Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1098/NHNN-TD | Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2015 |
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố |
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ngành ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường và các mặt hàng thiết yếu. Trong đó, Chương trình bình ổn thị trường với sự tham gia của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và sự vào cuộc tích cực của ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, giảm bớt gánh nặng chi cho Ngân sách và đảm bảo an sinh xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong thực hiện chương trình, áp dụng cơ chế hỗ trợ tín dụng với lãi suất phù hợp (lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5- 6%/năm) cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, Ngân sách địa phương không phải hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn như trước đây nữa. Chương trình được thực hiện thành công nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành ngân hàng với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận - huyện, phường - xã trong việc triển khai thực hiện chương trình và đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm triển khai Chương trình bình ổn thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhằm nhân rộng, phát huy hiệu quả Chương trình trên phạm vi cả nước, Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các Tổ chức tín dụng (TCTD) nghiên cứu kỹ, tham khảo cách thức, kinh nghiệm áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ thực tiễn trên địa bàn và hoạt động của từng TCTD để tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Đối với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố:
1.1. Chủ động phối hợp với Sở Công thương và các Sở, ban ngành tại địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn.
1.2. Cung cấp danh sách các doanh nghiệp đã được phê duyệt tham gia Chương trình bình ổn và chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tỉnh, thành phố tích cực tiếp cận các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường và cả các đơn vị ngoài Chương trình nhưng có tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa gắn kết với doanh nghiệp bình ổn thị trường để có chính sách cho vay phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình nhằm giảm bớt cấp bù của Ngân sách địa phương; gắn Chương trình bình ổn giá trong Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất.
1.3. Giám sát, kiểm tra, kiểm soát quá trình tham gia Chương trình bình ổn của các TCTD, đảm bảo các TCTD thực hiện đúng cam kết khi triển khai thực hiện Chương trình.
1.4. Kịp thời báo cáo Ngân hàng nhà nước kết quả và những khó khăn vướng mắc khi triển khai chương trình, đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện chương trình có hiệu quả.
1.5. Tổng hợp kết quả triển khai và thực hiện chương trình định kỳ hàng tháng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Vụ Tín dụng CNKT trước ngày 10 của tháng kế tiếp (theo đề cương đính kèm) (đề nghị gửi kèm file mềm về địa chỉ email: tindung2@sbv.gov.vn). Bắt đầu từ Quý II/2015, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả triển khai chương trình này theo Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Đối với các TCTD:
2.1. Chỉ đạo chi nhánh trên toàn quốc tích cực tham gia Chương trình bình ổn thị trường với lãi suất phù hợp theo chủ trương của UBND và chỉ đạo của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, gắn việc thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường với Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất,
2.2. Hướng dẫn kỹ nội dung, thống nhất việc triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trong toàn hệ thống trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm triển khai thành công của Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố chủ động tiếp cận để cho vay đối với các doanh nghiệp được phê duyệt tham gia Chương trình, có tính đến tính chất đặc thù của các đối tượng khách hàng, các địa phương, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
2.3. Các chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD chủ động kết hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các Sở, ban ngành địa phương để tìm kiếm khách hàng tham gia Chương trình bình ổn thị trường để cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi, áp dụng lãi suất và cơ chế, chính sách phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi kèm theo công văn này Báo cáo của NHNN Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng nghiên cứu và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
I. Tình hình triển khai thực hiện Chương trình
- Công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương
- Phương thức và hình thức phối hợp triển khai thực hiện
- Công tác chỉ đạo các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn
II. Kết quả thực hiện Chương trình
1. Số doanh nghiệp được UBND giao nhiệm vụ bình ổn thị trường trên địa bàn; số TCTD đã tham gia hỗ trợ và số khách hàng trên địa bàn được hỗ trợ từ chương trình (trong đó nêu rõ số khách hàng được hỗ trợ cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn).
2. Số tiền cam kết cho vay, dư nợ và lãi suất cho vay theo Chương trình đến thời điểm báo cáo:
STT | Ngành hàng | Cam kết cho vay của các TCTD (tr. Đồng) | Dư nợ (tr đồng) | Lãi suất phổ biến (%/năm) | |||
Ngắn hạn | Dài hạn | Ngắn hạn | Dài hạn | Ngắn hạn | Dài hạn | ||
| … |
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
III. Đánh giá hiệu quả của Chương trình
- Tác động bình ổn thị trường, chênh lệch giá bán hàng bình ổn so với giá thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá bán, đảm bảo an sinh xã hội....
- Tác động khác:....
IV. Khó khăn, vướng mắc
V. Định hướng triển khai trong thời gian tới
VI. Đề xuất, kiến nghị
- 1Công văn 8078/BTC-QLG tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá thị trường trên địa bàn địa phương sau khi giảm giá xăng dầu, giá gas do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 2947/VPCP-KTTH về tổ chức hội nghị sơ kết công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường năm 2012 và phương hướng triển khai 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5404/BCT-TTTN báo cáo Hội nghị Sơ kết Chương trình bình ổn thị trường năm 2012 và phương hướng triển khai năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 4Chỉ thị 18/CT-BCT thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 do Bộ Công thương ban hành
- 1Công văn 8078/BTC-QLG tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá thị trường trên địa bàn địa phương sau khi giảm giá xăng dầu, giá gas do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 2947/VPCP-KTTH về tổ chức hội nghị sơ kết công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường năm 2012 và phương hướng triển khai 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5404/BCT-TTTN báo cáo Hội nghị Sơ kết Chương trình bình ổn thị trường năm 2012 và phương hướng triển khai năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 4Chỉ thị 18/CT-BCT thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 do Bộ Công thương ban hành
Công văn 1098/NHNN-TD năm 2015 triển khai chương trình bình ổn thị trường theo kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1098/NHNN-TD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/02/2015
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra