Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11150/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: Ngân hàng TNHH Một Thành Viên HSBC (Việt Nam)
Địa chỉ: Tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Mã số thuế: 0301232798
Trả lời văn bản số 12082019/HSBC ngày 12/08/2019 của Ngân hàng về việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ); Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định:
Tại Khoản 2 Điều 2 quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công:
“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
…
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
…”
Tại Khoản 2 Điều 8 quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
…”
Tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 quy định về khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
…”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp theo trình bày, Ngân hàng có chi trả một khoản tiền (“Khoản tiền chấm dứt”) để chấm dứt HĐLĐ cho người lao động, thời điểm chi trả khoản tiền này sau thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc thì:
- Các khoản tiền đơn vị chi trả theo đúng quy định hiện hành của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động thì các khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
- Khoản chi trả khác từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì Ngân hàng khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%; Cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế (nếu thuộc trường hợp quyết toán) theo biểu thuế lũy tiến trên toàn bộ thu nhập kể cả khoản hỗ trợ nêu trên.
Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh thông báo Ngân hàng biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 39281/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp ủy quyền cho tặng bất động sản do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 40222/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ quà tặng, trúng thưởng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 36819/CTHN-TTHT năm 2022 về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 4Công văn 39281/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp ủy quyền cho tặng bất động sản do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 40222/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ quà tặng, trúng thưởng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 36819/CTHN-TTHT năm 2022 về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 11150/CT-TTHT năm 2019 về việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 11150/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/10/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Nam Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra