không giải ngân hết theo thời gian quy định, chỉ đề xuất kéo dài đối với các dự án đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP và thực sự cần thiết, có khả năng tiếp tục giải ngân, tránh trường hợp được phép kéo dài nhưng vẫn không giải ngân được, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước (nguồn vốn kéo dài sang năm 2023 ước đến hết 31/12/2023 còn khoảng 11.749 tỷ đồng chưa được giải ngân).
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Công văn 2746/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 02 tháng, ước thực hiện 03 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 4315/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 3384/BTC-ĐT tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2, ước thực hiện tháng 3 tháng kế hoạch năm 2024 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 4391/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện tháng 4 tháng kế hoạch năm 2024 do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Đầu tư công 2019
- 2Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 3Thông tư 15/2021/TT-BTC quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1513/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2746/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 02 tháng, ước thực hiện 03 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 4315/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 1221/QĐ-TTg về việc giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương và giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 217/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023
- 10Công văn 3384/BTC-ĐT tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2, ước thực hiện tháng 3 tháng kế hoạch năm 2024 do Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 4391/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện tháng 4 tháng kế hoạch năm 2024 do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 14447/BTC-ĐT tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 11 tháng, ước thực hiện 12 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 14447/BTC-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra