BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1254/TY-TS | Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2014 |
Kính gửi: | - Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản các tỉnh/thành phố ven biển; |
Theo báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nước lợ chiếm tới trên 50% tổng diện tích thiệt hại ở tôm nuôi đã và đang có chiều hướng tăng mạnh qua các năm. Để hạn chế loại dịch bệnh này có hiệu quả, Cục Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống cụ thể như sau:
1. Đặc điểm chung của bệnh đốm trắng
- Tên bệnh: Bệnh đốm trắng trên tôm sú có nhiều tên khác nhau như virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), bệnh đốm trắng (WSD), virus gây hoại tử nội bì (HHNBV), hoặc một số tên khác như rod-shaped nuclear virus of P. japonicus - RV-PJ hoặc virus gây hoại tử nội bì và mô liên kết (SEMBV), hoặc white spot baculovirus (WSBV).
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi rút giống Whispovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra. Loại vi rút này có cấu trúc nhân dsADN (mạch đôi), có ít nhất 5 lớp protein (vỏ bao có 2 lớp protein VP28; VP19, Nucleocapsid có 3 lớp VP15; VP24; VP26), không có thể ẩn.
- Đặc điểm dịch tễ:
+ Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm nương (P. chinensis), tôm he Nhật bản (P. japonicus), tôm bạc (P. merguiensis), tôm thẻ (P. semisulcatus), tôm rảo (Metapenaeus ensis); tôm hùm, cua, ghẹ và các loài giáp xác khác là các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh.
+ Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào thời điểm giao mùa từ lạnh sang nóng và từ nóng sang lạnh (cuối mùa xuân đầu hè và cuối mùa thu) khi thời tiết có nhiều biến động, môi trường nuôi tôm ô nhiễm, sức đề kháng của tôm giảm. Nhiệt độ nước thích hợp để vi rút gây bệnh là 18-30°C. Bệnh xảy ra ở mọi giai đoạn của tôm (từ tôm bố mẹ, ấu trùng đến trưởng thành) nhưng mẫn cảm nhất là giai đoạn sau khi thả khoảng 40 - 45 và 60 - 65 ngày tuổi.
+ Bệnh đốm trắng lây truyền theo chiều ngang (từ tôm bị bệnh sang tôm chưa bị bệnh) là chính. Vi rút lây từ các loài giáp xác khác nhiễm bệnh (tôm, cua, chân chèo) ngoài môi trường vào ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm. Bệnh đốm trắng không có khả năng lây truyền theo chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm con) vì các noãn bào (trứng) nhiễm vi rút đốm trắng thì không chín (thành thục) được. Nhưng trong quá trình đẻ trứng của tôm mẹ có thể thải ra các vi rút đốm trắng, do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm vi rút từ giai đoạn sớm.
- Đặc điểm bệnh lý
+ Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tôm nổi lên tầng mặt, bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động yếu, mang bị phồng nhiều sinh vật bám, đỏ thân. Dưới vỏ xuất hiện nhiều đốm trắng đường kính 0,5 - 3 mm (các đốm trắng đó không thể làm mất bằng cách cọ rửa do các đốm trắng này nằm bên trong vỏ).
+ Khi sức khỏe tôm yếu đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3 - 10 ngày.
+ Nhân tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày, tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan lympho sưng to và bị hủy hoại. Có sự phá hủy hệ thống mô ngoại bì, trung bì của mang và các cơ quan dưới vỏ, nhân tế bào nhiễm bệnh quan sát thấy nhiều thể vùi nội nhân.
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đốm trắng mô tả ở trên để chẩn đoán bệnh.
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Lấy mẫu xét nghiệm: Mang, chân tôm vẫn còn sống, được cố định trong cồn 70-95%. Các mẫu bệnh phẩm được gửi tới các phòng thử nghiệm đã được công nhận năng lực chẩn đoán bệnh đốm trắng.
+ Phương pháp kiểm tra mô học: Quan sát các nhân của tế bào biểu bì dưới vỏ, tế bào biểu bì tuyến anten, tế bào cơ quan bạch huyết (lymphoid), cơ quan tạo máu (hematopoietc), tổ chức liên kết của vỏ... Khi nhuộm Hematoxylin và eosin các nhân tế bào có một thể vùi (Inclusion body) lớn, bắt mầu đỏ đồng đều.
+ Kỹ thuật PCR/RT-PCR để phát hiện gien của vi rút gây bệnh đốm trắng: Thực hiện theo “TCVN 8710-3 :2011, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm”.
a) Quy trình thả nuôi: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01/02/2013 của Tổng cục Thủy sản.
b) Chăm sóc tôm sau khi thả
- Nếu sử dụng thức ăn tươi sống (đối với nuôi tôm sú): phải đảm bảo nguồn thức ăn không thu hoạch từ cơ sở đang có dịch bệnh, không hư thối và dùng nhiệt nấu chín; thức ăn viên phải đảm bảo đúng kích cỡ và điều chỉnh lượng cho ăn phù hợp tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường và lãng phí.
- Định kỳ khoảng 5-7 ngày diệt khuẩn trực tiếp trong nước ao nuôi tôm một lần bằng các loại thuốc, hóa chất trong danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Hàng tháng bổ sung cho tôm ăn Vitamin C và khoáng chất với liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi.
c) Theo dõi, giám sát ao, đầm nuôi tôm
Định kỳ 02 tuần/lần (áp dụng đối với các cơ sở nuôi thâm canh): Lấy ít nhất 05 mẫu nước, 05 mẫu bùn và 05 mẫu tôm để xét nghiệm xem có vi rút đốm trắng lưu hành. Nếu xét nghiệm phát hiện có vi rút đốm trắng thì phải có biện pháp ngăn chặn, không cho lây sang các ao khác và xử lý như Mục 4.
- Bệnh đốm trắng do vi rút gây ra, không điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Khi phát hiện bệnh, nếu tôm đạt kích thước thương phẩm, tốt nhất là thu hoạch ngay, nếu tôm quá nhỏ không thu hoạch được thì xử lý ngay trong ao. Dùng Clorine nồng độ cao (30 g/m3) hoặc hóa chất khử trùng được phép sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để xử lý nước trong ao đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.
- Thực hiện việc xử lý khác theo quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 (có hiệu lực từ ngày 04/8/2014).
- Dựa trên văn bản này và Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014, đề nghị Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố ven biển tổ chức hướng dẫn cho các cán bộ thú y cơ sở, người nuôi tôm để áp dụng các biện pháp phòng chống; đồng thời xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát chủ động bệnh đốm trắng để phát hiện sớm và cảnh báo kịp thời cho người nuôi.
- Các Cơ quan Thú y vùng theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Cục Thú y để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1538/BNN-KH về xuất Dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2016/BNN-KH xuất Dự trữ quốc gia hóa chất phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông báo 6447/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 1846/TY-TS năm 2014 về triển khai nhiệm vụ Xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi do Cục Thú y ban hành
- 5Công văn 1146/VPCP-NN năm 2017 phê duyệt "Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra góp phần phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 431/TY-TS năm 2019 hướng dẫn giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ do Cục Thú y ban hành
- 1Công văn 1538/BNN-KH về xuất Dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2016/BNN-KH xuất Dự trữ quốc gia hóa chất phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông báo 6447/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 298/TCTS-NTTS năm 2013 phổ biến mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh do Tổng cục Thủy sản ban hành
- 5Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 1846/TY-TS năm 2014 về triển khai nhiệm vụ Xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi do Cục Thú y ban hành
- 7Công văn 1146/VPCP-NN năm 2017 phê duyệt "Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra góp phần phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 431/TY-TS năm 2019 hướng dẫn giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ do Cục Thú y ban hành
Công văn 1254/TY-TS năm 2014 hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ do Cục Thú y ban hành
- Số hiệu: 1254/TY-TS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/07/2014
- Nơi ban hành: Cục Thú y
- Người ký: Dương Tiến Thể
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết