Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1052/BTP-QLXL VPHC&TDTHPL | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Ngày 19/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và các địa phương đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp, bước đầu thu được một số kết quả quan trọng trong việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên phạm vi cả nước. Sau gần 03 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai áp dụng các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các quy định về vấn đề giao quyền xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP....
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 04/02/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2016, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .
Xuất phát từ phạm vi, đối tượng điều chỉnh, tính chất của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP... để đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ kết quả đạt được trong triển khai áp dụng các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP , cũng như những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành, những định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2013/NĐ-CP , Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, tổ chức triển khai hoạt động sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP bằng hình thức tổng hợp báo cáo (theo mẫu Đề cương hướng dẫn báo cáo được gửi kèm theo Công văn này) và gửi Báo cáo kết quả sơ kết về Bộ Tư pháp (qua Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) trước ngày 10/5/2016 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Thời điểm lấy số liệu và tổng hợp báo cáo: Từ khi Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 19/7/2013) đến ngày 30/3/2016.
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan./.
(Thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ đồng chí Phạm Thị Hồng Vân - chuyên viên Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp, SĐT: 04.62739796 - 0967.072.792).
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2013/NĐ-CP NGÀY 19/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Công văn số 1052/BTP-QLXL VPHC&TDTHPL ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tư pháp)
I. Tình hình tổ chức triển khai Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
1. Đánh giá chung:
1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện;
1.2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn.
2. Kết quả thực hiện Nghị định số 81/2013/NĐ-CP:
2.1. Kết quả thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (Chương I Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
2.2. Kết quả thực hiện các quy định quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
2.3. Kết quả thực hiện quy định về mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
II. Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong triển khai áp dụng các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
1. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .
2. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện các nội dung quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .
3. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập khác.
4. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc.
III. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
- 1Quyết định 4125/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải
- 2Quyết định 290/QĐ-BTTTT Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 3Thông tư 19/2017/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 3Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2016
- 4Quyết định 4125/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải
- 5Quyết định 290/QĐ-BTTTT Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 6Thông tư 19/2017/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 1052/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2016 sơ kết 03 năm thi hành Nghị định 81/2013/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1052/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/04/2016
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra