Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1417/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang triển khai dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc" vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng mức đầu tư 138 triệu USD Khoản vay của dự án được ký ngày 23/02/2011 và có hiệu lực từ ngày 23/5/2011. Ngay từ thiết kế ban đầu, dự án được gắn liền với khoản viện trợ không hoàn lại từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) trị giá 3,4 triệu USD nhằm đưa ra các bài học kinh nghiệm về các giải pháp chi phí thấp tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu cho công trình cơ sở hạ tầng và ứng dụng rộng rãi cho các dự án tương tự trong tương lai.
Ngày 23/4/2012, Quỹ môi trường toàn cầu GEF đã có thư phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, trị giá 3,4 triệu USD để triển khai dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc" thời gian triển khai trong 4 năm (2012÷2015). Các thông tin chính của dự án như sau:
1. Tên dự án: Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc.
2. Tên nhà tài trợ: Quỹ môi trường toàn cầu, thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 37332205, Fax: 37330752
4. Cơ quan đề xuất dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Thời gian thực hiện: 2012-2015.
6. Địa điểm thực hiện: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.
7. Tổng vốn: 3.740.000 USD (Ba triệu bảy trăm bốn mươi ngàn Đô la Mỹ)
Trong đó:
- Vốn ODA: 3.400.000 USD
(ADB: 2,0 triệu USD; UNDP; 1,4 triệu USD).
- Vốn đối ứng: 340.000 USD.
8. Hình thức cung cấp vốn ODA: Viện trợ không hoàn lại.
Phía Nhà tài trợ đề nghị các văn bản ký kết viện trợ được hoàn thiện trong vòng 4 tháng kể từ ngày 23/4/2012.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kèm công văn này Đề cương chi tiết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc" và đề nghị Quý Bộ xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa dự án nêu trong Danh mục tài trợ ODA hỗ trợ thực hiện dự án vốn vay ADB "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc".
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DỰ ÁN ĐỀ XUẤT "TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI KHÍ HẬU CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM"
(Gửi kèm theo công văn số 1417/BNN-HTQT ngày 14/5/2012)
THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: | Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc. |
2. Mã ngành dự án (GEFSEC): 3103 Mã ngành dự án của cơ quan GEF: 37097 (ADB)/ 3741 (UNDP) | |
3. Tên nhà tài trợ: | Quỹ môi trường toàn cầu thông qua: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) |
4. Cơ quan chủ quản: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
5. Đơn vị đề xuất dự án: | Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà số 2, 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội. Điện thoại: 04.37286163; Fax: 0462690780 |
6. Chủ dự án: | Ban quản lý các dự án Nông nghiệp Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà số 2, 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội. Điện thoại: 04 37286163; Fax: 04 362690780 |
7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 4 năm (2012 đến 2015) | |
8. Địa điểm thực hiện dự án: 15 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Giang và Yên Bái) | |
9. Tổng vốn cho dự án: 3,74 triệu USD, trong đó: | |
| + Vốn ODA không hoàn lại: 3,4 triệu USD; + Vốn đối ứng: 0,34 triệu USD. |
10. Hình thức cung cấp ODA: ODA không hoàn lại. |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI KHÍ HẬU CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
1.1. Bối cảnh
1. Việt Nam thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Nhiều dạng thiên tai xảy ra liên quan đến các yếu tố khí hậu, trong đó phải kể đến bão, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, cháy rừng … Hậu quả của các loại hình thiên tai liên quan đến khí hậu là vô cùng lớn, do thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Cùng với hàng loạt các nhân tố kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái, thiên tai và các hình thái thời tiết bất thường đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện của biến đổi khí hậu. Sự gia tăng những hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, đã đang và sẽ còn nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng và có nguy cơ cao về mất độ an toàn. Tại Việt Nam, khu vực 15 tỉnh miền núi phía Bắc đã trải qua nhiều áp lực và thách thức liên quan đến khí hậu. Đặc biệt là:
- Lũ tăng lên với cường độ mạnh và thường xuyên hơn, gây ra nhiều mất mát và thiệt hại về đời sống và tài sản của người dân và cộng đồng. Nghiêm trọng hơn cả là các tổ hợp thiên tai xảy ra. Điển hình là các trận lũ đặc biệt là lũ ống, lũ quét xảy ra khi có mưa lớn kéo dài đi kèm sau bão nhiệt đới;
- Nguy cơ sạt lở đất ngày càng tăng lên, với tác động và tần suất ngày càng thường xuyên, dẫn đến những hư hại về cơ sở hạ tầng, đặc biệt gây ra nhiều hậu quả trong ngành giao thông thủy lợi. Nguyên nhân chính cũng là do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn và bão nhiệt đới;
- Hạn hán cục bộ dẫn đến thiếu nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
2. Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, điển hình là các khu vực miền núi phía Bắc. Nhiều chương trình dự án nhằm xây dựng khả năng phục hồi và giảm tính dễ bị tổn thương của địa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng trong khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam do tác động xấu của biến đổi khí hậu và hỗ trợ một khuôn khổ chính sách thuận lợi để thúc đẩy khu vực phát triển miền núi phía Bắc đã được triển khai.
1.2. Sự cần thiết của dự án
3. Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đầu tư các công trình hạ tầng nhằm giảm bớt thiệt hại của thiên tai. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, địa chất và vị trí địa lý của khu vực miền núi phía Bắc, yêu cầu cấp thiết là cần đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cần mang tính bền vững. Việc đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật này nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết để tăng hiệu quả đầu tư và tăng tuổi thọ công trình và tăng hiệu quả đầu tư.
2. Cơ sở đề xuất Nhà tài trợ
2.1. Tính phù hợp của nội dung, mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ
4. Dự án đề xuất là nhân tố xúc tác và là đòn bẩy cho các nguồn đồng tài trợ từ những nhà tài trợ song phương và đa phương. Nguồn tài trợ của Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu (SCCF)/ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) sẽ bảo đảm những chi phí bổ sung nhằm đạt được sự phát triển bền vững cho Việt Nam - là quốc gia thường xuyên phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
5. Hơn nữa, Dự án đề xuất này có mục tiêu và các nội dung kết quả phù hợp với các mục tiêu phát triển của Việt Nam, củng cố nhiều lợi ích mà Việt Nam đang đầu tư phát triển. Đồng thời tạo điều kiện để lồng ghép những giải pháp giảm rủi ro do biến đổi khí hậu đối với các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn tại những vùng có tỷ lệ nghèo cao và có nguy cơ rủi ro cao.
6. Dự án đề xuất này phù hợp các ưu tiên và với tiêu chí tài trợ của các nhà tài trợ. Dự án chú trọng đến chính sách cho các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam nhằm đối phó với rủi ro của biến đổi khí hậu trong tương lai thông qua việc nghiên cứu các chính sách và áp dụng các giải pháp chống chịu và thích ứng với khí hậu cho các cơ sở hạ tầng, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng về ứng phó biến đổi khí hậu.
7. Biến đổi khí hậu luôn gây ra những ảnh hưởng và tác động không đồng đều đến các nhóm đối tượng khác nhau. Mặc dù vậy, người nghèo vẫn sẽ là nhóm dễ bị tổn thương nhất, vì vậy đối tượng người hưởng lợi của dự án này là người nông dân nghèo và dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi ở phía Bắc Việt Nam.
2.2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ trong lĩnh vực được tài trợ
8. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về phát triển năng lực và cố vấn chiến lược cho Việt Nam trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai. Cụ thể là:
- UNDP là cơ quan kết nối và điều phối các đối tác và các nhà tài trợ trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Kết quả là góp phần hoạch định chính sách quốc gia và các cấp về biến đổi khí hậu.
- UNDP cũng đang tiếp tục hỗ trợ quá trình xây dựng các chiến lược chính sách về biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thiên tai trong thời gian tới. Hiện tại UNDP đang hỗ trợ 3 dự án hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực của các cơ quan Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và 1 dự án hỗ trợ tương tự về quản lý giảm rủi ro thiên tai.
9. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là một trong những đối tác đa phương quan trọng đầu tư các chương trình phát triển hạ tầng và giảm nghèo, thực hiện Chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện. Bên cạnh đó UNDP và ADB là 2 cơ quan đầu mối thực hiện cho Quỹ Môi trường Toàn Cầu GEF và Quỹ Đặc biệt về Biến đổi khí hậu SCCF, có thế mạnh tư vấn về xây dựng và thực hiện các dự án do GEF/SCCF tài trợ.
10. Vì các lý do trên, việc lựa chọn nhà tài trợ là UNDP và ADB trong việc thực hiện dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" là phù hợp.
3. Mô tả dự án
3.1. Mục tiêu
11. Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng của các địa phương ở vùng núi phía Bắc Việt Nam đối với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và hỗ trợ một khuôn khổ chính sách thuận lợi để nâng cao sự phát triển bền vững cho các tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
3.2. Các Kết quả chủ yếu
12. Kết quả 1: Thích ứng với biến đổi khí hậu lồng ghép vào chiến lược, chính sách và lập kế hoạch có liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn - đặc biệt là nông nghiệp, thủy lợi và đường giao thông nông thôn.
13. Kết quả 2: Nâng cao năng lực thích ứng/ chống chịu với khí hậu trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và quy hoạch ở địa phương và tỉnh.
14. Kết quả 3: Thông qua các biện pháp chính có chi phí thấp dựa trên tài nguyên địa phương để làm giảm tác động của biến đổi khí hậu
15. Kết quả 4: Những bài học kinh nghiệm và những tập quán tốt rút ra từ các nội dung trên của dự án được phổ biến cho các bên tham gia và các đối tác phát triển.
3.3. Hợp phần của dự án
16. Dự án gồm 5 hợp phần chính:
- Hợp phần 1: Lồng ghép việc thích ứng với biến đổi khí hậu vào việc xây dựng chính sách và Kế hoạch ngành;
- Hợp phần 2: Phát triển năng lực cho chính sách và lập kế hoạch chiến lược để thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Hợp phần 3: Tăng cường tính bền vững của cơ sở hạ tầng nông thôn;
- Hợp phần 4: Phổ biến các bài học kinh nghiệm trong cộng đồng;
- Hợp phần 5: Quản lý dự án.
3.4. Nguồn vốn
17. Nguồn vốn dự án: là 3,74 triệu USD, trong đó nguồn vốn ODA: 3,4 triệu USD, vốn đối ứng của chính phủ là 0,34 triệu USD.
3.5. Cơ chế tài chính
18. Nguồn vốn ODA không hoàn lại (3.400.000 USD) được cấp phát cho các hoạt động của dự án:
- ADB phụ trách 2.000.000 USD dành cho công tác thuê tư vấn và xây dựng mô hình. Nguồn vốn này được thực hiện theo quy trình, thủ tục của ADB.
- UNDP phụ trách 1.400.000 USD dành cho công tác thuê tư vấn, chi hoạt động văn phòng và các hoạt động khác. Nguồn vốn này được thực hiện theo quy trình, thủ tục của UNDP.
19. Vốn đối ứng sẽ được sử dụng cho việc trả lương nhân viên đối tác, chi phí thuê văn phòng (cho các hợp phần 1, 2, 3, 4 và Ban quản lý dự án trung ương) và các hoạt động khác có liên quan đến việc hỗ trợ thực hiện dự án, theo quy định hiện hành của Chính phủ.
4. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
4.1. Cơ cấu tổ chức:
20. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản dự án, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (thông qua ban quản lý trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc) sẽ quản lý và triển khai các hoạt động ở cấp trung ương và địa phương.
21. Ban chỉ đạo của dự án: sẽ (i) đánh giá để đảm bảo dự án thực hiện đúng mục tiêu tại các thời điểm nhất định trong thời gian thực hiện dự án (ii) đảm bảo rằng các nguồn vốn và nguồn lực cam kết cho dự án được cung cấp đầy đủ và kịp thời, hỗ trợ cho dự án đạt được các kết quả và mục tiêu được phê duyệt; và (iii) Giải quyết những vướng mắc có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.
22. Thành viên của Ban chỉ đạo gồm: (i) Vụ Hợp tác quốc tế - chủ trì, (ii) Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, (iii) Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, (iv) Ban quản lý dự án trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, (v) đại diện 2 tỉnh được lựa chọn, và (vi) đại diện của UNDP và ADB. Ban chỉ đạo dự án sẽ tiến hành họp định kỳ 2 lần trong năm.
23. Ban quản lý dự án trung ương để đảm bảo tính thống nhất và liên kết giữa hai dự án sẽ sử dụng Ban quản lý dự án trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp sẽ quản lý và điều phối hoạt động hàng ngày của dự án ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) bao gồm giám đốc, phó giám đốc và cán bộ hỗ trợ khác (thuộc Ban quản lý dự án trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc). CPMU sẽ tuyển dụng một Điều phối dự án và các nhân viên khác phù hợp với UNDP NIM cho việc hành chính hàng ngày, quản lý, điều phối và giám sát kỹ thuật viên thực hiện dự án và báo cáo Giám đốc dự án CPMU.
24. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trung ương bao gồm:
- Quản lý và điều hành triển khai dự án ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch triển khai của dự án và chuẩn bị các báo cáo liên quan về kế hoạch, nguồn ngân sách, giám sát và đánh giá.
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh thực hiện dự án
- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của dự án với tiến độ của dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc"
- Tiến hành giám sát và đánh giá thường xuyên các kết quả của dự án.
- Triển khai và điều phối hoạt động của dự án tại các tỉnh vùng dự án, đặc biệt là hai tỉnh Sơn La và Bắc Kạn.
4.2. Cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan đơn vị tham gia khác thời gian thực hiện và quản lý dự án
25. Cơ chế phối hợp với UNDP: Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của các hợp phần 1, 2, 4 và 5. Nguồn kinh phí cho dự án từ Quỹ SCCF/GEF cho các kết quả 1, 2, 4 cũng như các chi phí quản lý dự án được chuyển qua UNDP, sẽ được UNDP quản lý theo các quy định hiện hành của UNDP, trên cơ sở hài hòa hóa tối đa với các quy định của ADB và của Chính phủ. Cán bộ chương trình của UNDP sẽ hợp tác thường xuyên với CPMU, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo khung kết quả đã duyệt và cung cấp đảm bảo chất lượng các kết quả đầu ra của dự án.
26. Cơ chế phối hợp với ADB: là cơ quan quản lý Hợp phần 3. Nguồn kinh phí cho dự án từ Quỹ SCCF/GEF cho hợp phần 3 được ADB quản lý theo các quy định hiện hành của ADB, trên cơ sở hài hòa hóa tối đa với các quy định khác của chính phủ và UNDP. Các nguồn vốn đối ứng từ phía chính phủ sẽ được thực hiện theo các quy định hiện hành của phía Chính phủ Việt Nam.
27. Phối hợp với Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc". Để đảm bảo sự phối hợp và đồng bộ giữa dự án đề xuất và Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc", Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao trách nhiệm quản lý dự án và phối hợp cho Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (thông qua ban quản lý trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc) là cơ quan sẽ được giao trách nhiệm quản lý 2 dự án trên.
27. Ban quản lý trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động của dự án tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng của các tỉnh miền núi phía Bắc.
5. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án
29. ADB và UNDP đã triển khai nhiều dự án đầu tư thiết yếu và các khoản vay dành cho hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến dự án đề xuất, và vốn vay của Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu/Quỹ môi trường toàn cầu sẽ tạo thành một phần không thể thiếu của chương trình hợp tác về biến đổi khí hậu liên quan đến phát triển chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực. Điều này hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn. Những hoạt động này gồm có dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc" và 3 dự án phát triển năng lực của UNDP. Bởi vậy, dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng của các tỉnh miền núi phía Bắc" có tính khả thi cao.
6. Phân tích sơ bộ hiệu quả của dự án
6.1. Hiệu quả trực tiếp
30. Chi phí hiệu quả của dự án được đảm bảo thông qua sự liên kết giữa dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc do ADB tài trợ và các dự án khác do UNDP tài trợ. Các nguồn vốn của Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu/ Quỹ môi trường toàn cầu sẽ mang lại ảnh hưởng và hiệu quả lớn hơn quy mô của nó. Thông qua sự phối hợp này, Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu/ Quỹ môi trường toàn cầu có thể hợp tác với các cơ quan và dự án có ảnh hưởng lớn tới phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và do đó Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu/ Quỹ môi trường toàn cầu có ảnh hưởng trở lại cho việc đầu tư đó, và từ đó mang lại hiệu quả lớn đến đầu tư
31. Đối với các hoạt động, các phương thức thực hiện bởi dự án được xác định nhờ quy trình phân tích. Quy trình phân tích đa mục tiêu được sử dụng nhằm ưu tiên hóa danh sách các hoạt động theo khả năng để đạt được hiệu quả khả quan trong việc chống chịu với biến đổi khí hậu của các cơ sở hạ tầng, và từ đó đạt được sự phát triển kinh tế, nhu cầu môi trường và nguồn vốn cho xã hội. Chi phí hiệu quả là tiêu chí cơ bản. Những hoạt động đã được đề xuất không chỉ mang tính cấp bách nhất mà còn rất quan trọng; và những hoạt động này cũng được đánh giá là rất có hiệu quả về chi phí.
32. Chọn lựa hai tỉnh mục tiêu, đối tác trong nước và các điểm trình diễn dựa vào phân tích toàn diện về chi phí và lợi ích tiềm năng để đánh giá chi phí hiệu quả một cách lạc quan. Ở mức vi mô, việc lưu ý một cách kỹ lưỡng đến sự cộng tác và thiết kế hoạt động có nghĩa là mỗi một hoạt động/đầu vào được quản lý theo cách hiệu quả nhất. Điều này sẽ đảm bảo việc sử dụng chi phí hiệu quả nhất đối với nguồn tài trợ của Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu/ Quỹ môi trường toàn cầu. UNDP và ADB sẽ hỗ trợ việc giám sát.
6.2. Tác động kinh tế, môi trường và xã hội đối với ngành, lĩnh vực
33. Về mặt kinh tế, kết quả thử nghiệm của các mô hình và bài học kinh nghiệm sẽ được ứng dụng trong thực tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn cấp phát cho các chương trình dự án cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung. Mặt khác, thành công của dự án sẽ hỗ trợ xây dựng mới các công trình hạ tầng nông thôn bền vững hơn và qua đó đóng góp nhiều hơn cho giảm nghèo.
34. Về mặt môi trường, thành công của dự án sẽ giảm các tác động của thiên tai đến môi trường như sạt lở đất, xói mòn đất, chất lượng nguồn nước, cũng như giảm rủi ro dịch bệnh sau khi thiên tai xảy ra.
6.3. Tính bền vững của dự án
35. Tác động của dự án là rất lớn và mang tính bền vững với một số lý do sau:
- Các khu vực miền núi phía Bắc dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như đã chỉ ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam về biến đổi khí hậu - các hậu quả chính đã thấy như sự tăng lên của lũ lụt và sạt lở đất, nhiệt độ tăng và những thay đổi về sự biến động và phân bổ lượng mưa;
- Biến đổi khí hậu tạo ra những hệ quả đáng kể đối với thiết kế, quản lý và phân bổ cơ sở hạ tầng nông thôn và là một thách thức lớn đối với quá trình vận hành của các công trình cơ sở hạ tầng. Nhận thấy rằng cần thiết phải đưa vào sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của các hệ thống thủy lợi và quản lý nước sạch cũng là rất cần thiết để nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
- Hiện tại Việt Nam đang có nhu cầu phát triển các chính sách, kế hoạch, quy định và năng lực quản lý tổng hợp để nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại vùng miền núi phía Bắc. Kết quả của dự án sẽ có nhiều cơ hội để ứng dụng vào thực tiễn xây dựng chính sách và thể chế.
- Việc tăng cường khả năng chống chịu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
- 1Quyết định 3037/QĐ-BNN-HTQT năm 2015 điều chỉnh Quyết định 2254/BNN-HTQT phê duyệt dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc" do Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 3887/QĐ-BNN-HTQT năm 2016 điều chỉnh Quyết định 3037/BNN-HTQT điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 3037/QĐ-BNN-HTQT năm 2015 điều chỉnh Quyết định 2254/BNN-HTQT phê duyệt dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc" do Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 3887/QĐ-BNN-HTQT năm 2016 điều chỉnh Quyết định 3037/BNN-HTQT điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 1417/BNN-HTQT về đăng ký danh mục dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1417/BNN-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/05/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hoàng Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra