- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Công văn 15601/BTC-KBNN năm 2017 về hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1058/BTC-KBNN | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; |
Triển khai Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, theo đó thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 và tiếp tục triển khai Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân bổ kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương để thực hiện mức lương tăng thêm (từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương mới) và tiếp tục thực hiện tích lũy nguồn cải cách tiền lương theo quy định, như sau:
1. Theo phân loại dự toán tại công văn số 15601/BTC-KBNN ngày 17/11/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương Mã tính chất nguồn 14 - Kinh phí thực hiện chính sách tiền lương, bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội sau đây gọi là nguồn cải cách tiền lương.
2. Đối với nguồn cải cách tiền lương được theo dõi, quản lý tại các đơn vị sử dụng ngân sách:
- Các đơn vị Kho bạc Nhà nước (KBNN) có trách nhiệm hạch toán, theo dõi riêng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (mã tính chất nguồn 14, theo dõi việc tạo nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương), không được phép chi ra khi chưa có quyết định của cấp thẩm quyền và được chuyển sang năm sau theo quy định tại Khoản 3, Điều 64, Luật Ngân sách nhà nước.
- Cơ quan tài chính, đơn vị dự toán các cấp có trách nhiệm xác định số sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để xử lý tăng lương từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương mới ngoài quỹ tiền lương tại quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Trên cơ sở quyết định của cấp có thẩm quyền về giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách (sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để chi phần chênh lệch tăng thêm từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương cơ sở mới), KBNN nơi giao dịch thực hiện hạch toán chuyển từ nguồn để cải cách tiền lương (mà tính chất nguồn 14) sang Quỹ lương cơ bản để thực hiện chi cải cách tiền lương.
3. Đối với nguồn cải cách tiền lương tích lũy đang được theo dõi, quản lý tại cấp ngân sách:
Khi sử dụng nguồn cải cách tiền lương đang được theo dõi, quản lý tại cấp ngân sách bổ sung dự toán để thực hiện chi cải cách tiền lương, cơ quan tài chính thực hiện phân bổ và giao dự toán vào Quỹ lương cơ bản của đơn vị (không thực hiện phân bổ và giao dự toán chi lương phần tăng thêm vào nguồn cải cách tiền lương - mã tính chất nguồn chi 14). KBNN kiểm soát chi trên cơ sở quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền.
Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2705/LĐTBXH-KHTC năm 2016 báo cáo tiền lương tháng 7/2016 để làm cơ sở phân bổ dự toán kinh phí tiền lương năm 2017 do Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 4981/LĐTBXH-KHTC năm 2017 về báo cáo tiền lương tháng 10/2017 để làm cơ sở phân bổ dự toán kinh phí tiền lương năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 2194/BTC-NSNN năm 2022 về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 10650/BTC-NSNN năm 2022 về nguồn thu ngân sách địa phương năm 2020 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 11133/BTC-NSNN về nguồn thu ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 tỉnh Lạng Sơn do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Công văn 2705/LĐTBXH-KHTC năm 2016 báo cáo tiền lương tháng 7/2016 để làm cơ sở phân bổ dự toán kinh phí tiền lương năm 2017 do Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 4981/LĐTBXH-KHTC năm 2017 về báo cáo tiền lương tháng 10/2017 để làm cơ sở phân bổ dự toán kinh phí tiền lương năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 15601/BTC-KBNN năm 2017 về hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Công văn 2194/BTC-NSNN năm 2022 về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 10650/BTC-NSNN năm 2022 về nguồn thu ngân sách địa phương năm 2020 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành
- 9Công văn 11133/BTC-NSNN về nguồn thu ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 tỉnh Lạng Sơn do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 1058/BTC-KBNN năm 2024 phân bổ kinh phí được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 1058/BTC-KBNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/01/2024
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Thị Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực