Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11742/BTC-ĐT
V/v tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 8 tháng và ước thực hiện 9 tháng năm 2020

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2020

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 8 tháng và ước thực hiện 9 tháng năm 2020 như sau:

I. Về kế hoạch và tình hình phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2020:

1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2020 là 631.529,49 tỷ đồng; bao gồm:

1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 95.953,36 tỷ đồng; trong đó:

- Vốn trong nước là 85.962,8 tỷ đồng, trong đó vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 2.014,78 tỷ đồng.

- Vốn nước ngoài là 90.990,56 tỷ đồng, trong đó vốn Chương trình MTQG là 18,97 tỷ đồng;

1.2. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2020 là 535.576,13 tỷ đồng, trong đó:

- Kế hoạch vốn do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 477.892,98 tỷ đồng, trong đó:

+ Kế hoạch vốn giao từ đầu năm 471.032,733 tỷ đồng[1];

+ Vốn đầu tư phát triển kế hoạch năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung trong năm (từ nguồn tăng thu và dự phòng ngân sách trung ương) là 6.860.247 tỷ đồng. Trong đó:

(i) Bộ ngành cơ quan trung ương: 5.473 tỷ đồng[2];

(ii) Các địa phương: 1.387,247 tỷ đồng (nguồn tăng thu NSTW là 1.372.247 tỷ đồng, nguồn dự phòng NSTW là 15 tỷ đồng).

- Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2020 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến ngày 25/9/2020) là 57.683,15 tỷ đồng.

Như vậy, tổng kế hoạch vốn của tháng 9 (631.529,49 tỷ đồng) cao hơn 1.289,733 tỷ đồng so với kế hoạch vốn của tháng 8 (630.239,9 tỷ đồng) là do các địa phương giao thêm kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (2.353,528 tỷ đồng) và điều chỉnh giảm 1.063,795 tỷ đồng kế hoạch vốn năm trước kéo dài sang năm 2020 của một số Bộ, cơ quan trung ương.

2. Về tình hình triển khai phân bổ kế hoạch vốn giao trong năm 2020 cho các dự án của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

Đến ngày 25/9/2020, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước của 52/53 Bộ, cơ quan trung ương[3] và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 54/54 báo cáo phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của các đơn vị.

- Tổng số vốn đã phân bổ là 517.936,11 tỷ đồng, đạt 108,38% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (477.892,98 tỷ đồng). (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 57.683,153 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 460.252,96 tỷ đồng, đạt 96,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Trong đó:

+ Vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 215.367,31 tỷ đồng, đạt 94,75% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (227.292,98 tỷ đồng);

+ Vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 302.568,8 tỷ đồng, đạt 120,74% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (250.600 tỷ đồng).

- Số vốn còn lại chưa phân bổ là 17.640,018 tỷ đồng, chiếm 3,69% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 12.813,797 tỷ đồng (bao gồm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 12,711 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 4.826,221 tỷ đồng. Trong đó:

+ Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 10.544,68 tỷ đồng (vốn trong nước là 6.089,067 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 4.455,613 tỷ đồng).

+ Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 7.095,338 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn NSTW hỗ trợ theo mục tiêu là 1.380,987 tỷ đồng (vốn trong nước là 1.010,379 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 370,608 tỷ đồng); vốn cân đối NSĐP là 5.714,351 tỷ đồng (Thành phố Hồ Chí Minh).

(Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm).

Nhận xét:

- Đến nay, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa phân bổ vốn kế hoạch năm 2020 và có công văn số 494/UBQLV-VP ngày 23/3/2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đề nghị hoàn trả lại NSNN số kế hoạch vốn năm 2020 đã được giao là 1,6 tỷ đồng (do đơn vị chưa thể triển khai được dự án trong năm 2020 vì chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và bố trí quỹ đất để thực hiện).

- Số vốn còn lại chưa phân bổ chủ yếu do các nguyên nhân:

+ Đối với vốn trong nước: Một số Bộ, ngành, địa phương không có nhu cầu sử dụng, đang đề nghị trả lại vốn (Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp Nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...); một số dự án được bổ sung vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch trung hạn nên chưa đủ điều kiện phân bổ hoặc mới được Thủ tướng Chính phủ giao, chưa kịp phân bổ; một số dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư; một số dự án mới được phê duyệt chưa kịp giao kế hoạch; một số dự án đang chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn.

+ Đối với vốn ngoài nước: Một số dự án đến năm 2019 mới được giao kế hoạch trung hạn 2016-2020 nên phải chuyển một số hạng mục sang giai đoạn 2021-2025 để thực hiện (do không kịp thực hiện chuẩn bị các thủ tục đầu tư) và đề nghị chuyển dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); kế hoạch vốn chưa được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (Ngân hàng phát triển Việt Nam); chưa hoàn thành việc xử lý vướng mắc với nhà tài trợ nên chưa thể giao dự toán (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); một số địa phương đang làm thủ tục để trả lại vốn nước ngoài (Bình Dương, Lào Cai, Quảng Nam).

II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:

- Lũy kế thanh toán vốn kế hoạch (bao gồm vốn kế hoạch các năm trước được kéo dài chuyển sang năm 2020) từ đầu năm đến 31/8/2020 là 285.228,59 tỷ đồng, đạt 45,16% kế hoạch (631.529,49 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2020 là 95.953,36 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2020 là 535.576,13 tỷ đồng); trong đó:

+ Vốn trong nước là 266.070,32 tỷ đồng (đạt 47,38% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 15.145,51 tỷ đồng (đạt 51,57% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 19.158,27 tỷ đồng (đạt 27,37% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.398,92 tỷ đồng (đạt 38,87% kế hoạch)

- Ước thanh toán vốn kế hoạch (bao gồm vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020) từ đầu năm đến 30/9/2020 là 328.769,07 tỷ đồng, đạt 52,06% kế hoạch. Trong đó:

+ Vốn trong nước là 307.252,74 tỷ đồng (đạt 54,72% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 17.430,04 tỷ đồng (đạt 15.860,89% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 21.516,33 tỷ đồng (đạt 30,74 % kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.569,16 tỷ đồng (đạt 43,06 % kế hoạch)

(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)

1. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020:

- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2020 là 49.935,78 tỷ đồng, đạt 52,04% kế hoạch (95.953,36 tỷ đồng);

+ Vốn trong nước là 43.953,42 tỷ đồng (đạt 51,13% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.270,27 tỷ đồng (đạt 63,05% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 5.982,36 tỷ đồng (đạt 59,88% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 14,55 tỷ đồng (đạt 76,7% kế hoạch)

- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/9/2020 là 59.561,13 tỷ đồng, đạt 62,07% kế hoạch.

+ Vốn trong nước là 52.835,08 tỷ đồng (đạt 61,46% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.514,14 tỷ đồng (đạt 75,15% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 6.726,05 tỷ đồng (đạt 67,32% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 16,05 tỷ đồng (đạt 84,58% kế hoạch)

2. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2020:

2.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2020 là 235.292,81 tỷ đồng, đạt 43,93% kế hoạch (535.576,13 tỷ đồng) và đạt 49,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (471.032,733 tỷ đồng). Trong đó:

+ Vốn trong nước là 222.116,9 tỷ đồng (đạt 46,7% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.384,37 tỷ đồng (đạt 38,67% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 13.175,91 tỷ đồng (đạt 21,96% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 673,16 tỷ đồng (đạt 9,81% kế hoạch).

2.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/9/2020 là 269.207,94 tỷ đồng, đạt 50,27% kế hoạch (535.576,13 tỷ đồng) và đạt 57,15% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (471.032,733 tỷ đồng); (cùng kỳ năm 2019 đạt 45,1% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 49,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó:

+ Vốn trong nước là 254.417,66 tỷ đồng (đạt 53,5% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 14.346,75 tỷ đồng (đạt 60,39% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 14.790,28 tỷ đồng (đạt 24,65% kế hoạch), trong đó, vốn Chương trình MTQG là 1.553,11 tỷ đồng (đạt 43,38% kế hoạch).

Cụ thể như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Nội dung

Ước thanh toán đến 30/9/2020

Tỷ lệ (%) thực hiện (so với tổng KH)

Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTg giao đần năm[4])

Cùng kỳ năm 2019

Giải ngân 9T/2019

Tỷ lệ (%) so với KH QH giao

Tỷ lệ (%) so với KH TTg giao

1

2

3

4

5

6

7

8

 

TỔNG SỐ
(A)+(B) (I)+(II)

269.207,94

50,27%

57,15%

192.136,037

45,10%

49,13%

 

VỐN TRONG NƯC

254.417,66

53,50%

60,88%

181.592,955

49,17%

52,57%

 

VN NƯỚC NGOÀI

14.790,28

24,65%

24,65%

10.543,082

18,58%

23,09%

A

VN NSĐP

165.781,64

53,78%

66,15%

126.233,706

54,32%

54,32%

B

VN NSTW

103.426,30

45,50%

46,92%

65.902,331

34,03%

41,52%

-

Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực

73.485,69

53,77%

53,77%

46.896,112

39,44%

49,33%

-

Vốn nước ngoài

14.790,28

24,65%

24,65%

10.543,082

18,58%

23,09%

-

Vốn Chương trình MTQG

15.899,86

58,16%

58,16%

8.463,137

47,02%

47,02%

 

Vốn trong nước

14.346,75

60,39%

60,39%

8.463,137

47,02%

47,02%

 

Vốn nước ngoài

1.553,11

43,38%

43,38%

-

 

 

-

Vốn NSTW bổ sung ngoài KH được giao

803,58

11,71%

 

-

 

 

1

BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (1+2) (i+ii+iii)

53.463,37

47,63%

50,07%

35.582,509

32,55%

44,00%

1

VỐN TRONG NƯỚC

48.200,73

53,13%

56,54%

30.273,162

36,52%

48,62%

2

VN NƯỚC NGOÀI

5.262,64

24,46%

24,46%

5.309,347

20,11%

28,54%

i

Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực

53.462,75

50,07%

50,07%

35.582,509

32,56%

44,01%

 

Vốn trong nước

48.200,11

56,54%

56,54%

30.273,162

36,52%

48,63%

 

Vốn nước ngoài

5.262,64

24,46%

24,46%

5.309,347

20,11%

28,54%

ii

Vốn Chương trình MTQG

0,62

8,99%

8,99%

-

0,00%

0,00%

 

Vốn trong nước

0,62

8,99%

8,99%

-

0,00%

0,00%

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

 

 

 

iii

Vốn NSTW bổ sung ngoài KH được giao

-

0,00%

 

 

 

 

II

ĐỊA PHƯƠNG
(1+2) (i+ii)

215.744,57

50,96%

59,23%

156.553,528

49,43%

50,46%

1

VỐN TRONG NƯỚC

206.216,93

53,58%

63,30%

151.319,793

52,84%

53,43%

2

VỐN NƯỚC NGOÀI

9.527,65

24,76%

24,76%

5.233,735

17,25%

19,35%

i

Vốn NSĐP

165.781,64

53,78%

66,15%

126.233,706

54,32%

54,32%

ii

Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương

49.962,93

43,43%

43,96%

30.319,822

35,95%

38,95%

 

Vốn trong nước

40.435,29

52,81%

52,81%

25.086,087

46,46%

49,39%

 

Vốn nước ngoài

9.527,65

24,76%

24,76%

5.233,735

17,25%

19,35%

ii.1

Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước)

25.285,58

49,17%

49,17%

16.622,950

46,16%

50,67%

ii.2

Vốn nước ngoài

7.974,54

22,85%

22,85%

5.233,735

17,25%

19,35%

ii.3

Vốn Chương trình MTQG

15.899,24

58,18%

58,18%

8.463,137

47,06%

47,06%

 

Vốn trong nước

14.346,13

60,41%

60,41%

8.463,137

47,06%

47,06%

 

Vốn nước ngoài

1.553,11

43,38%

43,38%

 

 

 

iii.4

Vốn NSTW bổ sung ngoài KH được giao

803,58

57,93%

 

 

 

 

Nhn xét:

Tỷ lệ giải ngân 8 tháng và ước 9 tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm, đặc biệt là khối địa phương. Theo đó 8 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân cả nước so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm đạt 49,95%, ước 9 tháng đạt 57,15%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.

- Có 08 Bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân đến 309/2020 đạt trên 60% (chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm).Trong đó, 06 Bộ, cơ quan trung ương và 06 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 70% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (95,32%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Bộ Nội Vụ (87,67%), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (73,49%), Thông tấn xã Việt Nam (70,06%); Hưng Yên (87,73%), Ninh Bình (82,46%), Thái Bình (79,5%), Hà Nam (71,15%), Tiền Giang (70,96%), Phú Yên (70,85%), Phú Yên (70,85%)

- Có 31 Bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40% (Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm). Trong đó, có 11 Bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương (tỉnh Đồng Nai) có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%.

3. Nguyên nhân chậm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công:

3. Nguyên nhân chậm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công:

Qua thực tế thực hiện quản lý vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và tham gia đoàn kiểm tra Bộ, ngành địa phương của Lãnh đạo Chính phủ và hai Bộ trưởng, một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công như sau:

(1) Về cơ chế chính sách

- Chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư vẫn còn có vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án.

- Nghị định 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài hiệu lực thi hành từ 25/5/2020 có nhiều quy định thay đổi so với nội dung các Nghị định trước đó (Nghị định 132/2018/NĐ-CP, Nghị định 16/2016/NĐ-CP) đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình điều chỉnh hiệp định vay dẫn đến việc các Bộ, địa phương, chủ dự án còn lúng túng trong quá trình triển khai dự án.

(2) Về một số vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện:

- Đối với vốn trong nước:

+ Các Bộ, địa phương tiếp tục giải ngân kế hoạch năm 2019 được phép kéo dài song song với việc giải ngân kế hoạch vốn 2020, cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.

+ Chậm trễ trong việc giao kế hoạch chi tiết cho các dự án sử dụng nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 29/7/2020). Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương mới triển khai được các công việc tiếp theo (báo cáo HĐND phân bổ vốn cho các dự án, triển khai các thủ tục đầu tư theo chế độ quy định).

+ Chủ đầu tư chậm trễ trong việc trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình, dự án; chậm trễ trong lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng.

+ Năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát.... ở cơ sở (nhất là cấp xã) còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giao về xã thường có quy mô nhỏ, dẫn tới chủ đầu tư và nhà thầu có tâm lý ngại giải ngân và làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần, thường để dồn thực hiện một lần vào cuối năm. Một số trường hợp, mục tiêu sử dụng vốn của chương trình không phù hợp với thực tiễn địa phương nên không giải ngân được vốn.

+ Trong năm 2020, việc lập dự toán xây dựng công trình phải thực hiện theo các Thông tư của Bộ Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 15/02/2020), nhất là Thông tư số 10/2019/TT-BXD làm kéo dài thời gian triển khai thực hiện, ảnh hưởng tiến độ khởi công và giải ngân kế hoạch vốn đã được giao.

+ Một số các dự án khởi công mới đang trong quá trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tại Sở Xây dựng nên những dự án này hầu hết chưa giải ngân do chưa thi công xây lắp; một số dự án vốn kéo dài từ năm 2019 sang năm 2020 hiện đang trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành nên chưa giải ngân; vướng mắc trong điều chỉnh hợp đồng (các dự án của Bộ Y tế đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định: Dự án Bạch Mai 2, Việt Đức 2) ... Các dự án mua sắm thiết bị nước ngoài mở LC chỉ tạm ứng một phần Hợp đồng, sau khi hệ thống được lắp đặt, chạy thử, vận hành hoạt động nghiệm thu tổng thể và thanh toán, do vậy giải ngân thường tập trung vào 02 Quý cuối năm ... đã ảnh hưởng tới công tác giải ngân vốn đầu tư công.

- Đối với vốn nước ngoài (Vốn ODA):

+ Do tác động của đại dịch covid-19, một số các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gắn với khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ (đặc biệt là World Bank) đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,... bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện, hoạt động giải ngân do đó cũng ngưng trệ do không có khối lượng, hoặc nếu có khối lượng thì cũng chậm được xác nhận.

+ Vướng mắc về thủ tục điều chỉnh các dự án:

Từ đầu năm 2020 đến nay đã có 11 hiệp định vay của các Bộ ngành phải làm thủ tục gia hạn, điều chỉnh với nhà tài trợ; đối với các địa phương Bộ Tài chính đã tham gia ý kiến đối với 25 đề nghị điều chỉnh dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Theo quy định hiện nay, việc gia hạn khoản vay hay bất kỳ điều chỉnh Hiệp định vay nào dẫn đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trước. Quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài thường phức tạp và kéo dài dẫn đến việc một số dự án đã được bổ trí vốn nhưng không thể rút vốn do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh. Trong số này có một số dự án có số giao kế hoạch 2020 lớn như Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam vay JICA (dự toán 1.970 tỷ đồng) hiện đã xong các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thời hạn giải ngân hiệp định vay nhưng hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù của Dự án; Dự án Xây dựng Cảng Lạch Huyện vay JICA (dự toán 340 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được 4,7 tỷ đồng nhưng vẫn đang phải tiếp tục chuẩn xác giá trị dự kiến chuyển từ dự phòng sang xây lắp khoảng 448 tỷ đồng); Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội vay JICA (dự toán vốn cấp phát 1.000 tỷ đồng); Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng vay JICA (dự toán vốn cấp phát 454 tỷ đồng).

+ Chậm hoàn chứng từ đối với các khoản Chính phủ Việt Nam đã nhận nợ với nhà tài trợ nước ngoài:

Để hỗ trợ các chủ dự án được linh hoạt và chủ động trong thực hiện thanh toán, Bộ Tài chính đã phối hợp với các nhà tài trợ tạm ứng vốn theo Hiệp định đã ký kết để thực hiện dự án trên cơ sở chủ dự án cần phải hoàn chứng từ ngay sau khi có khối lượng phát sinh đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ dự án chậm trễ thực hiện thủ tục hoàn chứng từ cho các khoản rút vốn từ tài khoản đặc biệt. Có dự án trên 6 tháng mới thực hiện thủ tục hoàn chứng từ như Dự án Phát triển giao thông đồng bằng Bắc bộ vay WB, Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam vay WB (Bộ Giao thông vận tải), Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững vay JICA, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững vay WB, Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập vay WB (Bộ NNPTNT), Dự án Cải cách đào tạo nguồn nhân lực y tế vay WB (Bộ Y tế), Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 vay ADB (Bộ Giáo dục và Đào tạo),...

+ Qua đợt làm việc, rà soát trực tiếp với các chủ dự án vào tháng 7, tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu hoàn trả lại nhà tài trợ những khoản đã rút về tài khoản đặc biệt nhưng chưa sử dụng và chậm hoàn chứng từ trị giá xấp xỉ 190 tỷ đồng (Dự án Quản lý tài sản đường bộ vay WB đã trả lại 3 triệu USD, Dự án Giao thông đồng bằng Bắc bộ vay WB đã trả lại 5 triệu USD). Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đôn đốc công tác hoàn chứng từ đối với các chủ dự án trong thời gian tới.

+ Sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện Dự án: vấn đề chậm giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong tái định cư, sự chậm trên trong công tác đấu thầu, ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu do khác biệt giữa hợp đồng FIDIC (mẫu Hợp đồng do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn phát hành) và quy định trong nước tiếp tục là vấn đề nổi cộm của nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi. Nguyên nhân này thuộc trách nhiệm của chủ dự án và ban quản lý dự án.

+ Vướng mắc trong triển khai các quy định mới liên quan tới quy trình quản lý định mức đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án, sử dụng vốn dư và cơ chế tài chính của các dự án sử dụng vốn nước ngoài (Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về chi phí đầu tư xây dựng công trình), cơ chế thế chấp tài sản đối với khoản vay lại của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

+ Giải ngân song song kế hoạch vốn 2019 và kế hoạch vốn 2020:

Kế hoạch vốn năm 2019 được giao làm nhiều lần và chậm, do đó trong năm 2019 mới chỉ giải ngân được 32,5% kế hoạch vốn nước ngoài phần ghi thu ghi chi; sang năm 2020, bên cạnh việc thực hiện giải ngân theo kế hoạch vốn 2020, trong 8 tháng đầu năm 2020, các Bộ, ngành, địa phương còn tập trung giải ngân tiếp dự toán đã được giao của năm 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn: các Bộ, ngành là 2.663 tỷ đồng; các địa phương là 8.794 tỉ đồng.

+ Đối với một số dự án cụ thể của các Bộ các Bộ ngành, địa phương:

(i) Một số dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019 mới được giao kế hoạch trung hạn 2016-2020 nên một số hạng mục phải chuyển sang giai đoạn 2021-2025 không còn nhu cầu sử dụng kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020). Một số địa phương đề nghị tổng hợp điều chuyển nội bộ vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương kế hoạch 2016-2020 (tỉnh Quảng Trị, tỉnh Bắc Kạn), đề nghị hoàn trả vốn nước ngoài (Quảng Nam, Lào Cai, Bình Dương).

(ii) Một số dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh giảm vốn sang các dự án khác như: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ... dẫn đến ảnh hưởng tiến độ giải ngân.

(3) Các dự án quan trọng quốc gia:

- Đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020:

+ Về giải ngân: Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: số vốn giải ngân đến hết ngày 31/8/2020 là 5.789,883 tỷ đồng/8.969,739 tỷ đồng, đạt 64,5% kế hoạch năm 2020 được giao; đến 22/9/2020 là 6.234,233 tỷ đồng, đạt 69,5% kế hoạch năm 2020. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh 500 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ Dự án thành phần cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu cho dự án thành phố Phan Thiết - Dầu Giây để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của toàn bộ Dự án (Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất tại văn bản số 11563/BTC-ĐT ngày 22/9/2020)

+ Về tình hình thực hiện: Theo công điện số 1244/CĐ-TTG ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến hết tháng 8/2020, dự án đã được bàn giao 91,1% mặt bằng, tuy nhiên còn một số địa phương có khối lượng GPMB đạt dưới 90% (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Đồng Nai); tiến độ xây dựng các khu tái định cư mới đạt 44% khối lượng, chưa đảm bảo tiến độ yêu cầu; công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật điện mới đạt 9% khối lượng; do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: UBND các tỉnh có dự án đi qua, các Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bưu chính viễn thông Việt Nam, Công nghiệp viễn thông quân đội thực hiện nghiêm Công điện số 442/QĐ-TTg ngày 16/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương thực hiện hoàn thành toàn bộ khối lượng GPMB còn lại, đặc biệt là công tác xây dựng các khu tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý III/2020 để triển khai khởi công các dự án.

- Đối với dự án Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành:

Lũy kế vốn đã bố trí cho dự án từ năm 2018 đến năm 2020 là 18.195,035 tỷ đồng: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng (còn thiếu 1.804,965 tỷ đồng so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020).

Theo số liệu báo cáo của KBNN, lũy kế vốn thanh toán đến ngày 22/9/2020 là 2.943,443 tỷ đồng/18.195,035 tỷ đồng, đạt 16,18% kế hoạch; trong đó, giải ngân kế hoạch vốn năm 2020 là 224 triệu đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai tại văn bản số 8162/BC-UBND ngày 14/7/2020, một số khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án là: Do hình thể thửa đất giữa hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng có thay đổi nên diện tích thửa đất sau khi đo đạc tăng hoặc giảm; một số trường hợp không chỉ được ranh đất đang sử dụng nên đơn vị đo đạc chưa đủ cơ sở xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất...; còn nhiều thửa đất không có thông tin tên chủ sử dụng, hoặc có tên nhưng không ghi địa chỉ.... Liên quan đến hướng dẫn thanh lý cây cao su trong Dự án, Bộ Tài chính đã có văn bản số 8085/BTC-TCDN ngày 02/7/2020 gửi UBND tỉnh Đồng Nai.

III. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công:

1. Đối với công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Trong tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì giao ban trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công và tại Thông báo số 310/TB-VPCP ngày 27/8/2020 của Văn phòng Chính phủ; Đồng thời tại Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 về Phiên họp thường kỳ tháng 8/2020, Chính phủ đã thống nhất cho phép các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giải ngân toàn bộ số kế hoạch đầu tư vốn các năm 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 đến hết ngày 31/12/2020 và yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện quyết liệt một số các nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.

2. Các giải pháp Bộ Tài chính đã thực hiện để thúc đẩy giải ngân:

Thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/8/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có công văn số 10071/BTC-QLN gửi tới các đồng chí Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cam kết tiến độ giải ngân vốn nước ngoài hàng tháng cho đến cuối năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã có công văn số 9106/BTC-QLN ngày 29/7/2020 đề nghị các Bộ, địa phương rà soát số liệu vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đã giải ngân nhưng chưa thực hiện hạch toán vào ngân sách nhà nước từ năm 2019 trở về trước và có đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm việc hạch toán và quyết toán trong năm 2020.

Đồng thời, cuối tháng 8/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020 với các Bộ ngành vào ngày 26/8/2020 và trực tuyến với các địa phương vào ngày 31/8/2020. Tại Hội nghị, Bộ Tài chính đã đánh giá tình hình giải ngân đến nay, các vướng mắc cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương trong triển khai các dự án sử dụng vốn nước ngoài và các biện pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này trong những tháng cuối năm 2020.

Trên cơ sở kết quả cuộc họp trực tuyến với các Bộ, ngành địa phương, Bộ Tài chính đã tổng hợp có văn bản số 10556/BTC-QLN ngày 01/9/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài.

IV. Kiến nghị của Bộ Tài chính:

1. Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Hiện nay nhu cầu vốn trong nước cần bổ sung của các bộ, ngành, địa phương là rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo số 5808/BC-BKHĐT ngày 03/9/2020, tính đến ngày 03/9/2020 số vốn của các Bộ, ngành địa phương đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn NSTW là 17.797 tỷ đồng (trong nước là: 16.900,2 tỷ đồng và vốn nước ngoài là: 896,8 tỷ đồng). Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp phương án cắt giảm vốn của các Bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đến 30/9/2020 dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được giao từ đầu năm 2020 để điều chỉnh cho các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và các dự án khẩn cấp như ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trong tháng 10 năm 2020

2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 về phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2020, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển số vốn kế hoạch năm 2020 còn lại chưa được giao chi tiết cho các Bộ, ngành địa phương khác có nhu cầu giải ngân tốt.

3. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương:

- Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quyết liệt thực hiện các chỉ đạo, giải pháp tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 623/TTg-KTTH 26/5/2020 về tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 18/7/2020, Thông báo 310/TB-VPCP ngày 27/8/2020 ngày 27/8/2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác đầu tư công năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương và Quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 về phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2020.

- Đề nghị các Bộ, ngành địa phương rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính số vốn kế hoạch năm 2020 chưa phân bổ chi tiết đến hết ngày 30/9/2020 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 về phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2020.

- Chủ động rà soát, kịp thời điều chỉnh trong nội các dự án thuộc kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 và kế hoạch năm 2019 được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài sang năm 2020 từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2020; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định. Có chế tài nghiêm khắc các chủ đầu tư, chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, giám sát đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt là các dự án giải ngân chậm.

- Riêng đối với vốn nước ngoài, đề nghị các Bộ, ngành địa phương:

+ Rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án. Trên cơ sở đó:

(i) Trường hợp dự kiến không giải ngân hết 100% kế hoạch, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xác định rõ tỷ lệ giải ngân dự kiến đạt được và lý do không đạt được tỷ lệ giải ngân 100% theo kế hoạch vốn của năm 2020;

(ii) Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển ngay trong tháng 8/2020 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 18/7/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện.

(iii) Trường hợp việc điều chỉnh kế hoạch vốn (cả vốn cấp phát và vay lại của chính quyền địa phương) thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội thì cần hoàn tất các thủ tục để trình Quốc hội chậm nhất trước kỳ họp dự kiến tháng 11/2020 của Quốc hội.

+ Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ KHĐT để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư, trên cơ sở phê duyệt/quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có).

+ Đối với các nội dung về tài chính, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương:

(i) Bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.

(ii) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo chế độ quy định, đảm bảo chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trong việc giải ngân. Đối với khoản tiền đã rút về tài khoản đặc biệt, yêu cầu các Ban quản lý dự án sớm hoàn chứng từ theo chế độ quy định. Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc hoàn chứng từ của Ban quản lý dự án.

(iii) Các Ban quản lý dự án thực hiện ghi thu ghi chi kịp thời, không để dồn chứng từ vào cuối năm; Kho bạc Nhà nước đôn đốc các Ban quản lý dự án thực hiện ghi thu ghi chi, tổng hợp kết quả ghi ghu ghi chi báo cáo cấp có thẩm quyền định kỳ 15 ngày/1 lần để có chỉ đạo cần thiết.

(iv) Chỉ đạo các chủ dự án, vào các ngày 15 và 30 hàng tháng, chủ động phối hợp rà soát, đối chiếu số liệu giải ngân với Bộ Tài chính nhằm công khai số liệu giải ngân trên trang điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai cam kết cụ thể của từng Bộ ngành, địa phương trên nguyên tắc khối lượng hoàn thành sát với khối lượng kiểm soát chi và khối lượng kiểm soát chi sát với đề nghị thanh toán của chủ dự án.

(v) Chỉ đạo các Ban quản lý dự án phối hợp với cơ quan cho vay lại trong việc thẩm định phương án tài chính đối với các dự án cho vay lại, thẩm định tài sản đảm bảo, để cơ quan cho vay lại sớm báo cáo và đề xuất các phương án giải quyết các vướng mắc phát sinh (nếu có) gửi tới Bộ Tài chính.

V. Về chế độ báo cáo:

Đến ngày 25/9/2020 có 22/54 Bộ, cơ quan trung ương và 32/63 địa phương báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 9/2020, cụ thể như sau:

- Các Bộ, cơ quan trung ương: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Kiểm toán nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, UB Quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ; Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Tài chính.

- Các địa phương: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Ninh Thuận, Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh, Yên Bái, Hưng Yên.

Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm báo cáo định kỳ tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước gửi về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KHĐT;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- KBNN;
- Cục QLN và TCĐN;
- Vụ: I, NSNN, TCNH;
- Cục TH và TKTC (để đăng tải lên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, ĐT (06b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

 

 



[1] Trong đó: - Vốn trong nước là 411.032,733 tỷ đồng (trong đó, Chương trình MTQG là 23.756,273 tỷ đồng).

+ Các Bộ, cơ quan trung ương là: 85.257,378 tỷ đồng (Bao gồm: Bổ sung KH đầu tư công năm 2020 cho Bộ Quốc phòng là 432,733 tỷ đồng từ nguồn vốn 30% lợi nhuận sau thuế TNDN của Tập đoàn Viettel; Điều chuyển 1.651,664 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2020 của Bộ GTVT sang cho TP. Đà Nẵng để thực hiện Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng.).

+ Các địa phương là: 325.775,355 tỷ đồng.

- Vốn nước ngoài là 60.000 tỷ đồng (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 3.580,2 tỷ đồng).

+ Các Bộ, cơ quan trung ương trung ương là: 21.515,950 tỷ đồng.

+ Các địa phương là: 38.484,050 tỷ đồng.

[2] Trong đó: Tăng thu NSTW năm 2018 là 145 tỷ đồng (Bộ GTVT), tăng thu NSTW năm 2019 là 5.238 tỷ đồng (Bộ GTVT: 2.328 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng là 3.000 tỷ đồng).

[3] 01 đơn vị chưa phân bổ là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

[4] Không bao gồm kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung trong năm là 6.860,247 tỷ đồng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 11742/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 8 tháng và ước thực hiện 9 tháng năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 11742/BTC-ĐT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 25/09/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Tạ Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản