Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13630/BTC-VP
V/v hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006.

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005

 

Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Để thống nhất nội dung, biện pháp tổng kết phong trào thi đua và đề xuất khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Tài chính đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung sau:

A/ VỀ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA:

I/ Mục đích, yêu cầu:

1- Tiếp tục tổng kết, đánh giá mức độ đổi mới về tư tưởng, nhận thức và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước theo nội dung các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác thi đua – khen thưởng trong giai đoạn mới. Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

2- Căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao của từng đơn vị và nội dung, chỉ tiêu thi đua đã được phát động, các đơn vị tiến hành tổng kết đánh giá toàn diện, sâu sắc những việc đã làm được, chưa làm được; chỉ rõ ưu, khuyết Điểm và nguyên nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của Lãnh đạo đơn vị, vai trò phối hợp của các tổ chức quần chúng trong việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các biện pháp mới trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước năm 2006 và những năm tiếp theo.

II/ Nội dung tổng kết công tác thi đua năm 2005 cần tập trung vào một số nội dung chính sau:

1- Đánh giá tình hình đổi mới về tư tưởng, nhận thức và trách nhiệm tổ chức, tham gia các phong trào thi đua yêu nước:

- Đánh giá đúng mức độ đổi mới về tư tưởng, nhận thức và tổ chức thực hiện của cấp ủy Đảng, Lãnh đạo đơn vị, các tổ chức quần chúng và cán bộ, công chức, viên chức về những nội dung của Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 3/6/1998, Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 31/2004/CT-TTg ngày 8/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 02/2004/CT-BTC ngày 4/2/2004, số 06/2004/CT-BTC ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

- Về trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng và Thủ trưởng đơn vị; việc phối hợp vận động thực hiện phong trào thi đua của các tổ chức quần chúng; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham gia phong trào thi đua.

2- Đánh giá thực trạng, chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua:

- Việc phát động, tổ chức phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị được giao và các chương trình công tác, học tập... của đơn vị; đối tượng, hình thức tổ chức ký giao ước thi đua.

- Kết quả tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua học tập, công tác, cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

- Mức độ, chất lượng đạt được của những nội dung, chỉ tiêu thi đua đã phát động và ký giao ước (có số liệu cụ thể).

- Công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng nhân tố mới, gương người tốt - việc tốt, điển hình tiên tiến.

- Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết công tác thi đua.

- Những ưu, khuyết Điểm và nguyên nhân.

- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình tổ chức phong trào thi đua.

- Công bố kết quả chấm Điểm thi đua của đơn vị, của các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.

3- Những biện pháp mới trong tổ chức phong trào thi đua năm 2006 của đơn vị.

4- Kiến nghị, đề xuất với Bộ về công tác thi đua, khen thưởng.

5- Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thi đua-Khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật TĐ-KT và Văn bản của Bộ Tài chính hệ thống các quy định cơ bản về công tác khen thưởng thi đua, tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị (Luật TĐ-KT và Nghị định 121/2005/NĐ-CP được tra cứu trên trang Web Bộ Tài chính).

6- Tổ chức phát động phong trào thi đua và ký giao ước thi đua năm 2006.

Sau khi tổng kết thi đua năm 2005, các đơn vị tiến hành phát động thi đua năm 2006, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:

- Phát động phong trào thi đua phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

+ Tiêu đề đợt thi đua (tên phong trào thi đua).

+ Mục tiêu thi đua.

+ Nội dung và chỉ tiêu thi đua: Nội dung thi đua phải cụ thể, toàn diện, hướng tới Mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng con người mới, tích cực học tập nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, đạt năng xuất, chất lượng và hiệu quả công tác cao; xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, đơn vị đoàn kết nhất trí; thực hành Tiết kiệm chống lãnh phí, chống tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính... Chỉ tiêu thi đua được thể hiện bằng số liệu đảm bảo phù hợp, tiên tiến và gắn với nội dung thi đua.

+ Biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua.

- Tổ chức ký giao ước thi đua tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị.

B/ CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THI ĐUA VÀ XÉT KHEN THƯỞNG THI ĐUA NĂM 2005:

I/ Chấm Điểm, đánh giá kết quả thi đua:

1- Từ năm 2005 trở đi, thực hiện Quyết định số 1144/QĐ-BTC ngày 12/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, để việc tổng kết đánh giá kết quả thi đua và bình xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân được công bằng, chính xác, các đơn vị và tập thể cá nhân tiến hành tự chấm Điểm đánh giá kết quả thi đua; Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các đơn vị tổ chức chấm lại và đánh giá Điểm thi đua đạt được của đơn vị và các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.

2- Chấm Điểm thi đua phải đảm bảo đúng nguyên tắc, các tiêu chí và biểu Điểm ban hành kèm theo Quyết định 1144/QĐ-BTC. Kết quả Điểm thi đua phải phản ảnh đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị và của từng tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.

3- Điểm thi đua của đơn vị và các tập thể, cá nhân phải được công bố tại hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2005; Điểm thi đua là căn cứ để xuất khen thưởng.

II/ Chế độ báo cáo thi đua:

Sau khi tổ chức tổng kết công tác thi đua, các đơn vị báo cáo Bộ trước ngày 30 tháng 1 năm sau liền kề (qua Phòng BC,TT-Thi đua, Văn phòng Bộ), bao gồm:

- Báo cáo nội dung tổng kết công tác thi đua năm 2005; phát động động thi đua năm 2006 (Nguyên bản đã thông qua tại hội nghị).

- Biểu Điểm tự chấm của đơn vị.

- Biểu tổng hợp Điểm thi đua năm 2005 của đơn vị và các tập thể, cá nhân (theo mẫu đính kèm).

- Bản “Ký giao ước thi đua” năm 2006 của cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Đơn vị nào không thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo thi đua sẽ bị trừ Điểm theo quy định.

III/ Về đề xuất khen thưởng thi đua năm 2005:

Từ năm 2005 trở đi, việc xem xét đề nghị khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua – Khen thưởng ngày 26/11/2003; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua – Khen thưởng; Văn bản của Bộ Tài chính hệ thống các quy định cơ bản về công tác khen thưởng thi đua. Việc xét khen thưởng ở đơn vị và trình cấp trên xét khen thưởng cần lưu ý một số nội dung sau:

1/ Nguyên tắc xét khen thưởng thi đua:

Bình xét và trình khen thưởng thi đua phải thực hiện từ cơ sở lên. Xét, khen thưởng thi đua phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời và đúng các quy trình, quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính. Thành tích đạt được đến đâu, khen thưởng đến đó. Thành tích đạt được trong Điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn.

2/ Căn cứ xét khen thưởng thi đua:

2.1- Đối với các danh hiệu thi đua:

- Về phong trào thi đua: Đơn vị nào không tổ chức phong trào thi đua; tập thể, cá nhân nào không tham gia thi đua thì không được xem xét khen thưởng (Căn cứ vào thực tế và tình hình báo cáo Bộ về phát động, tổ chức phong trào thi đua của đơn vị).

- Về đăng ký thi đua: Đơn vị, tập thể, cá nhân nào không đăng ký thi đua thì không được xem xét khen thưởng (Căn cứ vào thực tế và tình hình báo cáo Bộ về ký giao ước thi đua của đơn vị).

- Thành tích thi đua (Căn cứ vào kết quả Điểm thi đua của đơn vị và các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị).

- Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua (Thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ).

2.2- Đối với các hình thức khen thưởng:

- Tiêu chuẩn khen thưởng: Phải đảm bảo đúng, đủ các tiêu chuẩn khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật Thi đua – Khen thưởng.

- Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích.

- Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

3/ Thời gian xét khen thưởng và trình khen thưởng:

- Các đơn vị thuộc Bộ xét, quyết định khen thưởng các danh hiệu và hình thức khen thưởng của cấp mình theo quy định – Hoàn tất trước ngày 15 tháng 2 năm sau liền kề.

- Trình Bộ xét trình khen thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ và danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc – Hoàn tất trước ngày 30 tháng 1 năm sau liền kề (Các trường hợp trình sau thời Điểm quy định, Bộ không xem xét).

- Trình Bộ xét khen thưởng các hình thức khen thưởng của Bộ và Bộ xét trình khen thưởng các hình thức khen thưởng cao khác (AHLĐ; Huân chương các loại, các hạng...) – Hoàn tất trước ngày 30 tháng 3 năm sau liền kề (đối với đợt I).

- Riêng đối với Học viện Tài chính, các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ, trình Bộ khen thưởng và trình khen thưởng cao theo niên học, đúng quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

- Về khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

4/ Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

- Đảm bảo đủ danh Mục hồ sơ; trong đó lưu ý nội dung lập Báo cáo thành tích phải căn cứ và đảm bảo đúng, đủ các tiêu chuẩn khen thưởng của Danh hiệu và Hình thức khen thưởng quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

- Các tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của mình theo quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả bình xét, khen thưởng của đơn vị; kết quả xét, trình Bộ khen thưởng và trình khen thưởng cao; Ký xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác các Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cao cho đơn vị và các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.

5/ Khen thưởng đối với Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Thực hiện quy định tại Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ, Bộ Tài chính xét khen thưởng đối với Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Về hình thức khen thưởng của Bộ Tài chính đối với các Sở Tài chính, bao gồm: Cờ Thi đua của Bộ Tài chính và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng về đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ, thời gian trình xét khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng trên để các Sở Tài chính làm căn cứ thực hiện.

- Về khen thưởng cao đối với các Sở Tài chính: Do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến Hiệp y khen thưởng khi có văn bản của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.

6/ Tổ chức thực hiện:

Các đơn vị thuộc Bộ cần nghiên cứu triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo đúng các quy định tại Luật Thi đua – Khen thưởng; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ và Văn bản của Bộ Tài chính. Các đơn vị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Cục Dự trữ Quốc gia, Tổng công ty Bảo hiểm... cần có Văn bản hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thuộc hệ thống, đảm bảo phù hợp với những yêu cầu, quy định về công tác thi đua, khen thưởng hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Trên đây là hướng dẫn về tổng kết công tác thi đua và xét khen thưởng thi đua năm 2005. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị cần phản ảnh kịp thời về Bộ (qua Văn phòng Bộ) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên.
- Lãnh đạo Bộ (để B/c)
- Các Đ/c T.viên HĐTĐ-KT Bộ.
- Thường trực Đảng ủy Bộ.
- Các Sở Tài chính (để tham khảo)
- Lưu VT, TTrHĐTĐ-KT.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Đinh Văn Nhã

 

BÁO CÁO THỐNG KÊ

KẾT QUẢ ĐIỂM THI ĐUA VÀ KHUNG ĐIỂM XÉT KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ, TẬP THỂ, CÁ NHÂN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH – NĂM 2005

- Đơn vị: ........

- Điểm thi đua đạt được năm 2005: .......

- Thuộc khung Điểm xét khen thưởng (cấp Cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước):

........

Thông số

Tập thể

Cá nhân

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1- Tổng số tập thể, cá nhân thuộc đơn vị:

 

 

 

 

2- Số lượng và tỷ lệ thuộc khung Điểm được xét khen thưởng cấp cơ sở (đơn vị khen):

(gồm: Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Giấy khen của đơn vị)

 

 

 

 

3- Số lượng và tỷ lệ thuộc khung Điểm được xét khen thưởng cấp Bộ:

(gồm: Cờ TĐ của Bộ, Tập thể Lao động xuất sắc, Chiến sỹ thi đua ngành TC, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài cính)

 

 

 

 

4- Số lượng và tỷ lệ thuộc khung Điểm được xét khen thưởng cấp Nhà nước:

(gồm: Cờ thi đua của Chính phủ; AHLĐ; CSTĐ toàn quốc; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Huân chương các loại, các hạng...)

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2006

(Thủ trưởng đơn vị)

Ký và đóng dấu (nếu có)

(ghi rõ họ, tên)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 13630/BTC-VP hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006 do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 13630/BTC-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 31/10/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Đinh Văn Nhã
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/10/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản