Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1383/UBND-NC | Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: | - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; |
Thực hiện Công văn số 745/BTP-PBGDPL ngày 14/3/2022 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Đoàn Luật sư Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện một số nội dung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch PBGDPL
1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2022; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 06/11/2020, Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/12/2020 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL (Theo Phụ lục 1 kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố) bám sát chỉ đạo của ngành, lĩnh vực, chủ động tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch và triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, trong đó cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, địa bàn vùng sâu, vùng xa, gắn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố; có các giải pháp đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác PBGDPL.
Trên cơ sở kết quả báo cáo số tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 14/9/2017 của UBND Thành phố về việc thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Báo cáo số 210/BC-UBND ngày 18/8/2021 của UBND Thành phố); Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII: số 03-CTr/TU về Đề án xây dựng, cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 10-CTr/TU về nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025, căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ giao tại Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố, UBND Thành phố giao các đơn vị sau đây chủ trì tham mưu UBND xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Sở Tư pháp chủ trì xây dựng 02 Kế hoạch
- Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Kế hoạch “Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
b) Công an Thành phố chủ trì xây dựng 02 Kế hoạch
- Kế hoạch “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Kế hoạch “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Kế hoạch “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2022- 2027”.
d) Sở Xây dựng chủ trì xây dựng Kế hoạch tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2022-2025.
đ) Thanh Tra Thành phố chủ trì xây dựng Kế hoạch tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025.
e) Đề nghị Hội Luật gia Thành phố chủ trì xây dựng Kế hoạch “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2027”.
1.2. Về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện
Bám sát các nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch trên, tập trung đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lấy người dân làm trung tâm.
- Về nội dung: Chú trọng thực hiện tuyên truyền các chính sách pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh covid-19, trong đó có các vấn đề an sinh như y tế, giáo dục, việc làm cho người dân, những nội dung theo nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố.
- Về hình thức: Bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống, cần đẩy mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, Cổng/Trang thông tin điện tử... để PBGDPL. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Trang thông tin điện tử PBGDPL Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/); Tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; chủ động, linh hoạt áp dụng các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả và nhân rộng việc thực hiện.
1.3. Giao Sở Tài chính phối hợp cùng cơ quan có liên quan hướng dẫn xây dựng dự toán, bố trí kinh phí thực hiện công tác PBGDPL theo quy định của pháp luật.
UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; bố trí phân bổ ngân sách cần thiết cho công tác PBGDPL theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật PBGDPL.
1.4. Định kỳ các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Sở Tư pháp trong Báo cáo công tác tư pháp và báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành Phố (Sở Tư pháp, cơ quan thường trực Hội đồng); Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp, UBND Thành phố theo quy định.
2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố
Trên cơ sở Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 của UBND Thành phố về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố; Kế hoạch số 68/KH-HĐPH ngày 03/3/2022 về hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố năm 2022; Thông báo số 01/TB-HĐ ngày 21/02/2022 thông báo danh sách Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, đề nghị các thành viên Hội đồng:
- Tiếp tục phát huy vai trò tham mưu, tư vấn Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố các hoạt động về PBGDPL bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu, đề xuất kịp thời các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL tại cơ quan, đơn vị, ngành mình.
3. Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
Các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật phải thường xuyên tổ chức rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Đối với báo cáo viên pháp luật Thành phố: Các cơ quan, đơn vị, các báo cáo viên pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực mình đã được công nhận (Quyết định... của UBND Thành phố) trường hợp không đủ điều kiện theo quy định thì gửi văn bản đề xuất miễn nhiệm.
- Đối với báo cáo viên pháp luật cấp huyện: Thường xuyên rà soát, kiện toàn theo hướng tin gọn hiệu quả; chỉ công nhận, duy trì hoạt động đối với báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín trong công tác, trách nhiệm và tham gia thường xuyên công tác PBGDPL theo quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp trong việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công bố công khai danh sách báo cáo viên pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
- Đối với tuyên truyền viên pháp luật: Việc công nhận tuyên truyền viên pháp luật; Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật thực hiện đúng theo quy định Thông tư số 10/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp về công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật; công bố công khai danh sách tuyên truyền viên pháp luật trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở đơn vị.
Năm 2022 là năm thứ 10 tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên phạm vi cả nước. Để Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 thực sự là điểm nhấn, sự kiện chính trị pháp lý tiêu biểu trên địa bàn Thành phố, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam với định hướng sau đây:
4.1. Về nội dung, cần bám sát Kế hoạch PBGDPL của Thành phố, của ngành, của địa phương trong năm 2022, gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL; tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có hiệu lực năm 2021, 2022; những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; chú trọng tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, sửa đổi Luật Thủ đô, bảo vệ môi trường, giao thông, trật tự an toàn xã hội, trật tự văn minh đô thị; xây dựng, đất đai; xử lý vi phạm hành chính.... Kịp thời thông tin, phản ánh, lan tỏa, tôn vinh gương sáng trong xây dựng, thi hành pháp luật, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” ngay khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4.2. Về hình thức tổ chức, phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở tham gia công tác PBGDPL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật trực tiếp; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc các hình thức khác phù hợp với địa phương.
4.3. Về khẩu hiệu, các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ ngày 01/10/2022) và các khẩu hiệu do UBND Thành phố ban hành (theo Kế hoạch hưởng ứng Ngày pháp luật của Thành phố).
4.4. Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt tập trung trong 2 tháng cao điểm là tháng 10, 11/2022.
4.5. Giao Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022 thiết thực, hiệu quả, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô trong đợt cao điểm tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố, Bộ Tư pháp theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tư pháp (qua phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 219/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Kế hoạch 2283/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Kế hoạch 280/KH-UBND thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Thông tư 10/2016/TT-BTP Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 321/KH-UBND năm 2021 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022
- 7Công văn 745/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 219/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang
- 9Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Kế hoạch 2283/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài do tỉnh Bình Dương ban hành
- 12Kế hoạch 280/KH-UBND thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022
Công văn 1383/UBND-NC hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 1383/UBND-NC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/05/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra