THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1250/TTCP-VP | Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010 |
Kính gửi: | - Chánh Thanh tra các bộ, ngành Trung ương; |
Để phục vụ Hội nghị giao ban công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2010 của ngành Thanh tra, Tổng Thanh tra yêu cầu:
Đồng thời, thanh tra các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi 01 bản cho cục, vụ địa bàn thuộc Thanh tra Chính phủ được phân công phụ trách, cụ thể:
- Các bộ: Thông tin và Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo về Vụ I theo địa chỉ thư điện tử: vu1@thanhtra.gov.vn
- Các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi báo cáo về Vụ II theo địa chỉ thư điện tử: vu2@thanhtra.gov.vn
- Các bộ, ngành Trung ương còn lại gửi báo cáo về Vụ III theo địa chỉ thư điện tử: vu3@thanhtra.gov.vn
- Các tỉnh, thành phố khu vực 1 (các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc từ Ninh Bình trở ra) gửi báo cáo về Cục thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I) theo địa chỉ thư điện tử: cuc1@thanhtra.gov.vn hoặc qua số fax: 080.41087.
- Các tỉnh, thành phố khu vực 2 (các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên, từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận) gửi báo cáo về Cục thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II) theo địa chỉ thư điện tử: cuc2@thanhtra.gov.vn hoặc qua số fax: 080.48412.
- Các tỉnh, thành phố khu vực 3 (các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, từ Bình Thuận trở vào) gửi báo cáo về Cục thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III) theo địa chỉ thư điện tử: cuc3@thanhtra.gov.vn hoặc qua số fax: 080.83162.
- Vụ I, Vụ II, Vụ III có báo cáo đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 của thanh tra bộ, ngành được giao phụ trách gửi về Văn phòng tổng hợp, phục vụ Hội nghị giao ban Thanh tra các bộ, ngành 6 tháng đầu năm.
- Văn phòng xây dựng báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 của toàn ngành thanh tra; báo cáo chỉ đạo, điều hành công tác của Thanh tra Chính phủ 6 tháng đầu năm 2010; chủ trì, phối hợp với Vụ I, Vụ II, Vụ III chuẩn bị báo cáo tổng hợp kết quả công tác của thanh tra các bộ, ngành Trung ương.
Nhận được công văn này, đề nghị các đồng chí quan tâm triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, đúng thời gian báo cáo.
(Chú ý: toàn văn của Công văn này và đề cương Báo cáo được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ www.thanhtra.gov.vn)./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG THANH TRA |
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC THANH TRA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
(Kèm theo Công văn số: 1250/TTCP-VP ngày 20/5/2010 của Thanh tra Chính phủ)
BỘ, NGÀNH (UBND TỈNH) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-TTr | ……, ngày tháng năm 2010 |
BÁO CÁO
SƠ KẾT CÔNG TÁC THANH TRA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
PHẦN 1: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Khái quát tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2010, nêu tóm tắt Chương trình, kế hoạch thanh tra năm 2010 được duyệt, bao gồm cả kế hoạch lần đầu và điều chỉnh kế hoạch (nếu có).
1. Thanh tra trách nhiệm:
- Số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra trách nhiệm.
- Kết quả thanh tra: Tổng hợp từ các cuộc thanh tra đã kết luận để đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được; những vi phạm, khuyết điểm phát hiện được qua thanh tra.
- Kiến nghị xử lý vi phạm, khuyết điểm; kết quả xử lý (nếu có).
2. Thanh tra kinh tế - xã hội
a) Tiến hành thanh tra:
- Tổng số cuộc thanh tra được triển khai (theo kế hoạch, đột xuất).
- Tổng số cuộc thanh tra đã kết thúc;
- Tổng số đơn vị được thanh tra.
b) Kết quả thanh tra:
- Số đơn vị phát hiện có vi phạm.
- Tính chất, mức độ vi phạm; tổng số vi phạm về kinh tế (tiền, ngoại tệ, đất đai, tài sản…).
- Kiến nghị xử lý, bao gồm:
+ Về kinh tế: Tiền, ngoại tệ, đất đai và các tài sản khác (thu hồi về cho Nhà nước, thu hồi để trả lại cho tổ chức, cá nhân; kiến nghị giảm trừ quyết toán; kiến nghị xử lý khác)
+ Về hành chính: Kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính và kiến nghị chấn chỉnh quản lý.
+ Về hình sự: Số vụ việc và số người chuyển hồ sơ và đề nghị cơ quan điều tra xử lý hình sự.
- Kết quả xử lý, trong đó:
+ Số thu hồi về kinh tế.
+ Số người bị xử lý kỷ luật hành chính.
+ Số kiến nghị về chấn chỉnh quản lý đã thực hiện.
+ Số vụ, số người đã xử lý hình sự.
c) Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:
+ Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
+ Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
+ Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách.
+ Thực hiện chính sách xã hội.
+ Tín dụng, ngân hàng.
+ Văn hoá, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông.
+ Thanh tra việc quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội (thanh tra diện rộng theo chuyên đề năm 2010).
Từng lĩnh vực trên phải nêu rõ: số cuộc thanh tra, nội dung thanh tra chủ yếu, số đơn vị được thanh tra, số đơn vị có sai phạm và các sai phạm chủ yếu được phát hiện qua thanh tra, kiến nghị xử lý (kinh tế, hành chính, hình sự), kết quả xử lý… Trong từng lĩnh vực cụ thể cần căn cứ vào tình hình và kết quả thanh tra, cung cấp thêm thông tin, số liệu cần thiết khác để làm rõ đặc điểm của kết quả thanh tra về lĩnh vực đó.
3. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (nêu rõ bao nhiêu cuộc thanh tra, kiểm tra và tại bao nhiêu tổ chức, cá nhân và từng lĩnh vực cụ thể).
- Tổng số tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Kết quả đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính; số tài sản, giấy phép thu hồi, huỷ bỏ).
- Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính (số tiền nộp phạt thu được; số tài sản, giấy phép đã được thu hồi và huỷ bỏ).
4. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Số kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra việc thực hiện.
- Kiến nghị xử lý vi phạm và kết quả xử lý (nếu có).
- Đánh giá kết quả xử lý sau thanh tra.
II. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Tình hình khiếu nại, tố cáo: nêu khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo, có điểm gì phức tạp nổi lên, so sánh về tính chất, mức độ, tăng giảm với 6 tháng đầu năm 2009. Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2. Tiếp công dân:
+ Số lượt công dân đã tiếp; số vụ việc (phân loại nội dung chủ yếu); số đoàn đông người, trong đó phân định rõ số lượt tiếp dân của các cấp (cấp tỉnh; sở, ngành; cấp huyện; cấp xã).
+ Việc xử lý khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp.
3. Xử lý đơn thư:
+ Tổng số đơn tồn năm 2009 chuyển sang.
+ Tổng số đơn thư nhận được; so sánh với 6 tháng đầu năm 2009.
+ Kết quả phân loại đơn: khiếu nại, tố cáo.
+ Kết quả xử lý đơn thư: hướng dẫn, chuyển đơn, thụ lý.
4. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Giải quyết khiếu nại:
+ Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết trên tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ bao nhiêu %.
+ Phân tích kết quả giải quyết: số khiếu nại đúng; khiếu nại sai; khiếu nại có đúng, có sai.
+ Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại đã được thực hiện.
b) Giải quyết tố cáo:
+ Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết trên tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ bao nhiêu %.
+ Phân tích kết quả giải quyết: số tố cáo đúng; tố cáo sai; tố cáo có đúng, có sai.
+ Tổng số quyết định xử lý tố cáo.
+ Tổng số quyết định xử lý tố cáo đã được thực hiện.
c) Kết quả: Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã mang lại quyền lợi và minh oan cho bao nhiêu người; số tiền, vàng bạc, đất đai và tài sản khác trả lại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính (số người); chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự (số vụ, số người).
d) Nhận xét, đánh giá về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
e) Nhữngkhó khăn, vướng mắc, tồn tại, nguyên nhân
5. Về xây dựng thể chế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Số văn bản được xây dựng, ban hành; sửa đổi, bổ sung; bị huỷ bỏ.
- Số lớp, số đợt tuyên truyền, số người tham gia; hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
6. Kết quả xem xét, giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài (sau khi kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch số 319/KH-TTCP ngày 20/02/2009 của Thanh tra Chính phủ):
a) Kết quả xem xét, giải quyết những vụ việc tồn đọng, kéo dài:
- Tổng số vụ việc đã triển khai
+ Số vụ việc đang tiến hành.
+ Số vụ việc đã xem xét, giải quyết.
- Tổng số vụ việc chưa triển khai, lý do.
b) Những vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch 319/KH-TTCP.
7. Kế hoạch tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp.
III. Công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Kết quả tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
- Về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức theo quy định (yêu cầu báo cáo rõ việc quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng).
- Về ban hành và triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
- Về xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác.
- Về thực hiện công khai, minh bạch.
2. Phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan thanh tra:
a) Tổng số vụ, số đối tượng, số tài sản (tiền, đất, tài sản khác) tham nhũng đã phát hiện.
b) Tổng số vụ, đối tượng, số tài sản (tiền, đất, tài sản khác) tham nhũng đã kiến nghị xử lý: hành chính, hình sự, kinh tế.
c) Tổng số vụ, đối tượng, số tài sản (tiền, đất, tài sản khác) tham nhũng đã xử lý: hành chính, hình sự, kinh tế.
d) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xẩy ra tham nhũng.
e) Một số vụ việc tham nhũng điển hình.
3. Về xây dựng thể chế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng.
- Số văn bản được xây dựng, ban hành; sửa đổi, bổ sung; huỷ bỏ.
- Số lớp, số đợt tuyên truyền, số người tham gia; hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
4. Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
- Số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra trách nhiệm.
- Kết quả thanh tra: Tổng hợp từ các cuộc thanh tra đã kết luận để đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được; những vi phạm, khuyết điểm phát hiện được qua thanh tra.
- Kiến nghị xử lý vi phạm, khuyết điểm; kết quả xử lý (nếu có).
1. Về công tác tổ chức cán bộ:
- Tổng số cán bộ được tiếp nhận, nghỉ hưu, chuyển công tác, bổ nhiệm, luân chuyển, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển đổi vị trí công tác, vi phạm kỷ luật (nêu số lượng từng loại) trong 6 tháng đầu năm 2010.
- Thực trạng cán bộ, công chức của cơ quan thanh tra tính đến 1/6/2010:
+ Tổng số phòng, đơn vị trực thuộc (gồm những phòng nào).
+ Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: TTV cao cấp; TTV chính; Thanh tra viên; chuyên viên, cán bộ trong biên chế; lao động hợp đồng.
- Đánh giá chung về công tác tổ chức cán bộ (so với yêu cầu nhiệm vụ thì đáp ứng ở mức độ nào); trong đó, đối với địa phương tập trung vào đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ.
2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Tổng số cán bộ được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, trong đó: cao cấp, nâng cao và cơ bản.
- Tổng số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận.
- Tổng số cán bộ được cử đi các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ khác.
3. Công tác chuẩn bị cho kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra
V. Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra.
1. Ưu điểm.
2. Khuyết điểm, tồn tại.
3. Nguyên nhân.
4. Giải pháp.
5. Kiến nghị, đề xuất.
PHẦN 2: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2010.
1. Trong công tác thanh tra.
2. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Trong việc xây dựng ngành thanh tra.
Nơi nhận: | CHÁNH THANH TRA (ký tên, đóng dấu) |
- 1Thông tư liên tịch 475/2009/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Công văn 10834/VPCP-QHQT năm 2013 xây dựng Báo cáo "Việt Nam 2030" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2745/BNV-VP góp ý dự thảo Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của ngành Nội vụ do Bộ Nội vụ ban hành
Công văn 1250/TTCP-VP xây dựng báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 do Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1250/TTCP-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/05/2010
- Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ
- Người ký: Mai Quốc Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết