Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1301-TM/ĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1996 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1301-TM/ĐT NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1996 VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
Kính gửi: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ ý kiến tại cuộc họp liên ngành Thương mại - Hải quan - Tài chính (Bộ Kế hoạch và Đầu tư được mời nhưng vắng mặt) ngày 14-3-1996 về việc gia công hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Trong khi chờ ban hành Quy chế về gia công hàng xuất khẩu;
Bộ Thương mại tạm thời quy định việc gia công hàng xuất khẩu đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
I. VỀ ĐIỀU KIỆN NHẬN GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
1. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài) đều được nhận gia công cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (kể cả tổ chức đó là công ty "Mẹ" của xí nghiệp ) khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Mặt hàng nhận gia công phải hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của dự án được quy định trong giấy phép đầu tư;
- Số lượng hàng gia công phải phù hợp với công suất dư thừa của máy móc thiết bị của xí nghiệp được trang bị theo vốn đầu tư, sau khi đã thực hiện xong việc sản xuất theo mục tiêu của dự án.
2. Trong quá trình thực hiện gia công hàng xuất khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép:
- Cung cấp một phần nguyên liệu gia công ở Việt Nam hoặc được nhận uỷ thác của bên đặt gia công mua nguyên liệu tại Việt Nam hoặc nhập khẩu;
- Được giao lại cho các doanh nghiệp trong nước gia công một số công đoạn trong quy trình gia công, nhưng trị giá phần gia công lại này không vượt quá 10% tổng trị giá phí gia công;
- Phải xuất khẩu 100% sản phẩm gia công.
3. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tái tạo ra mẫu mã sản phẩm mới cho gia công được hiện theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, không được tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị cho gia công.
II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
1. Bộ Thương mại xem xét và phê duyệt từng hợp đồng gia công hàng xuất khẩu theo đề nghị của xí nghiệp.
2. Hồ sơ xin nhận gia công bao gồm:
- Công văn xin nhận gia công;
- Hợp đồng gia công và các phụ lục kèm theo hợp đồng (2 bản bằng tiếng Anh Việt);
- Giải trình về công suất của máy móc thiết bị dư thừa;
- Bản chiết tính giá gia công;
- Giấy phép đầu tư (bản sao).
3. Hàng quý xí nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ Thương mại (Vụ đầu tư) kết quả thực hiện các hợp đồng gia công hàng xuất khẩu.
| Mai Văn Dâu (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 14/KHĐT-TM năm 1996 hướng dẫn gia công hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Thương mại ban hành
- 2Công văn về việc quản lý và theo dõi công tác gia công hàng xuất khẩu
- 3Quyết định 669/2000/QĐ-BTM công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Công văn 1301-TM/ĐT của Bộ Thương mại về gia công hàng xuất khẩu
- Số hiệu: 1301-TM/ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/03/1996
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Mai Văn Dâu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra