Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1119/QLCL-CL2
V/v hoàn thiện bản đề xuất triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2014

 

Kính gửi:

Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Yên Bái, Hà Nội, ĐăkLăk, Ninh Thuận, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Thuận, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai

Tiếp theo công văn số 712/QLCL-CL2 ngày 29/4/2014 và căn cứ vào nội dung đã thống nhất tại cuộc họp ngày 30/5/2014 về việc triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị các đơn vị rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí triển khai chương trình thí điểm tại địa phương theo hướng dẫn như sau:

1. Về công khai kết quả phân loại A/B/C:

1. 1. Lựa chọn sản phẩm:

Đề nghị địa phương rà soát và lựa chọn nhóm sản phẩm để triển khai công khai kết quả phân loại A/B/C. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm:

- Chủ lực ở địa phương;

- Đã kiểm tra, phân loại xếp loại A/B/C đối với 100% cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương hoặc sẽ triển khai kiểm tra phân loại hết trong quý 3/2014.

- Khuyến khích địa phương công khai kết quả xếp loại nhiều nhóm sản phẩm, tuy nhiên, nên có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp, chắc chắn.

1. 2. Hình thức công khai:

- Công khai tại cơ sở: Gắn biển kết quả phân loại tại khu vực chính cơ sở sản xuất được kiểm tra (theo hướng dẫn nêu tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Công khai trên website của Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL NLS&TS.

- Công khai trên loa phát thanh ở xã phường.

- Công khai trên báo giấy của địa phương.

2. Về xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn:

2. 1. Đối với chuỗi đã triển khai thí điểm năm 2013:

- Rà soát kết quả thực hiện, báo cáo cụ thể nội dung, hiện trạng chuỗi đã triển khai (đầu ra).

- Đề xuất nội dung cần triển khai hoàn thiện chuỗi thí điểm, mở rộng phạm vi triển khai mô hình thí điểm. Đề xuất nội dung, thời gian, kinh phí cho phần hoàn thiện, mở rộng chuỗi thí điểm tương ứng với từng nội dung (trong đó nêu rõ nguồn kinh phí: trung ương, địa phương, đóng góp của doanh nghiệp).

2. 2. Đối với đề xuất xây dựng chuỗi mới:

Do thời gian triển khai năm 2014 không còn nhiều và Cục ưu tiến triển khai hoàn thiện, mở rộng chuỗi thí điểm đã triển khai năm 2013. Đối với xây dựng chuỗi mới, địa phương cân nhắc và chỉ đề xuất triển khai chuỗi mới đối với sản phẩm chủ lực của địa phương, có tính cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chí lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chuỗi và có thể đề xuất triển khai một số hoạt động khả thi cho triển khai năm 2014 (đào tạo, tập huấn, chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT).

- Xây dựng đề cương nhiệm vụ chi tiết, cụ thể (xác định đầy đủ các công đoạn trong chuỗi), kèm theo dự trù kinh phí (xác định rõ nội dung tương ứng với mức chi và nguồn kinh phí: hỗ trợ từ Cục QLCL NLS&TS, kinh phí địa phương, đóng góp của doanh nghiệp), thời gian thực hiện nhiệm vụ cụ thể (theo hướng dẫn của Cục tại công văn số 729/QLCL-CL2 ngày 08/5/2013, đăng trên website của Cục QLCL NLS&TS).

- Cục QLCL NLS&TS sẽ chỉ xem xét hỗ trợ các mô hình chuỗi mới nếu chuỗi đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí lựa chọn.

2. 3. Lô gô khẩu hiệu và tem nhãn sản phẩm

- Cục QLCL NLS&TS thiết kế lô gô khẩu hiệu theo mẫu nêu tại Phụ lục 2 kèm theo.

- Lô gô khẩu hiệu sản phẩm kiểm soát theo chuỗi được gắn đối với sản phẩm đã được chứng nhận ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất;

- Lô gô sản phẩm kiểm soát theo chuỗi có thể in trên tem nhãn sản phẩm hoặc được dán bổ sung vào tem nhãn sản phẩm.

3. Xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi:

- Hoạt động này chỉ triển khai đối với mô hình chuỗi đã hoàn thiện tất cả các đầu ra, đặc biệt là đã có liên kết bền vững giữa nhà sản xuất với nhà thu mua, phân phối, đã chứng nhận đủ ATTP tại tất cả các công đoạn sản xuất từ: sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói.

- Các đơn vị in ấn giấy xác nhận sản phẩm theo chuỗi gồm các thông tin theo Phụ lục 3 kèm theo.

- Cấp giấy xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi theo yêu cầu của cơ sở sản xuất;

- Định kỳ tổ chức đi thẩm tra thực tế việc chấp hành quy định, lấy mẫu sản phẩm đã được chứng nhận an toàn thực phẩm và xác nhận sản phẩm theo chuỗi.

4. Quảng bá sản phẩm:

- Hoạt động này chỉ triển khai đối với mô hình chuỗi đã hoàn thiện tất cả các đầu ra, đặc biệt là chứng nhận đủ ATTP tại tất cả các công đoạn sản xuất (từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói); sản phẩm có gắn lôgô, tem nhãn.

- Xây dựng clip quảng bá sản phẩm mô hình chuỗi trên đài phát thanh, truyền hình địa phương nơi tiêu thụ sản phẩm;

- Quảng bá sản phẩm mô hình chuỗi, sản phẩm đã được xác nhận kiểm soát theo chuỗi tại nơi bán sản phẩm (băng rôn, khẩu hiệu, giấy xác nhận).

5. Kinh phí hỗ trợ triển khai mô hình:

- Cục QLCL NLS&TS sẽ xem xét, quyết định lựa chọn địa phương đáp ứng tiêu chí đề ra đối với từng hoạt động: công khai kết quả phân loại A, B, C; hoàn thiện/ mở rộng mô hình chuỗi đã triển khai năm 2013; xây dựng mô hình chuỗi mới; xác nhận sản phẩm theo chuỗi; quảng bá sản phẩm kiểm soát theo chuỗi trên cơ sở nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP và Sự nghiệp kinh tế nông nghiệp cấp cho Cục QLCL NLS&TS năm 2014

- Nội dung chi và định mức chi cho mỗi hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 kèm theo.

6. Tiến độ thực hiện:

Căn cứ hướng dẫn của Cục, các Chi cục QLCL NLS&TS cân nhắc, lựa chọn hoạt động dự kiến triển khai thí điểm năm 2014; xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí thực hiện tương ứng với mỗi hoạt động (nêu cụ thể nguồn kinh phí: hỗ trợ của Cục, kinh phí địa phương, đóng góp của doanh nghiệp) theo mẫu Phụ lục 5, 6 kèm theo và gửi về Cục QLCL NLS&TS trước ngày 30/6/2014 để được xem xét.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản sẽ thẩm tra đề xuất của các Chi cục và lựa chọn, ký hợp đồng triển khai thí điểm mô hình thực hiện năm 2014 sau khi nhận được văn bản đề xuất của Chi cục.

Đề nghị các đơn vị lưu ý thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Phòng Tài chính (để phối hợp);
- Cơ quan QLCL Trung bộ, Nam bộ;
- Lưu: VT, CL1, CL2.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN ĐẶT HỘP, BIỂN CÔNG KHAI KẾT QUẢ PHÂN LOẠI A/B/C TẠI CƠ SỞ
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL-CL2 ngày 20/6/2014)

Đặt hộp, biển công khai theo nguyên tắc như sau:

- Đặt hộp Inox có khóa, mặt cửa bằng kính chống vỡ hoặc bằng mê ca trắng trong. Kích thước hộp: 60 x 60 cm

- Đặt tấm biển mầu có điền thông tin " Cơ sở được xếp loại..... về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm". Tấm biển này đặt vào trong hộp Inox. Lưu ý:

+ Cơ sở xếp loại A: Tấm biển màu xanh;

+ Cơ sở xếp loại B: Tấm biển màu vàng;

+ Cơ sở xếp loại C: Tấm biển màu đỏ.

- Đặt tấm biển sao cho dễ dàng nhìn thấy thông tin kết quả kiểm tra xếp loại của cơ sở. Tấm biển có kích thước phù hợp để vào trong hộp và quan sát bên ngoài nhìn rõ, đầy đủ thông tin.

- Hộp giữ biển công khai được cơ quan kiểm tra phân loại giữ khóa và thay đổi biển khi kết quả xếp loại thay đổi.

 

PHỤ LỤC 2

LÔ GÔ SẢN PHẨM KIỂM SOÁT THEO CHUỖI
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL-CL2 ngày 20/6/2014)

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn

 

Ghi chú: Hình ảnh, màu sắc thực tế sẽ được gửi bằng file điện tử qua email.

 

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG GIẤY XÁC NHẬN SẢN PHẨM KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL-CL2 ngày 20/6/2014)

Giấy xác nhận sản phẩm kiểm soát ATTP theo chuỗi gồm các thông tin sau đây:

1. Thông tin phiếu xác nhận bao gồm:

+ Lô gô sản phẩm kiểm soát theo chuỗi.

+ Tên cơ sở sản xuất;

+ Mã số;

+ Địa chỉ;

+ Sản phẩm;

+ Số lượng:

+ Nơi tiêu thụ sản phẩm.

+ Ngày sản xuất, đóng gói sản phẩm.

(đối với sản phẩm gia súc, gia cầm triển khai lồng ghép với hoạt động kiểm dịch, có thông tin về xuất xứ, nguồn gốc).

2. In ấn giấy xác nhận, quản lý giấy xác nhận và cấp giấy xác nhận do cơ quan cấp giấy xác nhận thực hiện

3. Giấy xác nhận được đánh số quản lý, đóng dấu giáp lai của cơ quan kiểm tra. Cán bộ kiểm tra thực hiện việc xác nhận theo các nội dung quy định trong mẫu giấy và ký xác nhận vào giấy.

4. Cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi liên hệ với cơ quan kiểm tra/ cán bộ phân công/ ủy quyền để được cấp. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thông tin dữ liệu đã được chứng nhận, tính phù hợp của sản phẩm xin được xác nhận với các thông tin dữ liệu đã được chứng nhận để xác nhận.

5. Giấy xác nhận được cấp cho từng lô hàng cụ thể với số lượng rõ ràng, đảm bảo tin cậy và thuận lợi cho việc truy xuất; khi tiêu thụ lô hàng cho đơn vị kinh doanh nào, đơn vị đó sẽ tiếp nhận giấy chứng nhận đó, được lưu giữ trong quá trình tiêu thụ hoặc quảng bá sản phẩm.

6. Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận tổng hợp thông tin đã xác nhận và lưu hồ sơ đầy đủ.

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL-CL2 ngày 20/6/2014)

TT

Nội dung

Nguồn kinh phí

Văn bản quy định

Địa phương

Trung ương

I

Công khai kết quả phân loại A/B/C

 

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp KTNN

 

1.

Cập nhật dữ liệu về ATTP và đưa lên website của địa phương.

Sử dụng kinh phí địa phương

 

 

2.

Thuê thiết kế hộp, biển thông tin công khai kết quả phân loại (A/B/C)

 

- Đặt hộp Inox, có khóa;

- Đặt biển mê ca ghi thông tin kết quả phân loại.

Theo thực tế

3.

Đăng báo công khai dang sách cơ sở xếp loại A/B/C trên báo địa phương (1 tháng/lần).

 

- Chi phí đăng trên báo địa phương về kết quả xếp loại.

 

4.

Công khai thông tin trên loa đài của xã/phường

 

Bồi dưỡng phát thanh: 15. 000đ/lần, trường hợp phát thanh bằng tiếng dân tộc 20. 000đ/lần

Khoản 2, Điều 4 Thông tư 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

II

Triển khai xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn (hoàn thiện, mở rộng, xây dựng mới)

 

Nguồn kinh phí: Chương trình MTQG VSATTP

 

1

Đánh giá, đề xuất các giải pháp nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tối thiểu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định

 

a) Trường hợp cán bộ của Chi cục thực hiện

 

 

 

+ Đi lại:

Khoản 1, 2 Điều 2 của Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

 

+ Phụ cấp lưu trú: 150. 000 đồng/ngày

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày): không quá 100. 000 đồng/ngày

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

- Khoản 3 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

 

+ Thuê phòng nghỉ:

- Hình thức khoán: từ 250. 000 đồng/đêm – 300. 000 đồng/đêm

- Thanh toán theo hóa đơn thực tế:

từ 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (cho 2 người/phòng) hoặc 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (trường hợp lẻ người hoặc đi công tác một người)

Mức chi phụ thuộc vào địa điểm công tác

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

 

 

b) Trường hợp thuê chuyên gia tư vấn

- Khoản 10, điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013

 

 

Xây dựng đề cương

Mức chi 500. 000 đồng/đề cương được duyệt.

 

-Khoản 12, điều 3, Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013

2

Tập huấn phổ biến kiến thức chung về an toàn thực phẩm; áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất (VietGAP), chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP)

 

+ Chi viết và biên soạn tài liệu thông thường: 75. 000đ/trang chuẩn 350 từ.

Khoản 1 điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013

 

a) Chi phí cho giảng viên (cán bộ của Chi cục thực hiện): Trường hợp giảng viên là cán bộ của Chi cục

 

 

+ Chi bồi dưỡng giảng viên:

từ 300. 000 đồng/buổi – 800. 000 đồng/buổi (1 buổi giảng 5 tiết học)

Mức chi phụ thuộc vào chức vụ, trình độ chuyên môn của giảng viên

- Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010

- Khoản 2 Điều 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

+ Đi lại:

Khoản 1, 2 Điều 2 của Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

+ Phụ cấp tiền ăn: 150. 000 đồng/ngày

- Khoản 3 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

- Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010

 

+ Thuê phòng nghỉ:

- Hình thức khoán: từ 250. 000 đồng/đêm – 300. 000 đồng/đêm

- Thanh toán theo hóa đơn thực tế: từ 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (cho 2 người/phòng) hoặc 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (trường hợp lẻ người)

Mức chi phụ thuộc vào địa điểm tổ chức

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

 

Trường hợp giảng viên là chuyên gia tư vấn:

Thuê chuyên gia tư vấn: theo thỏa thuận

- Khoản 10, điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013

 

b) Chi phí cho học viên:

 

 

- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên không hưởng lương từ nhân sách nhà nước:

Mức chi phụ thuộc vào địa điểm tổ chức: từ 60. 000 đồng/ngày/người đến 150 đồng/ngày/người

- Khoản 2 Điều 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

- Đi lại, thuê phòng nghỉ: tương tự như mức chi cho giảng viên

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

 

c) Chi phí khác

 

 

- Thuê hội trường, trang thiết bị: theo thực tế

- Giải khát giữa giờ: 30. 000 đồng/ngày(2 buổi)/đại biểu

- Văn phòng phẩm in ấn tài liệu: theo thực tế

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

3

Xây dựng hệ thống chất lượng cho các tác nhân tham gia chuỗi

 

a) Trường hợp cán bộ Chi cục thực hiện:

Tương tự như định mức chi cho nội dung tại mục 1, điểm a

- Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

- Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

 

b) Trường hợp thuê chuyên gia tư vấn

Thuê chuyên gia TV: theo thỏa thuận

Khoản 10 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013. tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013 (Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2009/TT-BTC-ngày 19/11/2009).

4

Tập huấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho các tác nhân tham gia chuỗi;

 

Tương tư như định mức chi cho nội dung tại mục 2

 

5

Hướng dẫn tại hiện trường, khắc phục các tồn tại

 

Tương tự như định mức chi cho nội dung tại mục 1

 

6

Lấy mẫu, kiểm nghiệm

 

a) Chi phí cho cán bộ đi kiểm tra, lấy mẫu:

- Chi lại, phụ cấp lưu trú tương tự như định mức chi cho nội dung tại mục 1 điểm a

 

 

b) Mua mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu phân tích:

-Mua mẫu thực phẩm phân tích: theo thực tế

- Vận chuyển và bảo quản mẫu

Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

 

c) Phân tích mẫu:

Mức chi theo mức giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đối với các mẫu cần phân tích chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định về mức chi phí xét nghiệm, phân tích thì thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận với đơn vị xét nghiệm, phân tích trên cơ sở phù hợp với các mức chi hiện hành.

Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

 

 

d) Thuê lấy mẫu (nếu cần thiết): mức chi tối đa 70. 000đ/người/buổi

Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

7

Đánh giá, chứng nhận VietGAP, GMP, HACCP

 

Thuê tổ chức đánh giá chứng nhận:

Theo thỏa thuận

Khoản 10 Điều 3 Thông tư số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013.

(Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2009/TT-BTC-ngày 19/11/2009)

8

In ấn tem nhãn, lô gô gắn vào nhãn nhận diện sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi

 

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp kinh tế nông nghiệp:

- In lô gô gắn vào nhãn;

- In tem nhãn có thông tin lôgô sản phẩm kiểm soát theo chuỗi.

(Hỗ trợ một phần chi phí)

Theo thực tế, có 03 báo giá

9

Hội nghị sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm tại địa phương

 

- Chi cho đại biểu tham dự:

 

+ Hỗ trợ tiền ăn: 60. 000 đồng/ngày/người – 150. 000 đồng/người/ngày (áp dụng đối với đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước)

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

+ Chi phí đi lại:

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

+ Phụ cấp lưu trú: 150. 000 đồng/người/ngày (áp dụng đối với đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước)

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

- Khoản 3 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

+ Thuê phòng nghỉ:

Hình thức khoán: từ 250. 000 đồng/đêm – 300. 000 đồng/đêm

Thanh toán theo hóa đơn thực tế: từ 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (cho 2 người/phòng) hoặc 500. 000 đồng/phòng/đêm – 700. 000 đồng/phòng/đêm (trường hợp lẻ người)

Mức chi phụ thuộc vào địa điểm tổ chức

- Khoản 2 Điều 3 Phần II Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010

- Thuê hội trường, trang thiết bị: theo thực tế

- Giải khát giữa giờ: 30. 000 đồng/ngày (2 buổi)/đại biểu

- Văn phòng phẩm in ấn tài liệu: theo thực tế

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010

III

Xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi

 

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp kinh tế nông nghiệp

 

1

In giấy xác nhận sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi

 

Hỗ trợ một phần chi phí in ấn

Chi theo thực tế

2

Kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy định sản phẩm đã được chứng nhận theo chuỗi.

 

Tương tự mức chi cho nội dung tại mục 1 Phần II. Triển khai xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

 

3

Lấy mẫu, kiểm nghiệm thẩm tra đánh giá

 

Tương tự mức chi cho nội dung tại mục 6 phần II Triển khai xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

 

IV

Quảng bá sản phẩm

 

Nguồn kinh phí: Chương trình MTQG VSATTP (Dự án truyền thông).

 

1

Quảng bá sản phẩm chuỗi trên báo, đài địa phương nơi tiêu thụ sản phẩm.

 

- Quảng bá trong năm 2014;

- Theo đơn giá đề nghị hỗ trợ của Đài, báo địa phương. Lưu ý, đề xuất cơ chế hợp tác/ phối hợp để các chi phí theo nguyên tắc hỗ trợ.

 

2

Quảng bá sản phẩm kiểm soát theo chuỗi tại nơi bán hàng

 

- Thuê đặt các băng rôn, khẩu hiệu, in clip quảng bá sản phẩm tại nơi bán hàng (siêu thị, cửa hàng.... ).

Chi theo thực tế

 

PHỤ LỤC 5

BIỂU MẪU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL - CL2 ngày 20/6/2014)

TT

Nội dung/ hoạt động

Thời gian hoàn thành

Thực hiện

Chủ trì

Phối hợp

I. Công khai kết quả phân loại A/B/C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Về xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi:  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Quảng bá sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

BIỂU MẪU DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo công văn số: 1119/QLCL - CL2 ngày 20/6/2014)

TT

Nội dung

Diễn giải

Kinh phí

(đồng)

Ghi chú

I. Công khai kết quả phân loại A/B/C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Về xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Quảng bá sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1119/QLCL-CL2 năm 2014 hoàn thiện bản đề xuất triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 1119/QLCL-CL2
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/06/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản