Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
VĂN PHÒNG BỘ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1152/VPB7
V/v triển khai áp dụng thử các biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa ngành y tế năm 2014

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: …………………………….

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế đã triển khai xây dựng xong các biểu mẫu báo cáo về tình hình ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra liên quan đến ngành y tế.

Trước khi ban hành, triển khai phổ biến áp dụng chính thức các biểu mẫu báo cáo, Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế trân trọng đề nghị Sở Y tế Tỉnh/Thành phố ……….., triển khai áp dụng thử các biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa để xây dựng báo cáo của đơn vị trong năm 2014 và gửi báo cáo về Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế, địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại 04.62732027, fax 04.62732207, email pcthbyt@gmail.com.

(Các biểu mẫu báo cáo gửi đính kèm).

Trân trọng cảm ơn.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Phạm Lê Tuấn (để b/c);
- Lưu: VT, VPB7.

CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY
PCTH&TKCN BỘ Y TẾ




Nguyễn Xuân Trường

 

BỘ Y TẾ
VĂN PHÒNG BỘ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày      tháng 12 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

BÁO CÁO THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, THẢM HỌA CỦA NGÀNH Y TẾ

I. SỬ DỤNG CÁC KHÁI NIỆM TRONG BÁO CÁO

1. Thiên tai, thảm họa sử dụng trong báo cáo: Bão, lũ, lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, động đất, sóng thần, cháy rừng, hoặc những sự kiện bất ngờ gây chấn thương hàng loạt như: cháy, nổ, sập hầm lò, dò hóa chất, khí độc…gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản nhân dân, đất nước.

2. Diễn biến của thảm họa, thiên tai: Thời điểm thiên tai bắt đầu xảy ra gây ảnh hưởng, thiệt hại cho đến thời điểm hiện tại, dự báo tiến triển tiếp theo.

3. Thiệt hại về người: Bao gồm những người chết, bị thương và mất tích trực tiếp, gián tiếp do thiên tai, thảm họa.

4. Thiệt hại chung về tài sản nhân dân (nếu có): Bao gồm trị giá toàn bộ hoặc 1 phần trị giá các công trình sản xuất, phục vụ sản xuất, công trình đê điều, công trình văn hoá - phúc lợi xã hội, đất đai, nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá, sản phẩm... do thảm họa, thiên tai gây ra.

5. Thiệt hại về người ngành y tế: Bao gồm cán bộ y tế bị chết, bị thương và mất tích trực tiếp, gián tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra.

6. Thiệt hại về tài sản ngành y tế: Thiệt hại về Công trình cơ sở y tế; thiệt hại thuốc, hóa chất và thiết bị y tế (ước tính bằng tiền).

7. Dự báo các nguy cơ tiếp theo thiên tai, thảm họa: Có thể mạnh hơn, gây thiệt hại nhiều hơn; có thể gây ra tử vong, chấn thương hàng loạt, dịch bệnh bùng phát, thiếu lương thực, nước uống, thiếu thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế…

8. Hoạt động đáp ứng y tế với thảm họa, thiên tai: Các văn bản chỉ đạo phòng, chống lụt, bão, thảm họa; thành lập đoàn của Sở Y tế đi kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở; hoạt động cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế hỗ trợ y tế cơ sở; tình hình sơ cấp cứu nạn nhân tại khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa, tình hình sơ cấp cứu nạn nhân tại các cơ sở y tế; tình trạng hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm nhân lực và thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế trong việc đáp ứng với thiên tai, thảm họa.

9. Tình hình dịch bệnh và dự báo nguy cơ dịch bệnh: Thống kê dịch bệnh hiện tại trên địa bàn (dịch bệnh gì, địa đểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có); có thể xảy ra các dịch bệnh mới phát sinh, hoặc dịnh bệnh đang lưu hành bùng phát, phổ biến hơn…

10. Đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của ngành y tế địa phương/đơn vị: Nhu cầu hỗ trợ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế viện trợ khẩn cấp hỗ trợ ngành y tế của tỉnh/thành phố, đơn vị để ứng phó với thiên tai, thảm họa.

11. Dự kiến hoạt động tiếp theo của ngành y tế địa phương/đơn vị: Tổ chức các đoàn, đội cấp cứu cơ động; phối hợp với ban, ngành địa phương triển khai công tác y tế ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

12. Thông tin liên lạc: Cung cấp thông tin, Lãnh đạo, cán bộ trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại thiên tai, thảm họa (Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan,  số fax cơ quan, địa chỉ email).

II. SỬ DỤNG CÁC BẢNG THU THẬP THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO

(Phụ lục các bảng cần ghi rõ đính kèm theo Báo cáo số…./…..ngày…tháng…năm…)

Bảng 1,2: Tổng hợp thiệt hại về người chết, mất tích, chấn thương:

Thống kê rõ tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, nguyên nhân nạn nhân chết, mất tích, chấn thương điền cụ thể theo thứ tự trong bảng 1, 2;

Bảng 1,2 sử dụng trong mẫu báo cáo số 2,3.

Bảng 3: Tổng hợp tình hình khám, chữa bệnh trong thiên tai thảm họa:

Thống kê tổng số  rõ tổng số nạn nhân, nặng, nhẹ do thiên tai, thảm họa được sơ cấp cứu, điều trị trong cơ sở y tế và đội cấp cứu lưu động; 

Bảng 3 sử dụng trong mẫu báo cáo số 2,3.

Bảng 4, 5. Tổng hợp thiệt hại về công trình y tế, thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế:

Hư hỏng toàn bộ 100% (bị phá huỷ, hỏng hoàn toàn không thể khôi phục được, phải mua sắm, trang bị, xây dựng mới, mua mới thay thế hoàn toàn);

Hư hỏng nặng (bị phá huỷ, hư hỏng, đến mức thiệt hại từ 50% giá trị trở lên);

Hư hỏng một phần (bị hư hỏng, mức độ thiệt hại dưới 50% giá trị);

Bảng 3,4 sử dụng trong mẫu báo cáo số 2,3.

Bảng 6. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế

Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: phải ghi rõ chức danh thành viên trong Ban; họ tên, điện thoại, email liên lạc...

Bảng 5 kèm theo trong mẫu báo cáo số 3_báo cáo  06 đầu năm hoặc có thể sớm hơn, tùy theo từng Sở Y tế/đơn vị kiện toàn sớm từ đầu năm.

Bảng 7,8. Tổng hợp hàng phòng chống lụt, bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị và tình hình cấp phát hàng phòng chống lụt bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị

Thống kê cụ thể số lượng từng mặt hàng phòng chống lụt bão tồn từ năm trước, Tự mua,  hỗ trợ từ các đơn  ngoài ngành y tế,  Số lượng được Bộ Y tế cấp, số lượng đã cấp cho địa phương;

Bảng 6,7 sử dụng trong mẫu báo cáo số 3, báo cáo tổng kết cuối năm.

Bảng 9. tổng hợp tình trạng an toàn của cơ sở y tế tuyến huyện, xã/phường trước nguy cơ thiên tai, thảm họa

Thống kê cụ thể số lượng cơ sở y tế bị ngập, sạt lở đất, cô lập trong năm hoặc có khả năng bị ngập, sạt lở đất, cô lập; Cơ sở y tế đã xuống cấp, cần nâng cấp, xây dựng lại;

Bảng 8 sử dụng trong mẫu báo cáo số 3, báo cáo tổng kết cuối năm.

III. SỬ DỤNG CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO

1. Biểu mẫu số 1: Biểu mẫu báo cáo nhanh, khẩn cấp sơ bộ tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa, các sự kiện, tình huống khẩn cấp xảy ra và triển khai đáp ứng y tế, thông qua điện thoại di động, fax và báo cáo nhanh hàng ngày.

2. Biểu mẫu số 2: Biểu mẫu báo cáo nhanh tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác phòng, ứng phó và khắc phục hậu hậu quả  thảm hoạ, thiên tai, tình trạng khẩn cấp (sử dụng báo cáo tổng hợp sau thiên tai, thảm họa, sau khi thiên tai, thảm họa kết thúc).

3. Biểu mẫu số 3: Biểu mẫu báo cáo tổng kết hoạt động công tác phòng, chống thiên tai, thảm họa 06 tháng đầu năm (hoặc tổng kết năm) và phương hướng  nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 20 (hoặc năm tiếp theo)...

 

 

VĂN PHÒNG BỘ - THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THẢM HOẠ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
BỘ Y TẾ

 

Mẫu số 1

SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......../.......

Ngày.. …tháng…. năm 20….

 

BÁO CÁO NHANH

Tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa

(Hồi……..giờ…..…phút, ngày ….…tháng…….năm 20…..)

(Báo cáo nhanh số……)

1. Thông tin chung về thiên tai, thảm họa

- Loại thiên tai, thảm họa………………………………………………….

- Thời gian xảy ra………………………………………………………….

- Khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa

• Xã/phường………………………………………………………………..

• Huyện/thị/TP……………………………………………………………..

- Dự báo xu hướng diễn biến của thiên tai, thảm họa……………………

2. Tình hình thiệt hại về người:

- Số người chết (tuổi, giới, địa phương)……………………………………

- Số người mất tích (tuổi, giới, địa phương)……………………..…………

- Số người bị thương (tuổi, giới, địa phương)………………………………

- Số người bị ảnh hưởng trực tiếp………………….....................................

- Số người phải di rời……………………………………………………....

3. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế (nêu càng cụ thể càng tốt tên cơ sở y tế, mô tả thiệt hại công trình, trang thiết bị, thuốc, nhân sự, tình hình hoạt động, khả năng tiếp cận…)

………………………………………………………………………………………………

4. Đáp ứng ban đầu (cứu chữa người bị thương, xử lý ổ dịch, khôi phục hoạt động cơ sở y tế, hỗ trợ của các ngành, tổ chức khác…)

………………………………………………………………………………………………

5. Nhu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực….)

………………………………………………………………………………………………

6. Thông tin liên lạc (Lãnh đạo, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin: Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan,  số fax cơ quan, địa chỉ email).

 

 

Nơi nhận:

LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ

 

Mẫu số 2

SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......../.......

Ngày.. …tháng…. năm 20….

 

BÁO CÁO

Tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác phòng, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

1. Thông tin chung thiên tai, thảm họa:

- Loại thiên tai, thảm họa:………………………………............................

- Địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ:………………………

- Diễn biến thảm hoạ, thiên tai: …………………………………...............

2. Tổng hợp tình hình thiệt hại về người và tài sản:

2.1. Tình hình thiệt hại chung:

- Tình hình thiệt hại về người: Tổng hợp số liệu theo (Phụ lục: Bảng 1, 2).

- Số hộ bị ảnh hưởng………………………………………………………..

2.2. Tình hình thiệt hại người và tài sản của ngành y tế:

- Thiệt hại về người: Bao gồm cán bộ y tế bị chết, bị thương và mất tích trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra ……………………………………….

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về công trình cơ sở y tế (Phụ lục: Bảng 4).

- Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế (Phụ lục: Bảng 5).

3. Tình hình dịch bệnh và các tác động sức khỏe:

- Nguồn nước ( Số giếng nước, công trình cấp nước hộ gia đình bị ảnh hưởng):

……………………………………............................................................

- Công trình vệ sinh (công trình VS hộ gia đình bị hư hại):

……………………………………………………………………………...

- Tình hình dịch bệnh

• Các bệnh truyền nhiễm gia tăng sau thiên tai, thảm họa

…………………………………………………………………………....

• Dịch bệnh (nêu rõ dịch bệnh gì, diễn biến trước, trong, sau thảm họa, xu hướng dịch, địa đểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có..)

……………………………………………………………………………

• Các vấn đề sức khỏe khác (Tâm lý, tâm thần, bà mẹ trẻ em, bạo lực giới, bệnh xã hội…)

………………………………………………………………………........

4. Hoạt động ứng phó với thảm hoạ, thiên tai của ngành y tế:

Hoạt động chỉ đạo (văn bản chỉ đạo, tổ chức đoàn đi kiểm tra, phối hợp với các ban ngành triển khai công tác phòng chống thảm họa, thiên tai)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………

• Hoạt động đáp ứng y tế với thảm họa, thiên tai: sơ, cấp cứu nạn nhân, cấp thuốc hóa chất, trang thiết bị hỗ trợ địa phương, giám sát, thông tin tuyên truyền, phòng chống dịch và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường tại địa phương (tổng hợp tình hình khám, chữa bệnh trong thiên tai thảm họa theo (Phụ lục: Bảng 3).

………………………………………………………………………………………………

………………………………………

• Tham gia các ngành khác, các tổ chức tư nhân, quốc tế

…………………………………………………………………………

5. Khó khăn, thách thức:

……………………………………………………………………………………

6. Bài học kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………

7. Kiến nghị, đề xuất:

……………………………………………………………………………………

8. Thông tin liên lạc: Lãnh đạo, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin: Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan,  số fax cơ quan, địa chỉ email.

 

 

Nơi nhận:

LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ

 

Mẫu số 3

SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......../.......

Ngày.. …tháng…. năm 20….

 

BÁO CÁO

Kết quả hoạt động công tác phòng, chống thiên tai, thảm họa 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 20....

I. Tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa 6 tháng đầu năm trên địa bàn

1. Thông tin chung về tình hình thiên tai, thảm họa tại địa phương

(Liệt kê số lượng các loại thảm hoạ, thiên tai xảy ra trên địa bàn (sử dụng bảng để thống kê nếu có).

2. Tổng hợp tình hình thiệt hại về người và tài sản:

2.1 Tình hình thiệt hại chung

- Tình hình thiệt hại về người: Tổng hợp số liệu theo (Phụ lục: Bảng 1, bảng 2).

- Tình hình thiệt hại chung về tài sản: (Công trình, nhà cửa, nông nghiệp,  số nguồn nước sạch bị ngập,  số nhà vệ sinh bị ngập…..), ước tính tổng thiệt hại……...................đồng.

2.2. Tình hình thiệt hại người và tài sản của ngành y tế:

- Thiệt hại về người: Bao gồm cán bộ y tế bị chết, bị thương và mất tích trực tiếp do thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp gây ra.

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về công trình cơ sở y tế (Phụ lục: Bảng 4).

- Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế (Phụ lục: Bảng 5).

2.3. Tình trạng an toàn của cơ sở y tế tuyến huyện, xã/phường

Tổng hợp tình trạng an toàn các cơ sở y tế tuyến huyện, xã/phường trước nguy cơ thiên tai, thảm họa (Phụ lục: Bảng 9).

3. Tình hình dịch bệnh, tác động sức khỏe do thiên tai, thảm họa

- Tình dịch bệnh: (Tổng hợp cụ thể các loại dịch bệnh, địa đểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có..).

- Tình hình các bệnh truyền nhiễm

- Tình hình sức khỏe cộng đồng

II. Hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa trong 6 tháng đầu năm 2013

1. Hoạt động y tế trước thiên tai, thảm họa

2. Hoạt động đáp ứng y tế trong thiên tai, thảm họa:

3. .................................(tổng hợp tình hình khám chữa bệnh trong thiên tai, thảm họa theo phụ lục: bảng 3).

4. Hoạt động y tế sau thiên tai, thảm họa

5. Chỉ đạo, cứu chữa người bị thương, xử lý xác chết, môi trường, nước, an toàn thưc phẩm, phóng chống dịch bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu…

6. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. (Phụ lục: Bảng 6).

7. Công tác quản lý thông tin

8. Công tác điều phối, hợp tác các ban ngành

9. Hợp tác quốc tế

III. Tổng hợp công tác hậu cân trong đáp ứng thiên tai, thảm họa

1. Tổng hợp hàng phòng chống lụt bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị (Phụ lục: Bảng 7).

2. Tổng hợp tình hình cấp phát hàng phòng chống lụt bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị (Phụ lục: Bảng 8).

IV. Khó khăn, thách thức

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

V. Bài học kinh nghiệm

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

VI. Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống thiên tai thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn 6 tháng cuối năm (hoặc xây dựng kế hoạch kèm theo).

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

VII. Kiến nghị, đề xuất

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

 

 

Nơi nhận:

LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, THẢM HỌA CỦA NGÀNH Y TẾ

(Đính kèm báo cáo số..../...ngày....tháng...năm.....)

Bảng 1. Tổng hợp số người bị tử vong do thiên tai, thảm họa.

TT

Họ và tên

Tên huyện, thành phố

Giới tính

Số Tuổi

Ngày tử vong

Nguyên nhân tử vong

Hoàn cảnh tử vong

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Tổng hợp số người bị thương do thiên tai, thảm họa.

TT

Họ và tên

Tên huyện, thành phố

Giới tính

Tuổi

Ngày bị thương

Tình trạng chấn thương

Nguyên nhân gây ra chấn thương

Tổng số người bị thương (tính đến ngày.....................)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3. Tình hình khám, chữa bệnh trong thiên tai, thảm họa

Các cơ sở khám, chữa bệnh

Số bệnh nhân nặng

Số bệnh nhân nhẹ

Số lượt bệnh nhân  được cấp cứu

Tổng số

Đã chuyển tuyến

Tổng số

Đã cho về

 

CSYT 1

 

 

 

 

CSYT 2

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

Đội cấp cứu lưu động

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4. Tổng hợp thiệt hại về công trình y tế

Cơ sở y tế

Hư hỏng toàn bộ (100%)

Hư hỏng nặng

(>=50%)

Hư hỏng một phần (<50% )

Ước tính thiệt hại (vnđ)

Ghi chú

Cơ sở y tế 1

 

 

 

 

 

Cơ sở y tế 2

 

 

 

 

 

Cơ sở y tế 2

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Bảng 5. Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế

TT

Bệnh viện/ cơ sở y tế

Tên thuốc, hóa chất, TTB Y tế

Số lượng

Hỏng hoàn toàn (100%)

Hỏng nặng

( >=50%)

Hư hại nhẹ

(<50%)

Ước tính (VND)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

(Kèm theo quyết định số…/… ngày…)

TT

Họ và tên

Chức danh trong Ban PCBL

Điện thoại cơ quan

Điện thoại nhà riêng

Điện thoại đi động

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

- Điện thoại thường trực cơ quan:

- Số FAX:                  Mail:

 

Bảng 7. Tổng hợp hàng phòng chống lụt, bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị

Tên thuốc, hóa chất, TTB Y tế

Tồn năm trước

Tự mua, được hỗ trợ từ các đơn vị  ngoài ngành y tế

Số lượng được Bộ Y tế cấp

Tổng số

Đã cấp cho địa phương

Tổng còn dự trữ

Cơ số thuốc

 

 

 

 

 

 

CloraminB (viên)

 

 

 

 

 

 

CloraminB (kg)

 

 

 

 

 

 

Aquatab ( viên)

 

 

 

 

 

 

Áo phao (chiếc)

 

 

 

 

 

 

Phao tròn

 

 

 

 

 

 

Bình lọc nước

 

 

 

 

 

 

Nhà bạt

 

 

 

 

 

 

Khác…..

 

 

 

 

 

 

……………..

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 8. Tổng hợp tình hình cấp phát hàng phòng chống lụt bão tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị.

Danh sách tên đơn vị được cấp

Cơ số thuốc

CloraminB

(viên)

CloraminB (kg)

Aquatab

(viên)

Áo phao (chiếc)

Phao tròn

Bình lọc nước

Nhà bạt

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 9. Tình trạng an toàn của cơ sở y tế tuyến huyện, xã/phường

TT

Tên cơ sở y tế

Đánh dấu (v) nếu có trong các ô tương ứng

Ven biển

Ven sông suối

Ven đồi, núi.

Bị ngập, sạt lở đất, cô lập….

Khả năng bị ngập, sạt lở đất, cô lập..

Cơ sở y tế đã xuống cấp, cần nâng cấp, xây dựng lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1152/VPB7 năm 2013 triển khai áp dụng thử biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa ngành y tế năm 2014 do Văn phòng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 1152/VPB7
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 24/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Xuân Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản