Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1151/TCT-CS | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3700/CTTNI-TTHT ngày 25/10/2023 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh về chính sách thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 174 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
Căn cứ khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về loại hóa đơn;
Căn cứ Điều 7, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp trực tiếp;
Căn cứ Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn về thuế suất 10%, phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên:
Tại Điều 174, khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê; theo đó, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo công văn trình bày của Cục thuế, Công ty TNHH ống thép SUJIA - Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài đã thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có thực hiện chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất cho người mua là doanh nghiệp không hoạt động theo quy chế chế xuất thì đề nghị Cục thuế phối hợp với các cơ quan chức năng (Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường) rà soát, xem xét hoạt động chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất của doanh nghiệp có thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 hay không?
Trường hợp hoạt động cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất của doanh nghiệp chế xuất nêu trên cho người mua là doanh nghiệp không hoạt động theo quy chế chế xuất thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Doanh nghiệp chế xuất áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế tỉnh Tây Ninh được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
- 5Công văn 1055/TCT-CS năm 2024 giải đáp chính sách lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 1048/TCT-CS năm 2024 chính sách tiền thuê đất do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 1140/TCT-CS năm 2024 chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1151/TCT-CS năm 2024 chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1151/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/03/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Thị Minh Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra