Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/TY-TTr,PC
V/v Hướng dẫn nội dung kiểm tra hoạt động thú y năm 2015.

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2015

 

Kính gửi:

Cơ quan Thú y các vùng;
Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Chỉ thị số 9897/CT-BNN-TY ngày 09 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Cục Thú y hướng dẫn Cơ quan Thú y các vùng, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nội dung kiểm tra hoạt động thú y năm 2015 như sau:

1. Mục đích kiểm tra

Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước và sự chấp hành văn bản quy phạm pháp luật về thú y của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện tồn tại, bất cập, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật (bao gồm cả thủy sản); kiểm dịch động vật; quản lý giết mổ động vật trên cạn; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y (bao gồm vắc xin, hóa chất được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước); công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong thú y tại các địa phương. Từ đó, xử lý hoặc báo cáo với lãnh đạo chỉ đạo nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, bất cập để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thú y.

2. Nguyên tắc kiểm tra

Tuân thủ theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời.

Thực hiện tại cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; thú y cấp xã; trạm, chốt kiểm dịch; cơ quan chuyên ngành thú y cấp huyện, cấp tỉnh.

3. Nội dung kiểm tra

a) Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn theo hướng dẫn tại Phụ lục 1.

b) Công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo hướng dẫn tại Phụ lục 2.

c) Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

d) Điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm động vật theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.

đ) Thực hiện pháp luật trong kinh doanh thuốc thú y đối với các cơ sở kinh doanh thuốc thú y theo hướng dẫn tại Phụ lục 5.

e) Quản lý, sử dụng vắc xin, hóa chất được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục 6.

g) Thực hiện pháp luật trong sản xuất thuốc thú y đối với các cơ sở sản xuất thuốc thú y theo hướng dẫn tại Phụ lục 7

4. Tổ chức thực hiện

a) Cục Thú y

- Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục Thú y, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện.

- Kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, các vướng mắc trong quá trình triển khai.

b) Cơ quan Thú y vùng

- Hướng dẫn Chi cục Thú y thuộc vùng quản lý.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

- Báo cáo Cục Thú y về kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất.

- Kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Chi cục Thú y

- Hướng dẫn Trạm Thú y thực hiện nội dung kiểm tra từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 6.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nội dung từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 6.

- Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng quản lý và Cục Thú y về kết quả kiểm tra thực hiện.

- Kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện có những khó khăn, bất cập, đề nghị các đơn vị gửi văn bản về Cục Thú y tháo gỡ.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TTr,PC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đàm Xuân Thành

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

1. Tại cơ sở (hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại)

- Tình hình chăn nuôi, tổng đàn nuôi gia súc, gia cầm;

- Tình hình tiêm phòng, giấy chứng nhận tiêm phòng;

- Tình hình dịch bệnh;

- Báo cáo dịch;

- Vệ sinh phòng bệnh;

- Xử lý nước thải, chất thải;

- Xuất bán, mua con giống;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Tập huấn, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh động vật;

- Chi phí cho phòng, bệnh.

- Sử dụng thuốc, vắc xin, hóa chất, chế phẩm sinh học (loại, trong danh mục, ngoài danh mục, theo hướng dẫn của ai, hóa đơn mua thuốc,..).

- Hoạt động của thú y cơ sở.

2. Tại cấp xã

- Số lượng, bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề của thú y cơ sở; chế độ phụ cấp cho thú y cơ sở.

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung); chi phí cho công tác phòng bệnh (tiêm phòng, khử trùng tiêu độc);

- Họp giao ban UBND xã, Trạm Thú y huyện về công tác phòng, chống dịch bệnh;

- Tình hình chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã;

- Kế hoạch, tổ chức tiêm phòng, danh sách tiêm phòng tại các hộ chăn nuôi; giám sát dịch bệnh; kỹ thuật tiêm phòng; chi phí tiêm phòng;

- Tình hình dịch bệnh; sổ sách, báo cáo dịch, biểu mẫu và số liệu báo cáo;

- Các biện pháp xử lý ổ dịch (biển cảnh báo ổ dịch, vệ sinh, khử trùng tiêu độc); kiểm tra lâm sàng, mổ khám; lấy mẫu xét nghiệm;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực thú y;

- Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và vệ sinh phòng dịch;

- Số liệu cơ sở giết mổ trên địa bàn xã (tập trung, nhỏ lẻ, cơ sở được KSGM);

- Các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; báo cáo tình hình chăn nuôi, dịch bệnh.

- Sử dụng thuốc, hóa chất (loại, trong danh mục, ngoài danh mục, theo hướng dẫn của ai, hóa đơn mua thuốc,..)

3. Tại cấp huyện

- Tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng; trình độ chuyên môn;

- Thẻ kiểm dịch viên, Ủy quyền kiểm dịch;

- Họp giao ban UBND huyện, Chi cục Thú y về công tác phòng chống dịch bệnh;

- Phối hợp với Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và các phòng chuyên môn của Chi cục;

- Số lượng trang trại, gia trại;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện;

- Kế hoạch, tổ chức tiêm phòng, danh sách tiêm phòng tại các hộ chăn nuôi; giám sát dịch bệnh; kỹ thuật tiêm phòng; chi phí tiêm phòng;

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu, sổ sách, báo cáo dịch, biểu mẫu và số liệu báo cáo;

- Hướng dẫn phòng chống dịch;

- Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc;

- Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị;

- Quản lý, Bảo quản vắc xin, xử lý chai lọ, xuất cấp vắc xin sau tiêm phòng;

- Kỹ thuật tiêm phòng;

- Chi phí tiêm phòng;

- Kiểm tra lâm sàng, mổ khám;

- Điều tra, xác minh thông tin dịch bệnh, cấp và quản lý giấy chứng nhận tiêm phòng;

- Lấy mẫu xét nghiệm;

- Quản lý mua con giống;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện;

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực thú y;

- Chi phí cho công tác phòng bệnh (tiêm phòng, khử trùng tiêu độc);

- Kiểm tra giám sát dịch bệnh trên địa bàn;

- Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và vệ sinh phòng dịch;

- Số liệu cơ sở giết mổ trên địa bàn xã (tập trung, nhỏ lẻ, cơ sở được KSGM);

- Các văn bản của nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh động vật;

- Quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện (số lượng cơ sở kinh doanh thuốc, số lượng cơ sở được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh, cấp chứng chỉ hành nghề, số lượng cơ sở xếp loại A, B, C theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản)

4. Tại cấp tỉnh

- Tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng;

- Bằng cấp chuyên môn;

- Thẻ kiểm dịch viên, Ủy quyền kiểm dịch cho Trạm Thú y huyện;

- Họp giao ban Trạm Thú y huyện;

- Họp Ban chỉ đạo tỉnh;

- Công tác Kiểm dịch của Chi cục (xuất huyện, tỉnh, Đầu mối giao thông, Trạm cửa khẩu);

- Công tác Chẩn đoán xét nghiệm (con người, trang thiết bị, chỉ tiêu, tập huấn, nguyên liệu, quản lý sổ sách ghi chép) theo Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Số lượng trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (huyện, xã);

- Kế hoạch phòng chống dịch, giám sát;

- Tình hình tiêm phòng, số liệu tiêm phòng của các (huyện);

- Tình hình dịch bệnh;

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu, sổ sách, báo cáo dịch, biểu mẫu và số liệu báo cáo;

- Hướng dẫn phòng chống dịch;

- Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc;

- Quản lý kinh doanh thuốc thú y, cơ sở giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật;

- Quản lý người hành nghề thú y (Cấp chứng chỉ hành nghề);

- Công tác thanh tra, kiểm tra;

- Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị;

- Quản lý, hướng dẫn, bảo quản vắc xin, xử lý chai lọ, xuất cấp vắc xin sau tiêm phòng;

- Tổ chức tiêm phòng; chi phí tiêm phòng;

- Kiểm tra lâm sàng, mổ khám;

- Điều tra, xác minh thông tin dịch bệnh, cấp và quản lý giấy chứng nhận tiêm phòng;

- Lấy mẫu xét nghiệm;

- Quản lý con giống; động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực thú y;

- Chi phí cho công tác phòng bệnh (tiêm phòng, khử trùng tiêu độc);

- Hỗ trợ tiêu hủy, xử lý ổ dịch;

- Kiểm tra giám sát dịch bệnh trên địa bàn;

- Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và vệ sinh phòng dịch;

- Các văn bản của nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

- Quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh (số lượng cơ sở kinh doanh thuốc, số lượng cơ sở được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh, cấp chứng chỉ hành nghề, số lượng cơ sở xếp loại A, B, C theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản); kết quả thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc trong 01 năm trước.

 

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN

1. Tại cấp cơ sở

1.1. Về tình hình sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản

1.1.1. Đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống

- Có thuộc vùng quy hoạch hay không?

- Cán bộ kỹ thuật (số lượng, trình độ chuyên môn);

- Đối tượng sản xuất, số ao, bể tại cơ sở;

- Công suất cơ sở: năm trước, hiện tại;

- Nguồn gốc thủy sản bố mẹ (có hay không giấy chứng nhận kiểm dịch); xuất bán giống cho địa phương nào? có thực hiện kiểm dịch trước khi xuất bán thủy sản giống;

- Sử dụng thức ăn tươi sống, nguồn gốc thức ăn tươi sống (nhập khẩu hay bắt từ tự nhiên về cho ăn); xử lý thức ăn tươi sống.

- Quản lý sức khỏe thủy sản bố mẹ (lấy mẫu xét nghiệm thủy sản giống; Phiếu kết quả xét nghiệm; sổ theo dõi xét nghiệm bệnh);

- Hồ sơ ghi chép tại cơ sở (tình hình xuất, nhập giống ra vào cơ sở); ghi chép các chỉ tiêu kiểm tra hàng ngày, định kỳ (các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, vi sinh – nếu có);

- Sử dụng thuốc, hóa chất nào trong cơ sở (loại, thời gian sử dụng, theo hướng dẫn của ai): kiểm tra thuốc, hóa chất trong danh mục, ngoài danh mục, có nhãn mác hay không có, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, hóa đơn mua thuốc thú y,…);

- Có giám sát, xét nghiệm bệnh, môi trường không (ai thực hiện);

- Số lớp tập huấn, nội dung tập huấn, do ai tập huấn;

- Các nội dung khác (tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất).

1.1.2. Đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (số ao nuôi, diện tích nuôi cho từng loài thủy sản); Kết quả nuôi vụ trước, vụ hiện tại;

- Tình hình thả giống (mùa vụ, mật độ, có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc nguồn giống ở đâu?); Hiện trạng nuôi (dịch bệnh, môi trường nuôi vụ trước và hiện tại); Có giám sát, xét nghiệm bệnh, môi trường không (ai thực hiện);

- Sử dụng thuốc, hóa chất nào tại cơ sở (loại, thời gian sử dụng, theo hướng dẫn của ai): kiểm tra thuốc, hóa chất trong danh mục, ngoài danh mục, có nhãn mác hay không có, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, hóa đơn mua thuốc thú y,…);

- Nhật ký ghi chép các chỉ tiêu kiểm tra hàng ngày, định kỳ (các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, vi sinh – nếu có; sử dụng thuốc, hóa chất: thời gian, liều lượng, thời gian sử dụng);

- Các nội dung khác (tùy thuộc vào từng cơ sở nuôi trồng).

1.2. Phòng, chống dịch bệnh trong quá trình nuôi

- Xử lý vệ sinh thú y trước khi thả nuôi, trong quá trình nuôi, sau khi thu hoạch;

- Xuất, nhập thủy sản giống, thủy sản thương phẩm; sổ sách ghi chép, theo dõi;

- Lấy mẫu xét nghiệm thủy sản giống; Phiếu kết quả xét nghiệm; Giấy kiểm dịch thủy sản giống; Sổ theo dõi xét nghiệm bệnh (đối với cơ sở nuôi lớn, thâm canh);

- Lấy mẫu giám sát bệnh;

- Tình hình dịch bệnh tại thời điểm kiểm tra, ở vụ thả nuôi trước;

- Báo cáo cho ai khi thấy thủy sản bị bệnh;

- Xử lý bể sản xuất, ao nuôi khi có dịch bệnh xuất hiện; xử lý nước thải, chất thải; xử lý dụng cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình nuôi;

- Nắm được cơ chế, chính sách và mức hỗ trợ trong nuôi trồng thủy sản;

- Được tham gia tập huấn về phòng, chống dịch bệnh?

- Thông tin tuyên truyền của địa phương; nội dung, tần suất, hình thức;

- Chi phí của cơ sở cho phòng, chống dịch bệnh trong vòng 1 năm qua.

1.3. Những khó khăn, tồn tại, bất cập và kiến nghị của cơ sở nuôi

2. Tại cấp xã

2.1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng của địa phương

- Tổng diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản cho từng loài thủy sản; có so sánh với một năm trước đó (tăng, giảm);

- Địa phương có quy hoạch hay không có quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; có hệ thống điện, cấp thoát nước của địa phương cho nuôi trồng thủy sản;

- Người phụ trách về thú y thủy sản của địa phương (bằng cấp, trình độ chuyên môn, cơ chế tuyển dụng, phụ cấp và hình thức chi trả);

2.2. Các hoạt động phòng, chống dịch đã và đang được triển khai

- Địa phương có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản (nếu có đưa vào phụ lục báo cáo)? Nếu có, nguồn kinh phí là bao nhiêu? có dự phòng để hỗ trợ cho người dân kể cả khi công bố dịch và khi không công bố dịch theo quy định?

- Có được phân công thực hiện công tác giám sát dịch bệnh, quan trắc môi trường ở xã không?

- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi về mùa vụ thả nuôi, các hoạt động phòng, chống; tình hình về việc tuân thủ hướng dẫn, các quy định của nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh;

- Tình hình mua, bán thủy sản giống tại địa phương; tỷ lệ giống qua kiểm dịch thú y, được xét nghiệm các bệnh theo quy định; nguồn gốc giống;

- Tình hình xử lý cải tạo ao nuôi, xử lý nước trước khi thả nuôi, trong quá trình nuôi, khi có dịch bệnh xuất hiện tại địa phương (dựa trên việc thực hiện của các cơ sở nuôi);

- Tình hình dịch bệnh; việc ghi chép, tổng hợp, thống kê diện tích bị bệnh theo biểu mẫu (Công văn 1090/TY-TS ngày 30/6/2014 của Cục Thú y); sổ sách ghi chép, theo dõi;

- Quá trình theo dõi, giám sát lâm sàng các vùng nuôi, cơ sở nuôi;

- Lấy mẫu giám sát, mẫu chẩn đoán xét nghiệm bệnh; có nhận được kết quả xét nghiệm bệnh hay không?

- Thực trạng chung trong cả xã về xử lý bể sản xuất, ao nuôi khi có dịch bệnh xuất hiện; xử lý nước thải, chất thải; xử lý dụng cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình nuôi;

- Sử dụng thuốc, hóa chất (trong danh mục, ngoài danh mục, có nhãn mác hay không có, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm,…);

- Nắm được cơ chế, chính sách và mức hỗ trợ trong nuôi trồng thủy sản;

- Được tham gia tập huấn về phòng, chống dịch bệnh?

- Có nhận được thông báo về dịch bệnh tại các hộ nuôi? Xử lý như thế nào?

- Chi phí của xã cho phòng, chống dịch bệnh trong vòng 1 năm qua.

- Các nội dung khác tùy thuộc vào tình hình nuôi trồng, tình hình dịch bệnh của xã tại thời điểm kiểm tra.

2.3. Những khó khăn, tồn tại, bất cập và kiến nghị của thú y xã

3. Tại cấp huyện

3.1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng của địa phương

- Tổng diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản cho từng loài thủy sản của từng xã; có so sánh với một năm trước đó (tăng, giảm). Bảng số liệu kèm theo;

- Địa phương có quy hoạch hay không có quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; có hệ thống điện, cấp thoát nước của địa phương cho nuôi trồng thủy sản;

- Người phụ trách công tác thú y thủy sản của cấp huyện (bằng cấp, trình độ chuyên môn, đã được đào tạo, tập huấn về thú y thủy sản, số năm kinh nghiệm);

- Tổng hợp nguồn nhân lực của các xã tham gia thực hiện công tác thú y thủy sản (bằng cấp, trình độ chuyên môn, cơ chế tuyển dụng, phụ cấp và hình thức chi trả).

3.2. Các hoạt động phòng dịch đã và đang được triển khai

- Địa phương có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản (nếu có đưa vào phụ lục báo cáo)? Nếu có, nguồn kinh phí là bao nhiêu? có dự phòng để hỗ trợ cho người dân kể cả khi công bố dịch và khi không công bố dịch theo quy định? kinh phí giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường?

- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi về mùa vụ thả nuôi, các hoạt động phòng, chống; tình hình về việc tuân thủ hướng dẫn, các quy định của nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh;

- Tình hình mua, bán thủy sản giống tại địa phương; tỷ lệ giống qua kiểm dịch thú y, được xét nghiệm các bệnh theo quy định; nguồn gốc giống;

- Tình hình xử lý cải tạo ao nuôi, xử lý nước trước khi thả nuôi, trong quá trình nuôi, khi có dịch bệnh xuất hiện tại địa phương (dựa trên việc thực hiện của các cơ sở nuôi);

- Tình hình dịch bệnh; việc ghi chép, tổng hợp, thống kê diện tích bị bệnh theo biểu mẫu (Công văn 1090/TY-TS ngày 30/6/2014 của Cục Thú y); sổ sách ghi chép, theo dõi; kiểm tra dữ liệu trên máy tính;

- Quy trình về điều tra, xác minh thông tin về dịch bệnh thủy sản tại địa phương;

- Quá trình theo dõi, giám sát lâm sàng đối với dịch bệnh của các xã;

- Lấy mẫu giám sát, mẫu chẩn đoán xét nghiệm bệnh; có nhận được kết quả xét nghiệm bệnh hay không?

- Thực trạng chung trong cả huyện về xử lý bể sản xuất, ao nuôi khi có dịch bệnh xuất hiện; xử lý nước thải, chất thải; xử lý dụng cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình nuôi;

- Thực trạng của công tác quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (trong danh mục, ngoài danh mục, có nhãn mác hay không có, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm,…);

- Yêu cầu cán bộ thú y cấp huyện dẫn đến các cơ sở kinh doanh thuốc thú y để kiểm tra, đối chiếu việc kinh doanh thuốc thú y với các quy định hiện hành;

- Nắm được cơ chế, chính sách và mức hỗ trợ trong nuôi trồng thủy sản;

- Tổ chức tập huấn về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh?

- Nhận thông tin dịch bệnh từ hộ nuôi? xã? Quy trình xử lý;

- Chi phí của huyện cho phòng, chống dịch bệnh trong vòng 1 năm qua;

- Các văn bản của nhà nước (của Trung ương và địa phương) về về công tác thú y thủy sản, bao gồm cả việc lưu trữ, phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản; kết quả thực hiện.

- Các nội dung khác tùy thuộc vào tình hình nuôi trồng, tình hình dịch bệnh của huyện tại thời điểm kiểm tra.

3.3. Những khó khăn, tồn tại, bất cập và kiến nghị của Trạm Thú y

4. Tại cấp tỉnh

4.1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng của địa phương

- Số cơ sở sản xuất giống tại địa phương? Công suất sản xuất giống? Chất lượng giống thủy sản? (nếu có)

- Tổng diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản cho từng loài thủy sản của từng xã; có so sánh với một năm trước đó (tăng, giảm). Bảng số liệu kèm theo;

- Địa phương có quy hoạch hay không có quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; có hệ thống điện, cấp thoát nước của địa phương cho nuôi trồng thủy sản;

- Người phụ trách công tác thú y thủy sản của cấp tỉnh (bằng cấp, trình độ chuyên môn, đã được đào tạo, tập huấn về thú y thủy sản, số năm kinh nghiệm); thời điểm và các văn bản chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y;

- Nguồn nhân lực của các huyện tham gia thực hiện công tác thú y thủy sản (bằng cấp, trình độ chuyên môn, cơ chế tuyển dụng, phụ cấp và hình thức chi trả);

- Sự phối kết hợp giữa Chi cục Thú y và các cơ quan của địa phương trong nuôi trồng, thú y thủy sản;

4.2. Các hoạt động phòng dịch đã và đang được triển khai

- Địa phương có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản (nếu có đưa vào phụ lục báo cáo)? Nếu có, nguồn kinh phí là bao nhiêu? có dự phòng để hỗ trợ cho người dân kể cả khi công bố dịch và khi không công bố dịch theo quy định? kinh phí giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường?

- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi về mùa vụ thả nuôi, các hoạt động phòng, chống; tình hình về việc tuân thủ hướng dẫn, các quy định của nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh;

- Tình hình mua, bán thủy sản giống tại địa phương; tỷ lệ giống qua kiểm dịch thú y, được xét nghiệm các bệnh theo quy định; nguồn gốc giống;

- Tình hình xử lý cải tạo ao nuôi, xử lý nước trước khi thả nuôi, trong quá trình nuôi, khi có dịch bệnh xuất hiện tại địa phương (dựa trên việc thực hiện của các cơ sở nuôi);

- Tình hình, báo cáo dịch bệnh; việc ghi chép, tổng hợp, thống kê diện tích bị bệnh theo biểu mẫu (được quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014, Công văn 1090/TY-TS ngày 30/6/2014 của Cục Thú y); sổ sách ghi chép, theo dõi; kiểm tra dữ liệu trên máy tính;

- Kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y hay kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất giống, nuôi tại địa phương;

- Quy trình về điều tra, xác minh thông tin về dịch bệnh thủy sản tại địa phương;

- Quá trình theo dõi, giám sát lâm sàng đối với dịch bệnh của các xã;

- Lấy mẫu giám sát, mẫu chẩn đoán xét nghiệm bệnh; có nhận được kết quả xét nghiệm bệnh hay không?

- Công tác chẩn đoán xét nghiệm (con người, trang thiết bị, tập huấn, nguyên liệu, quản lý sổ sách ghi chép, chỉ tiêu được công nhận theo Thông tư 16,…);

- Thực trạng chung trong cả tỉnh về hoại động xử lý tại cơ sở sản xuất, ao nuôi khi có dịch bệnh xuất hiện; xử lý nước thải, chất thải; xử lý dụng cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình nuôi;

- Số liệu về hóa chất của tỉnh đã cấp phát để hỗ trợ người nuôi có thủy sản bị bệnh trong năm qua;

- Thực trạng của công tác quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (trong danh mục, ngoài danh mục, có nhãn mác hay không có, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thú y thủy sản (phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kinh doanh thuốc thú y) trong vòng một năm qua;

- Yêu cầu cán bộ thú y cấp tỉnh phối hợp với cán bộ Trạm Thú y dẫn đến các cơ sở kinh doanh thuốc thú y để kiểm tra, đối chiếu việc kinh doanh thuốc thú y với các quy định hiện hành;

- Nắm được cơ chế, chính sách và mức hỗ trợ trong nuôi trồng thủy sản;

- Tổ chức huấn về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh thủy sản?

- Chi phí của tỉnh cho phòng, chống dịch bệnh thủy sản trong vòng 1 năm qua;

- Các văn bản của nhà nước (của Trung ương và địa phương) về công tác thú y thủy sản, bao gồm cả việc lưu trữ, phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản; kết quả thực hiện;

- Các nội dung khác tùy thuộc vào tình hình nuôi trồng, tình hình dịch bệnh của tỉnh tại thời điểm kiểm tra.

4.3. Những khó khăn, tồn tại, bất cập và kiến nghị của Chi cục Thú y.

 

PHỤ LỤC 3

NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

1. Tại cấp cơ sở

- Tổng đàn nuôi gia súc, gia cầm;

- Xuất bán, mua con giống;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực kiểm dịch;

- Nguồn gốc của động vật, sản phẩm động vật Hộ chăn nuôi hoặc trang trại, gia trại;

- Việc lưu trữ giấy chứng nhận kiểm dịch nhập vào cơ sở;

- Hỏi thêm về việc kiểm dịch của cơ quan thú y: Công tác quản lý việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm vận chuyển nội địa; cấp giấy chứng nhận VSTY đối với phương tiện vận chuyển; việc thực hiện niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển; tình hình tiêm phòng.

2. Tại cấp xã

- Bằng cấp chuyên môn;

- Chế độ phụ cấp, hình thức chi trả;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã;

- Tình hình tiêm phòng, Danh sách các hộ được tiêm phòng;

- Sổ sách, báo cáo dịch, biểu mẫu và số liệu báo cáo;

- Theo dõi việc mua con giống;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực kiểm dịch;

- Các văn bản của nhà nước về công tác kiểm dịch động vật;

3. Tại cấp huyện

- Tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng;

- Bằng cấp chuyên môn;

- Thẻ kiểm dịch viên, Ủy quyền kiểm dịch của Chi cục Thú y;

- Trang sắc phục kiểm dịch theo quy định khi làm nhiệm vụ;

- Kiểm dịch vận chuyển trong tỉnh (xuất, nhập huyện, trong phạm vi tỉnh hoặc từ tỉnh khác);

- Công tác quản lý việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm vận chuyển nội địa; cấp giấy chứng nhận VSTY đối với phương tiện vận chuyển;

- Kiểm tra việc thực hiện niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;

- Phối hợp với Trạm kiểm dịch Đầu mối giao thông và phòng kỹ thuật, kiểm dịch của Chi cục;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện;

- Tình hình tiêm phòng, số liệu tiêm phòng của các xã trong huyện (để biết khi kiểm tra hồ sơ lưu về kiểm dịch có lưu giấy chứng nhận tiêm phòng);

- Kết quả xét nghiệm bệnh;

- Tình hình dịch bệnh (để biết, truy xuất khi kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch ra khỏi huyện);

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu, sổ sách, báo cáo, biểu mẫu và số liệu báo cáo về công tác kiểm dịch;

- Kiểm tra hồ sơ lưu kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

- Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc;

- Quản lý mua con giống;

- Xuất bán động vật, sản phẩm động vật;

- Cơ chế, chính sách (nếu có) của nhà nước hỗ trợ trong chăn nuôi (nhỏ lẻ, tập trung);

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực kiểm dịch động vật;

- Các văn bản của nhà nước về công tác kiểm dịch động vật; các văn bản của địa phương về công tác kiểm dịch;

- Các Thủ tục hành chính về công tác kiểm dịch;

4. Tại cấp tỉnh

- Tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng;

- Bằng cấp chuyên môn;

- Thẻ kiểm dịch viên, Ủy quyền kiểm dịch cho Trạm Thú y huyện;

- Trang sắc phục của kiểm dịch viên theo quy định khi làm nhiệm vụ;

- Công tác Kiểm dịch của Chi cục (kiểm dịch xuất tỉnh, nhập tỉnh Đầu mối giao thông hoặc kiểm dịch lưu động, Trạm cửa khẩu được Cục Thú y ủy quyền);

- Công tác quản lý việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm vận chuyển nội địa; cấp giấy chứng nhận VSTY đối với phương tiện vận chuyển;

- Kiểm tra việc thực hiện niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;

- Tình hình tiêm phòng, số liệu tiêm phòng của các xã trong huyện (để biết khi kiểm tra hồ sơ lưu về kiểm dịch có lưu giấy chứng nhận tiêm phòng);

- Kết quả Chẩn đoán, xét nghiệm;

- Số lượng trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (huyện, xã);

- Tình hình dịch bệnh;

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu, sổ sách, báo cáo dịch, biểu mẫu và số liệu báo cáo;

- Kiểm tra hồ sơ lưu kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

- Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc;

- Điều tra, xác minh thông tin dịch bệnh, cấp và quản lý giấy chứng nhận tiêm phòng;

- Quản lý con giống; động vật, sản phẩm động vật;

- Tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực kiểm dịch;

- Hỗ trợ tiêu hủy, xử lý ổ dịch;

- Các văn bản của nhà nước; các văn bản của địa phương về công tác kiểm dịch động vật;

- Các Thủ tục hành chính về công tác kiểm dịch.

 

PHỤ LỤC 4

NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y, AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM; CƠ SỞ SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

1. Tại cấp cơ sở

1.1. Địa điểm sản xuất: Phù hợp với quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm;

1.2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất: Đủ diện tích, dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm cho sản phẩm; không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước; các công đoạn sơ chế, chế biến được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, tránh gây ô nhiễm chéo;

1.3. Trang thiết bị sản xuất: Phù hợp để sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm; trang thiết bị trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh;

1.4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị: Sử dụng chất tẩy rửa nằm trong danh mục được phép sử dụng; dụng cụ làm vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, có quy trình và thực hiện đúng quy trình vệ sinh nhà xưởng;

1.5. Vệ sinh công nhân: Có khu vực thay bảo hộ lao động; có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp; đủ trang thiết bị làm vệ sinh công nhân; có quy định và thực hiện đúng quy định vệ sinh công nhân; người trực tiếp sản xuất được khám sức khỏe định kỳ; được tập huấn kiến thức ATTP;

1.6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm: Nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định; nguyên liệu đáp ứng yêu cầu để sản xuất thực phẩm;

1.7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải: Có trang thiết bị và thực hiện phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn;

1.8. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển: Vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm; Ghi nhãn đầy đủ thông tin, đúng quy định; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ;

1.9. Quản lý chất lượng cơ sở: Có nhân lực và các quy định về thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SOP) nhằm đảm bảo ATTP; khuyến khích các cơ sở áp dụng các chương trình QLCL tiên tiến theo HACCP, ISO 22000;

1.10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc: Ghi chép việc tiếp nhận và sử dụng nguyên liệu, vật tư đầu vào của quá trình sản xuất; việc ghi chép các biểu giám sát thực hiện GMP, SOP; biện pháp khắc phục các sai lỗi; các ghi chép nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2. Tại cấp xã

- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo Quyết định 87/2005/BNNPTNT;

- Thực hiện quy trình kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý;

- Hướng dẫn, phổ biến cho chủ cơ sở thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo ATTP;

- Công tác đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức, cập nhật văn bản QPPL mới trong lĩnh vực ATTP.

3. Tại cấp huyện

- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo Quyết định 87/2005/BNNPTNT;

- Thực hiện quy trình kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý;

- Hướng dẫn, phổ biến cho chủ cơ sở thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo ATTP;

- Công tác đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức, cập nhật văn bản QPPL mới….trong lĩnh vực ATTP.

4. Tại cấp tỉnh

4.1. Hiện trạng quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương (Bảng 1)

4.1.1. Đối với các tỉnh chưa xây dựng quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm

- Căn cứ pháp lý phân công thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của tỉnh?

- Lý do chưa xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm?

Bảng 1: Thông tin quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Số hiệu văn bản quy hoạch

Lộ trình thực hiện

Đơn vị được giao quản lý thực hiện

Số CSGM lợn

Số CSGM gia cầm

Số CSGM trâu bò

Theo quy hoạch

Đã đưa vào sử dụng

Theo quy hoạch

Đã đưa vào sử dụng

Theo quy hoạch

Đã đưa vào sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.2. Đối với các tỉnh đang xây dựng quy hoạch:

- Số hiệu văn bản phân công thực hiện?

- Đơn vị thực hiện?

- Thời hạn dự kiến phê duyệt?

4.1.3. Đối với các tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

- Tiến độ triển khai và kết quả quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm?

- Nếu triển khai chậm so với lộ trình (đề nghị giải thích lý do).

4.2. Hiện trạng về vận chuyển và quy hoạch khu bán thịt gia súc, gia cầm trong các chợ.

4.2.1. Hiện trạng về vận chuyển thịt gia súc, gia cầm (Bảng 2)

- Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trong địa bàn như thế nào?

- Các loại phương tiện sử dụng để vận chuyển thịt gia súc, gia cầm trong địa bàn?

Bảng 2: Phương tiện vận chuyển thịt gia súc, gia cầm

 

Bằng xe máy

Bằng các phương tiện giao thông công cộng

Bằng xe có thùng kín

Bằng xe lạnh

Bằng các hình thức khác

Vận chuyển nội tỉnh

 

 

 

 

 

Vận chuyển ngoại tỉnh

 

 

 

 

 

4.2.2. Hiện trạng quy hoạch về khu bán thịt gia súc, gia cầm trong các chợ (Bảng 3)

- Chợ đã quy hoạch riêng khu bán thịt gia súc, gia cầm chưa?

- Trang thiết bị để bảo quản thịt gia súc, gia cầm trong khu bán thịt?

- Thực trạng kiểm soát giết mổ tại các chợ gia cầm sống như thế nào?

Bảng 3: Thực trạng quy hoạch khu bán thịt gia súc, gia cầm trong các chợ

STT

Đơn vị

Số chợ

Khu vực kinh doanh thịt tại chợ

Lộ trình thực hiện (đối với chợ đang quy hoạch, chưa quy hoạch)

Đã quy hoạch

Đang quy hoạch

Chưa quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3. Thực trạng giết mổ tại địa phương

4.3.1. Công tác quản lý giết mổ và KSGM (Bảng 4)

- Tổng số cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn?

+ Trong đó có bao nhiêu cơ sở giết mổ tập trung được kiểm soát bởi cán bộ thú y?

+ Số lượng gia súc, gia cầm được giết mổ trong cơ sở giết mổ tập trung?

+ Việc kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch đầu vào như thế nào?

+ Động vật đưa vào giết mổ có dấu hiệu nhận dạng không? (Thẻ, số tai);

+ Xử lý đối với những sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn để làm thực phẩm như thế nào? (Luộc? Tiêu hủy?);

+ Việc dán nhãn, đóng dấu kiểm soát giết mổ như thế nào?

+ Kiểm soát vệ sinh thú y trước và sau khi giết mổ như thế nào?

+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho sản phẩm động vật ra khỏi cơ sở như thế nào?

- Bao nhiêu cơ sở giết mổ nhỏ lẻ?

+ Trong đó có bao nhiêu cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được kiểm soát bởi cán bộ thú y?

+ Số lượng gia súc, gia cầm được giết mổ trong cơ sở giết mổ tập trung?

+ Việc kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch đầu vào như thế nào?

+ Động vật đưa vào giết mổ có dấu hiệu nhận dạng không? (Thẻ, số tai);

+ Xử lý đối với những sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn để làm thực phẩm như thế nào? (Luộc? Tiêu hủy?);

+ Kiểm soát vệ sinh thú y trước và sau khi giết mổ như thế nào?

+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho sản phẩm động vật ra khỏi cơ sở như thế nào?

- Những biện pháp xử lý đối với các cơ sở giết mổ không được kiểm soát như thế nào?

Bảng 4: Hoạt động KSGM tại các cơ sở giết mổ, điểm giết mổ

Quận /huyện

Giết mổ gia súc

Giết mổ gia cầm2

Tổng số

Trung ương1

Quận/huyện

Giết mổ tập trung2

Giết mổ tập trung (được kiểm soát)

Giết mổ nhỏ lẻ3

Giết mổ nhỏ lẻ (được kiểm soát)

Tổng số

Giết mổ tập trung1

Giết mổ tập trung (được kiểm soát)

Giết mổ nhỏ lẻ2

Giết mổ nhỏ lẻ (được kiểm soát)

Cả tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quận/huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo quận/ huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1 Trung ương quản lý: là cơ sở giết mổ gia súc xuất khẩu;

2 Giết mổ tập trung (quy mô vừa và lớn): giết mổ bằng hoặc nhiều hơn 5 con trâu bò, ngựa; 10 con lợn, cừu, dê; 200 con gia cầm một ngày.

3 Giết mổ nhỏ lẻ: giết mổ ít hơn 5 con trâu bò, ngựa; 10 con lợn, cừu, dê; 50 đến 199 con gia cầm một ngày.

 

4.3.2. Kiểm tra, đánh giá phân loại theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. (Bảng 5)

- Tổng số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm tra, đánh giá phân loại?

- Bao nhiêu cơ sở được phân loại A?

Bảng 5: Kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở giết mổ:

Tên cơ sở

Địa chỉ

Loại động vật giết mổ

Phân loại (B, C)

Thời hạn khắc phục

Tình trạng phân loại sau khi khắc phục

Lý do không khắc phục

Biện pháp xử lý khi không khắc phục đúng thời hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4. Công tác tập huấn, tuyên truyền trong lĩnh vực thú y:

- Tổ chức tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm soát giết mổ không?

- Tổ chức phổ biến pháp luật cho người dân về công tác kiểm soát giết mổ?

- Công tác tuyên truyền về kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm như thế nào?

4.5. Nắm bắt các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị

4.6. Tình hình quản lý an toàn thực phẩm đối với hoạt động sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật

Tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

4.7. Những khó khăn, tồn tại trong việc quy hoạch giết mổ, KSGM, quản lý an toàn thực phẩm; quy hoạch khu bán thịt tại chợ; kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở giết mổ theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Khó khăn:

- Tồn tại:

4.8. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp

 

PHỤ LỤC 5

NỘI DUNG KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THUỐC THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y

I. Điều kiện cơ sở vật chất

1. Địa điểm

2. Khu vực trưng bày

3. Kho bảo quản

4. Vật liệu, kết cấu phù hợp với quy định

5. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh

6. Thiết bị bảo quản thuốc tránh được ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng (tủ, quầy, giá kệ)

7. Thiết bị bảo quản thuốc để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn

8. Nơi bán thuốc có duy trì ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ dưới 300c, độ ẩm bằng hoặc dưới 75%)

9. Có khu vực riêng hoặc tủ riêng để thuốc, hoá chất diệt côn trùng

10. Sắp xếp thuốc theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn

II. Hồ sơ sổ sách

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

3. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y

4. Hồ sơ nhân viên

5. Số theo dõi xuất, nhập từng loại thuốc

6. Số theo dõi số lô, hạn dùng từng loại thuốc

7. Danh sách tên, địa chỉ các đơn vị mua nguyên liệu thuốc thú y

III. Nguồn thuốc

1. Danh mục thuốc kinh doanh

2. Giấy phép nhập khẩu, lưu hành hoặc có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành.

3. Thuốc còn hạn sử dụng

4. Thuốc có nhãn. Nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc và thuốc đựng bên trong đúng và khớp với nhau. Nhãn có thông tin đầy đủ theo quy định

 

PHỤ LỤC 6

NỘI DUNG KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẮC XIN, HÓA CHẤT ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Kiểm tra tại các hộ chăn nuôi/trang trại/gia trại:

- Công tác phòng chống dịch bệnh (tiêm phòng, tiêu độc sát trùng...). Số lượng vắc xin, hóa chất hộ chăn nuôi được cấp phát, hỗ trợ hoặc được Thú y viên trực tiếp tiêm phòng, phun tiêu độc cho khu chăn nuôi của gia đìn.

- Cách thức tổ chức tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại địa phương (thời gian, nhân lực, chi phí các hộ dân phải chi trả…). Việc xử lý chai, lọ vắc xin, hóa chất sau khi sử dụng.

- Cách thức sử dụng hóa chất của các hộ chăn nuôi/hộ nuôi (trong trường hợp các hộ chăn nuôi/NTTS được cấp phát hóa chất để trực tiếp sử dụng).

- Các hộ chăn nuôi có được Thú y cơ sở hướng dẫn bảo quản, bảo hộ, sử dụng vắc xin, hóa chất.

- Hộ chăn nuôi có sổ ghi chép các thông tin tiếp nhận, sử dụng vắc xin, hóa chất hỗ trợ.

- Kiểm tra sổ sách ghi chép của Thú y viên xã (sổ ghi chép cần ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, ngày xuất hàng, thu phí...).

2. Kiểm tra tại cấp xã (Thú y xã):

- Công tác phòng chống dịch bệnh (tiêm phòng, tiêu độc sát trùng...). Số lượng vắc xin, hóa chất đã cấp phát cho các hộ chăn nuôi hoặc đã trực tiếp tiêm phòng, phun tiêu độc cho các hộ chăn nuôi.

- Cách thức tổ chức tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại xã/phường (thời gian, nhân lực, kinh phí, thu phí của dân…). Việc hướng dẫn xử lý chai, lọ vắc xin, hóa chất sau khi sử dụng.

- Kiểm tra sổ sách ghi chép của Thú y viên xã (sổ ghi chép cần ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, ngày xuất hàng, chi phí...).

- Công tác bảo quản vắc xin, hóa chất sau khi tiếp nhận từ Trạm Thú y.

3. Kiểm tra tại Trạm Thú y:

- Văn bản phân bổ/xuất hàng từ kho của Chi cục cho các Trạm Thú y huyện (Phiếu xuất/sổ ghi chép phải ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, ngày xuất hàng);

- Xuất hàng từ Trạm Thú y huyện cho các xã (Phiếu xuất/sổ ghi chép phải ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, ngày xuất hàng);

- Kiểm đếm số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng của hàng hóa còn bảo quản tại Trạm Thú y huyện tại thời điểm kiểm tra;

- Kiểm tra báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hóa tại Trạm Thú y (rà soát, đối chiếu số liệu từ cấp xã, huyện).

- Kiểm tra công tác bảo quản tại Trạm Thú y và việc vận chuyển từ Chi cục Thú y về các Trạm Thú y và từ các Trạm Thú y tới các xã.

- Công tác tổ chức tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại địa phương (thời gian, nhân lực, kinh phí...).

- Quyết toán số lượng vắc xin, hóa chất đã sử dụng tại huyện. Biên bản tiêu hủy vắc xin và vỏ chai đựng vắc xin sau khi đã sử dụng.

4. Kiểm tra tại Chi cục Thú y:

- Văn bản xuất cấp vắc xin, hóa chất của cơ quan thẩm quyền Trung ương (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y).

- Văn bản ủy quyền giao nhận, quản lý sử dụng hàng DTQG của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Biên bản giao nhận hàng hóa giữa Công ty cung cấp và Chi cục Thú y (ngày giao hàng, số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, đơn giá, thành tiền);

- Công tác nhập hàng vào kho của Chi cục Thú y (Phiếu nhập phải ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, đơn giá, thành tiền, ngày nhập kho);

- Văn bản phân bổ/xuất hàng từ kho của Chi cục Thú y cho các Trạm Thú y huyện (Phiếu xuất phải ghi đầy đủ nội dung: số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng, đơn giá, thành tiền, ngày xuất hàng);

- Kiểm tra báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hóa tại Chi cục Thú y (rà soát, đối chiếu số liệu từ cấp xã, huyện, tỉnh).

- Kiểm đếm số lượng, chủng loại, số lô, hạn sử dụng của hàng hóa còn bảo quản trong kho của Chi cục Thú y tại thời điểm kiểm tra.

- Kiểm tra công tác bảo quản và vận chuyển vắc xin, hóa chất của Chi cục Thú y (tại CCTY và từ CCTY tới các huyện).

- Vắc xin đối ứng của địa phương.

- Tổng hợp quyết toán số lượng vắc xin, hóa chất đã sử dụng tại các huyện (gồm nhập, đã tiêm, tiêu hủy, tồn), kèm theo Biên bản tiêu hủy vắc xin và vỏ chai đựng vắc xin sau khi đã sử dụng của các huyện.

 

PHỤ LỤC 7

NỘI DUNG KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y

I. Hồ sơ pháp lý

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư

2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y

3. Chứng chỉ hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y

II. Điều kiện cơ sở vật chất

1. Địa điểm

2. Nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất.

- Các dây chuyền sản xuất;

- Thiết bị dụng cụ trong mỗi dây chuyền

- Quy định về vận hành, điều chỉnh, kiểm tra và bảo dưỡng

3. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Vật liệu, kết cấu, diện tích phù hợp

- Máy móc, thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm

4. Khu vực xử lý tiệt trùng bao bì, chai lọ

- Vật liệu kết cấu phù hợp

- Có thiết bị, dụng cụ, hóa chất đầy đủ, phù hợp

- Có quy định về xử lý tiệt trùng

5. Hệ thống kho.

- Số lượng kho, quy mô so với công suất;

- Vật liệu kết cấu phù hợp

- Điều kiện bảo quản, giá kệ, sắp xếp hang hóa trong kho;

- Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu;

- Sổ sách theo dõi cấp phát nguyên liệu, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.

6. Hệ thống xử lý chất thải.

- Văn bản cho phép xả thải;

- Phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng;

- Thực hiện kiểm tra nước thải trước khi thải ra môi trường.

7. Khu vực vệ sinh.

- Phòng tắm, phòng thay quần áo, nhà vệ sinh

- Vật liệu, kết cấu bố trí phù hợp

- Thiết bị cần thiết cho vệ sinh cá nhân

8. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

- Quy trình vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ;

- Bảo quản dụng cụ đã vệ sinh.

9. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng hộ lao động.

- Quy định vệ sinh cá nhân trong sản xuất

- Quy định về cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động

III. Điều kiện về nhân sự và quản lý chất lượng.

1. Số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật và trình độ chuyên môn

2. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân

4. Danh mục sản phẩm sản xuất, giấy phép lưu hành,

5. Thực hiện các quy định về lập, lưu hồ sơ lô sản xuất

6. Ghi nhãn thuốc thú y.

- Đúng với nhãn đăng ký lưu hành đã được duyệt

- Ghi đầy đủ nội dung theo quy định

7. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm.

8. Lưu mẫu, kiểm tra mẫu lưu

9. Khiếu nại, thu hồi và xử lý thuốc thú y bị thu hồi.

 

PHỤ LỤC 8

NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CỤC THÚ Y

1. Công tác hành chính, tổng hợp

- Văn thư lưu trữ

- Quản lý văn bản đi, đến

- Lập hồ sơ, tài liệu

- Thực hiện ‘một cửa’

- Quản lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ công chức, viên chức

- Cải cách hành chính

- Kê khai tài sản

- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ

- Hợp đồng lao động

2. Tổ chức bộ máy, biên chế

- Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ các tổ chức

- Quy chế/ điều lệ hoạt động

- Biên chế công chức, viên chức , Số lượng người làm việc

- Phân công công chức, viên chức

- Hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại

- Công tác quy hoạch cán bộ

3. Chính sách, tiền lương

- Thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và trước thời hạn

- Thực hiện chế độ phụ cấp lương

4. Thực hiện thi đua khen thưởng

- Quy chế thi đua của đơn vị

- Tổ chức phong trào thi đua

- Đăng ký thi đua

- Hội đồng Thi đua Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến

- Đối tượng được khen thưởng

5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Kế hoạch đào tạo hàng năm

- Đối tượng được cử đi ĐTBD

- Bồi dưỡng bắt buộc hàng năm

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- Bồi dưỡng thường xuyên

- Bồi dưỡng đặc biệt

6. Công tác quản lý tài chính

- Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn tài chính;

- Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.