Hệ thống pháp luật

CÔNG ƯỚC TOÀN CẦU

VỀ BẢN QUYỀN
(Được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971)

Xuất phát từ nguyện vọng bảo đảm các quyền về bản quyền tại tất cả các nước trên thế giới đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật.

Tin tưởng rằng một hệ thống bản quyền thích hợp với mọi quốc gia trên thế giới được thể hiện qua một Công ước Toàn cầu mang tính chất bổ sung và không gây tổn hại đến các hệ thống bản quyền quốc tế hiện sẽ có sự bảo đảm tôn trọng quyền của các cá nhân và khuyến khích sự phát triển của văn học, khoa học và nghệ thuật.

Tin tưởng rằng một hệ thống bản quyền toàn cầu như vậy sẽ thúc đẩy phổ cập rộng rãi hơn các tác phẩm trí tuệ và tăng cường sự hiểu biết quốc tế.

Các nước tham gia Công ước quyết định sửa đổi Công ước Toàn cầu về bản quyền tại Geneva ngày 6 tháng 9 năm 1952 và tiếp theo đó đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Mỗi nước tham gia Công ước cam kết bảo đảm việc bảo hộ các quyền của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác về văn học, khoa học và nghệ thuật bao gồm các tác phẩm viết, các tác phẩm âm nhạc, kịch, điện ảnh, các tranh vẽ, khắc và điêu khắc.

Điều 2.

1. Ngoài sự bảo hộ bản quyền đặc biệt do Công ước này mang lại các tác phẩm được công bố của công dân của bất kì nước nào tham gia Công ước và các tác phẩm được công bố lần đầu ở nước đó còn được hưởng tại các nước tham gia Công ước khác sự bảo hộ bản quyền mà các nước này áp dụng đối với các tác phẩm của các công dân của mình lần đầu tiên được công bố trong lãnh thổ của mình.

2. Ngoài sự bảo hộ bản quyền đặc biệt do Công ước này mang lại, các tác phẩm còn chưa được công bố của công dân mỗi nước tham gia Công ước còn được hưởng tại các nước tham gia Công ước khác sự bảo hộ bản quyền mà các nước này áp dụng đối với các tác phẩm còn chưa được công bố của các công dân của mình.

3. Công ước này còn có mục đích là bất kì nước nào tham gia Công ước, trên cơ sở luật pháp của nước mình, có thể cho phép mọi công dân cư trú tại nước mình trở thành công dân của nước mình.

Điều 3.

1. Các nước tham gia Công ước mà theo luật pháp của nước mình coi sự tuân thủ các thủ tục như lưu chiểu, đăng ký, thông báo, công chứng, thanh toán các khoản phí, chế tạo hay ấn hành ở các nước đó như là một điều kiện để bảo hộ bản quyền phải coi các thủ tục này là đã được đáp ứng như là một điều kiện để bảo hộ bản quyền phải coi các thủ tục này là đã được đáp ứng đối với mọi tác phẩm được bảo hộ theo Công ước này và được công bố lần đầu ở ngoài lãnh thổ của mình và tác giả của chúng không phải là công dân của mình, nếu như từ lần công bố đầu tiên mọi bản của tác phẩm được công bố với quyền tác giả của tác giả hay của người sở hữu bản quyền khác có mang dấu (c) kèm theo tên người sở hữu bản quyền và năm in đầu tiên được sắp xếp theo cách như vậy cùng tên địa phương với tư cách là địa chỉ đúng trong trường hợp khiếu nại về bản quyền.

2. Các quy định tại Đoạn 1 không ngăn cản việc bất kì một nước nào tham gia Công ước yêu cầu có các thủ tục hay có các điều kiện khác để được có hay được hưởng sự bảo hộ bản quyền đối với các tác phẩm được in lần đầu ở nước đó hay các tác phẩm của các công dân của nước đó dù được in ở bất kì nơi nào.

3. Các điều kiện của Đoạn 1 không ngăn cản việc bất kì nước tham gia Công ước nào quy định rằng người tìm kiếm sự giúp đỡ của Toà án trong khi tiến hành khiếu nại phải tuân thủ các yêu cầu thủ tục, ví dụ như người khiếu nại phải trình diện thông qua luật sư trong nước hay người khiếu nại phải lưu tại Toà hay tại một cơ quan hành chính (hay tại cả hai nơi) một bản của tác phẩm được khiếu nại; với điều kiện rằng việc không tuân thủ các yêu cầu này không ảnh hưởng đến giá trị của bản quyền cũng như bất kì một yêu cầu như vậy sẽ không được áp đặt cho công dân của một nước khác tham gia Công ước một khi nó không được áp dụng cho công dân của một nước mà tại đó có sự khiếu nại về bảo hộ bản quyền.

4. Mỗi nước tham gia Công ước phải có các biện pháp pháp luật không kèm theo các thủ tục để bảo hộ các tác phẩm còn chưa công bố của các công dân của các nước tham gia Công ước khác.

5. Nếu một nước tham gia Công ước đưa ra một sự bảo hộ bản quyền gồm nhiều giai Đoạn và giai Đoạn đầu tiên dài hơn một trong số các giai Đoạn ngắn nhất được ghi ở Điều 4 thì nước đó không phải tuân thủ các điều kiện của Đoạn 1 của Điều này....

Điều 4.

1. Theo các điều kiện của Điều 2 và Điều này, thời hạn bảo hộ bản quyền cho một tác phẩm sẽ được quyết định bởi pháp luật của nước tham gia Công ước mà tại đó xảy ra việc khiếu nại về bản quyền của tác phẩm.

2. a) Thời hạn bảo hộ bản quyền của tác phẩm được bảo hộ bởi Công ước này không được ngắn hơn đời người của tác giả và 25 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên, nếu bất kỳ một nước nào tham gia Công ước vào ngày Công ước này có hiệu lực tại nước đó hạn chế thời hạn này đối với một số tác phẩm bằng một thời hạn được tính từ lần công bố đầu tiên của tác phẩm sẽ được quyền duy trì các hạn chế này và được phổ cập các hạn chế này sang các loại tác phẩm khác. Đối với các loại tác phẩm này, thời hạn bảo hộ quyền tác phẩm không được dưới 25 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên của tác phẩm.

b) Bất kỳ một nước nào tham gia Công ước này nếu vào ngày Công ước này có hiệu lực tại nước đó không tính thời hạn bảo hộ quyền tác phẩm trên cơ sở đời người của tác giả thì có quyền tính thời hạn bảo hộ bản quyền từ ngày công bố lần đầu tiên của tác phẩm hoặc ngày đăng ký của tác phẩm trước khi công bố, tuỳ theo từng trường hợp, với điều kiện là thời hạn bảo hộ bản quyền của tác phẩm không dưới 25 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên hoặc từ ngày đăng ký của tác phẩm, tuỳ theo từng trường hợp.

c) Nếu cơ quan lập pháp của nước tham gia Công ước cho phép có từ hai thời hạn bảo hộ bản quyền liên tiếp trở lên thì thời gian của thời hạn thứ nhất không được ngắn hơn một trong những thời hạn tối thiểu được ghi trong phần Đoạn (a) và (b).

3. Các điều kiện của Đoạn 2 sẽ không được áp dụng đối với các tác phẩm nhiếp ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, tuy nhiên với điều kiện rằng thời hạn bảo hộ bản quyền tại các nước tham gia Công ước (mà các nước đó bảo hộ bản quyền các tác phẩm nhiếp ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng trong chừng mực chúng được bảo hộ bản quyền như là các tác phẩm nghệ thuật), không được ngắn hơn 10 năm đối với mỗi loại tác phẩm được nói trên.

4. a) Trong trường hợp các tác phẩm không được công bố theo pháp luật của nước tham gia Công ước mà tác giả của tác phẩm là công dân và trong trường hợp các tác phẩm được công bố theo pháp luật của nước tham gia Công ước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên, không nước tham gia Công ước nào phải bị bắt buộc phải bảo hộ bản quyền cho một tác phẩm trong một thời hạn dài hơn thời hạn được quy định cho loại tác phẩm của tác phẩm đó.

b) Nhằm mục đích áp dụng phân Đoạn (a), nếu pháp luật của nước tham gia Công ước nào cho phép có hai thời hạn bảo hộ bản quyền liên tiếp trở lên thì thời hạn bảo hộ bản quyền của nước đó sẽ là tổng thời hạn của các thời hạn nói trên. Tuy nhiên, nếu tác phẩm được nói trên không được bảo hộ bản quyền trong thời hạn thứ hai hay trong bất kỳ thời hạn tiếp theo nào, vì bất cứ lý do nào, thì các nước tham gia Công ước khác sẽ không bị bắt buộc phải bảo hộ tác phẩm này trong thời hạn thứ hai hay bất kỳ thời hạn tiếp theo nào.

5. Nhằm mục đích áp dụng Đoạn 4, một tác phẩm của công dân của nước tham gia Công ước nếu lần đầu tiên được công bố tại nước không tham gia Công ước sẽ được coi như được công bố lần đầu tiên tại nước tham gia Công ước mà tác giả của tác phẩm là công dân.

6. Nhằm mục đích áp dụng Đoạn 4, trong trường hợp một tác phẩm được công bố đồng thời tại hai nước tham gia Công ước trở lên, tác phẩm đó sẽ được coi như tác phẩm được in lần đầu tiên tại nước cho phép thời hạn bảo hộ bản quyền ngắn nhất. Bất kì tác phẩm nào được công bố tại hai nước tham gia Công ước trở lên trong vòng 30 ngày của lần công bố đầu tiên sẽ được coi như được công bố đồng thời tại các nước tham gia Công ước được nói trên.

Điều 4 bis.

1. Các quyền được nêu trong Điều 1 bao gồm các quyền cơ bản bảo đảm lợi ích kinh tế của tác giả trong đó có cả quyền đặc biệt được uỷ quyền tạo ra phiên bản bằng bất cứ phương tiện nào, cho phép trình diễn công cộng hay truyền thanh, truyền hình. Các điều kiện của Điều này sẽ được phép phổ cập sang cho các tác phẩm được bảo hộ bởi Công ước này dưới hình thức nguyên tác hay dưới bất kì hình thức có thể nhận biết nào được bắt nguồn từ nguyên tác

2. Tuy nhiên, bất kì một nước tham gia Công ước nào trên cơ sở pháp luật của nước mình, có thể cho phép các ngoại lệ mà không đối lập với tinh thần và các điều kiện của Công ước này, không đối lập với các quyền được nhắc tại Đoạn 1 của Điều này. Tuy nhiên, bất kì nước nào mà cơ sở pháp luật cho phép như vậy phải đưa lại một mức độ bảo hộ bản quyền có hiệu quả hợp lí cho mỗi quyền trong số các quyền được có các ngoại lệ.

Điều 5.

1. Các quyền được nói trong Điều 1 bao gồm cả quyền đặc biệt của tác giả được làm, công bố và uỷ quyền làm và công bố các bản dịch của các tác phẩm được bảo hộ bản quyền theo Công ước này.

2. Tuy nhiên, bất kì nước tham gia Công ước nào trên cơ sở pháp luật của mình đều có thể hạn chế quyền dịch các bản viết mà chỉ tuân theo các điều kiện sau:

a) Nếu thời hạn 7 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên của bản viết chấm dứt bản dịch của bản viết đó còn chưa được công bố bởi người giữ bản quyền của bản dịch hay có uỷ quyền về bản dịch bằng ngôn ngữ sử dụng phổ thông tại nước tham gia Công ước thì bất kì công dân nào của nước tham gia Công ước đó có thể xin giấy phép bình thường từ một cơ quan có thẩm quyền để dịch tác phẩm thành tiếng của nước tham gia Công ước này và công bố tác phẩm dịch này.

b) Theo thủ tục của Nhà nước liên quan, công dân này sẽ xác định hoặc đã yêu cầu, nhưng bị từ chối sự uỷ quyền bởi người sở hữu quyền làm và công bố bản dịch, hoặc xác định rằng sau khi thực hiện các nỗ lực cần thiết về phía mình công dân đó không thể tìm ra chủ sở hữu bản quyền. Một giấy phép có thể trao cho các điều kiện như thế nếu mọi bản xuất bản trước của bản dịch bằng tiếng phổ thông của nước tham gia Công ước không còn nữa.

c) Nếu chủ sở hữu bản quyền dịch không thể tìm ra được thì người xin giấy phép phải gửi các bản sao đơn của người đó đến người công bố có tên trong tác phẩm, và trong trường hợp quốc tịch của người sở hữu bản quyền dịch đã rõ, thì gửi đến tổ chức đại diện ngoại giao hay lãnh sự của nước mà người sở hữu bản quyền dịch là công dân hoặc đến một tổ chức này mà có thể được Chính phủ của nước đó uỷ nhiệm. Giấy phép chỉ được trao sau thời hạn hai tháng kể từ ngày gửi các bản sao của đơn xin giấy phép.

d) Luật pháp trong nước phải quy định điều kiện nhằm bảo đảm cho người sở hữu bản quyền dịch một sự bồi thường công bằng và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm việc thanh toán và chuyển khoản bồi thường đó và bảo đảm bản dịch đúng của tác phẩm.

e) Tên gọi nguyên tác và tên tác giả của tác phẩm phải được in tại mọi bản của bản dịch được công bố. Giấy phép chỉ có giá trị để công bố bản dịch tại lãnh thổ của nước tham gia Công ước mà đơn xin phép yêu cầu. Các bản được công bố như vậy có thể được nhập và bán ở nước tham gia Công ước khác nếu tiếng phổ thông của nước khác đó cũng chính là tiếng mà tác phẩm được dịch sang và nếu pháp luật của nước khác đó có quy định cho phép các giấy phép như vậy và không cấm việc nhập khẩu và bán các bản dịch. Trong trường hợp các điều kiện nói trên không được quy định, việc nhập và bán các bản dịch như vậy sẽ được quyết định bởi pháp luật trong nước và các thoả thuận. Người được cấp giấy phép không được chuyển giao giấy phép.

f) Giấy phép không được cấp khi tác giả rút lưu hành mọi bản của tác phẩm.

Điều 5 bis.

1. Bất kì nước tham gia Công ước nào được coi là nước phát triển theo quy định của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời gian phê chuẩn, tiếp nhận và bổ sung (hoặc vào các thời gian tiếp theo) bản thông báo do Tổng giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (gọi chung là Tổng giám đốc) đều có thể sử dụng một trong các ngoại lệ được đưa ra tại Điều 5 ter và Điều 5 quater.

2. Bất kì thông báo nào như vậy sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực hoặc là có hiệu lực trong thời gian còn lại của thời hạn 10 năm kể từ ngày bản thông báo được gửi đến. Thông báo này có thể được đổi mới toàn bộ hay một phần cho mỗi thời hạn 10 năm tiếp theo nếu trong thời gian ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là 15 tháng trước thời hạn 10 năm kết thúc nước tham gia Công ước gửi bản thông báo tiếp theo cho Tổng giám đốc.

Các thông báo đầu tiên vẫn có thể được ban hành trong các thời hạn tiếp theo (theo các điều kiện của Điều này).

3. Bất chấp các điều kiện của Đoạn 2, một nước tham gia Công ước không được coi là nước phát triển (như được nêu trong Đoạn 1) sẽ thôi không được quyền đổi mới thông báo của mình được thực hiện theo các điều kiện của Đoạn 1 và 2, và dù nước đó có rút hay không rút chính thức bản thông báo, thì nước đó sẽ không được sử dụng các ngoại lệ ghi trong các Điều 5 ter và 5 quater vào lúc kết thúc của thời hạn 10 năm hiện hành hay vào lúc kết thúc thời hạn 3 năm kể từ khi thôi không được coi là nước phát triển, bất kể thời hạn nào chấm dứt muộn hơn.

4. Bất kì bản nào của tác phẩm được tái tạo theo các ngoại lệ của Điều 5 ter và Điều 5 quater có thể được tiếp tục phát hành sau thời hạn có hiệu lực của các thông báo của Điều này cho tới khi kho sách hết.

5. Bất kỳ nước tham gia Công ước nào đã gửi thông báo phù hợp với Điều 13 nhằm mục đích áp dụng Công ước này tại một nước hay một lãnh thổ nào đó có tình hình có thể coi là tương tự với tình hình của những nước được nói đến trong Đoạn 1 của Điều này thì có thể gửi các thông báo hay đổi mới chúng theo các điều kiện của Điều này đối với bất kỳ một nước nào hay lãnh thổ nào như vậy. Trong thời hạn có hiệu lực của các thông báo này, các điều kiện của các Điều 5 ter và 5 quater có thể được áp dụng đối với một nước hay một lãnh thổ như vậy. Việc gửi các bản từ một nước hay một lãnh thổ đến nước tham gia Công ước sẽ được coi như là một sự xuất khẩu theo ý nghĩa của các Điều 5 ter và 5 quater.

Điều 5 ter.

1. a) Bất kỳ một nước tham gia Công ước nào mà các Điều 5 ter được áp dụng có thể thay thế thời hạn 7 năm được đưa ra trong Điều 5 (2) bằng một thời hạn 3 năm hay bằng một thời hạn dài hơn mà pháp luật của nước đó quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp bản dịch được dịch sang thứ tiếng không phổ thông ở một hay nhiều hơn các nước phát triển là một bên của Công ước này hay chỉ của Công ước năm 1952 thì thời hạn sẽ là 1 năm thay cho 3 năm.

b) Nước tham gia Công ước mà các Điều 5 bis (1) được áp dụng có thể (với sự thoả thuận nhất trí của các nước phát triển tham gia vào Công ước này hay chỉ của Công ước năm 1952 và ở các nước đó tiếng mà tác phẩm được dịch sang là thứ tiếng phổ thông) có thể thay thế ( trong trường hợp dịch sang tiếng đó) thời hạn 3 năm được nêu ở phân Đoạn (a) bằng một thời hạn khác được xác định bằng thoả thuận đó nhưng không được ngắn hơn 1 năm. Tuy nhiên, phân Đoạn này không áp dụng ở nơi mà ngôn ngữ được đề cập là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Thông báo về một thoả thuận như vậy phải được báo lên Tổng giám đốc.

c) Giấy phép chỉ được cấp nếu người xin (phù hợp với thủ tục của nước liên quan) xác định rằng hoặc người xin đã yêu cầu, và bị từ chối, sự uỷ quyền của người sở hữu bản quyền dịch, hay xác định rằng, sau khi người xin đã có những nỗ lực cần thiết, người xin không thể tìm ra người sở hữu bản quyền dịch. Vào lúc mà người xin yêu cầu, người xin phải thông báo hoặc là cho Trung tâm thông tin bản quyền quốc tế của Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc hoặc là cho bất kỳ Trung tâm Thông tin quốc gia hay khu vực nào mà Chính phủ quốc gia thông báo cho Tổng giám đốc là có chức năng làm nhiệm vụ này; và tại nước mà Chính phủ quốc gia của nó thông báo cho Tổng giám đốc thì người công bố phải được coi là có trụ sở kinh doanh chính.

d) Nếu người sở hữu bản quyền chính không thể tìm ra được thì người xin phép giấy phép phải gửi (bằng bưu điện bảo đảm) cho các bản sao đơn của người xin cho người công bố có tên ở tác phẩm hay đến bất kỳ Trung tâm Thông tin quốc gia hay khu vực nào như được nêu ở phân Đoạn (c). Nếu không gửi đến Trung tâm nào như vậy thì người xin phải gửi một bản sao đến Trung tâm thông tin bản quyền quốc tế của Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc.

2. (a) Các giấy phép nhận được sau 3 năm theo Điều này sẽ không được trao trước khi thời hạn 6 tháng tiếp theo kết thúc và giấy phép nhận được sau một năm sẽ không được trao trước khi thời hạn 9 tháng tiếp theo kết thúc. Thời hạn tiếp theo được bắt đầu hoặc là từ ngày yêu cầu cho phép dịch như được nhắc ở Đoạn 1(c) hoặc (nếu đặc điểm hay địa chỉ của người sở hữu bản quyền không rõ) từ ngày gửi các bản sao của đơn xin giấy phép như được nhắc ở Đoạn 1(d), (b) các giấy phép không được trao nếu bản dịch đã được công bố bởi người sở hữu bản quyền dịch hoặc được công bố với sự uỷ quyền của người sở hữu bản quyền trong thời hạn 6 tháng hay 9 tháng được nói trên.

3. Bất kì giấy phép nào, theo điều này, sẽ chỉ được trao với mục đích giáo dục, học thuật và nghiên cứu.

4. a) Bất kì giấy phép nào được trao theo Điều này không được mở rộng sang việc xuất khẩu các bản sao và chỉ có giá trị cho việc công bố tác phẩm tại lãnh thổ của nước tham gia Công ước mà ở đó yêu cầu giấy phép.

b) Bất kì bản thảo nào được công bố theo giấy phép được cấp phù hợp với điều này phải có thông báo bằng ngôn ngữ thích hợp, thông báo rằng bản thảo được phát hành chỉ ở nước tham gia Công ước mà nước đó cấp giấy phép. Nếu bản thảo có thông báo như được ghi ở Điều 3 (1) thì các bản sao phải có thông báo như vậy.

Việc cấm xuất khẩu được nêu ở Đoạn (a) sẽ không được áp dụng nếu thực tế Chính phủ hay công cộng của quốc gia đã cấp giấy phép theo Điều này cho phép dịch tác phẩm sang một thứ tiếng khác với tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha gửi các bản dịch được thực hiện theo giấy phép đó đến một nước khác nếu:

(i) Những người nhận là các cá nhân là công dân của nước tham gia Công ước cấp giấy phép hay là các tổ chức tập hợp các cá nhân đó;

(ii) Các bản in sẽ được sử dụng chỉ cho mục đích giáo dục, học thuật và nghiên cứu;

(iii) Việc gửi các bản in và việc phát hành tiếp theo đến người nhận không nhằm mục đích thương mại; và

(iv) Các nước mà các bản in được gửi đến đã thoả thuận với nước tham gia Công ước cho phép thực hiện việc nhận, phát hành hay cho phép cả việc nhận và phát hành và Tổng giám đốc đã được thông báo về một sự thoả thuận như vậy bởi bất kì một Chính phủ nào đã giao kết Công ước.

5. Một điều kiện thích đáng ở tầm quốc gia phải được ban hành nhằm bảo đảm:

a) Giấy phép bảo đảm một sự bồi thường công bằng và phù hợp với các mức tiền bản quyền thông thường trong trường hợp các giấy phép được đàm phán một cách tự do giữa các cá nhân của hai nước liên quan; và

b) Việc thanh toán hay chuyển tiền bồi thường. Tuy nhiên, nếu việc thanh toán bằng tiền trong nước gây trở ngại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện mọi nỗ lực bằng cách huy động chính quyền quốc tế để bảo đảm việc chuyển tiền bằng đồng tiền quốc tế chuyển đổi được hay bằng một thứ tương đương.

6. Bất kì giấy phép nào mà nước tham gia Công ước cấp theo Điều này sẽ chấm dứt khi một bản dịch của tác phẩm cùng một ngôn ngữ có nội dung về thực chất giống như là bản đã xuất bản theo giấy phép đã cấp được công bố ở nước tham gia Công ước đó bởi người sở hữu bản quyền dịch hay theo sự uỷ quyền của người đó với giá cả hợp lý so với các giá được nước đó quy định đối với các tác phẩm tương đương. Mọi bản in được in ra trước khi giấy phép hết hạn vẫn có thể được tiếp tục phát hành cho đến khi kho sách hết.

7. Đối với các tác phẩm chủ yếu gồm các minh họa thì giấy phép cho dịch phần văn bản và tái tạo các minh hoạ chỉ có thể được cấp nếu các điều kiện của Điều 5 quarter cũng được thực hiện.

8. a) Giấy phép cho dịch một tác phẩm được bảo hộ bản quyền theo Công ước này (được công bố dưới hình thức in hay tương tự) cũng có thể được trao cho tổ chức phát thanh, truyền hình có trụ sở ở nước tham gia Công ước được áp dụng Điều 5 bis (1) sau khi tổ chức này làm đơn xin giấy phép ở nước đóng trụ sở theo các điều kiện sau:

(i) Bản dịch được dịch từ văn bản được thực hiện và có được phù hợp với pháp luật của nước tham gia Công ước;

(ii) Bản dịch chỉ được sử dụng cho các chương trình phát thanh, truyền hình chỉ nhằm mục đích giáo dục hay phổ biến các kết quả nghiên cứu kỹ thuật hay khoa học chuyên ngành cho các chuyên gia của một ngành nhất định;

(iii) Bản dịch chỉ được sử dụng cho các mục đích được nêu trong điều kiện (ii), thông qua các chương trình phát thanh hay truyền hình được thực hiện đúng pháp luật nhằm vào thính giả, khán giả trong lãnh thổ của nước tham gia Công ước bao gồm cả các chương trình phát thanh hay truyền hình thông qua phương tiện ghi âm, ghi hình được thực hiện hợp pháp và chỉ nhằm vào mục đích của các chương trình phát thanh và truyền hình như vậy.

(iv) Các ghi âm, ghi hình bản dịch chỉ được trao đổi giữa các tổ chức phát thanh, truyền hình có trụ sở đóng tại nước tham gia Công ước cấp giấy phép; và

(v) Mọi việc sử dụng bản dịch không nhằm mục đích thương mại.

(b) Nếu mọi tiêu chuẩn và điều kiện nêu trong phân Đoạn (a) được thoả mãn thì giấy phép cũng có thể được cấp cho tổ chức phát thanh hay truyền hình cho phép dịch bất kỳ văn bản nào là bộ phận hợp thành của bản ghi âm, ghi hình mà bản thân nó được thực hiện và công bố chỉ nhằm để sử dụng gắn liền với các hoạt động giáo dục có hệ thống.

(c) Theo phân Đoạn (a) và (b), các điều kiện khác của điều này sẽ được áp dụng cho việc cấp và thực hiện giấy phép.

9. Theo các điều kiện của điều này, bất kỳ giấy phép nào được cấp theo điều này sẽ được quyết định bởi các điều kiện của Điều 5 và sẽ tiếp tục được quyết định bởi các điều kiện của Điều 5 và của Điều này thậm chí sau khi thời hạn 7 năm được nêu ở Điều 5 (2) kết thúc. Tuy nhiên, sau khi thời hạn đã nói kết thúc thì người được cấp giấy phép được tự do yêu cầu đổi giấy phép mới; điều này được quyết định đặc biệt bởi các điều kiện của Điều 5.

Điều 5 quarter.

1. Bất kỳ nước tham gia Công ước nào mà Điều 5 bis(1) được áp dụng có thể chấp nhận các điều kiện sau:

(a) Nếu sau khi sự kết thúc của (i) thời hạn thích hợp được ghi trong phân Đoạn (c) được bắt đầu từ ngày công bố lần đầu của một ấn phẩm văn học, khoa học hay nghệ thuật được nêu ở mục 3, hay (ii) bất kì một thời hạn dài hơn mà pháp luật một quốc gia quy định mà các bản in của ấn phẩm chưa được phát hành ở quốc gia đó cho công chúng hay gắn liền với hoạt động giáo dục hệ thống với giá cả hợp lí vẫn thường được quy định cho các sách tương đương bởi người sở hữu quyền tái tạo lại hay với sự uỷ quyền của người đó thì bất kì công dân nào của nước đó có thể nhận được giấy phép bình thường từ cơ quan có thẩm quyền để công bố ấn phẩm đó theo giá ngang bằng hay thấp hơn để sử dụng gắn liền với các hoạt động giáo dục có hệ thống. Giấy phép chỉ có thể được cấp nếu công dân đó (theo thủ tục của nước liên quan) xác định rằng hoặc công dân đó đã yêu cầu và bị từ chối, sự uỷ quyền của sở hữu quyền công bố tác phẩm hay sau khi đã thực hiện các nỗ lực cần thiết, công dân đó không thể tìm ra người chủ sở hữu quyền công bố. Khi công dân yêu cầu thì công dân phải thông báo hoặc cho trung tâm thông tin bản quyền của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá hoặc là cho bất kì trung tâm thông tin khu vực hay quốc gia nào được nêu ở phân Đoạn (d).

b) Giấy phép cũng có thể được cấp theo các điều kiện này nếu trong thời hạn 6 tháng không có các bản có giấy phép nào của ấn phẩm được in theo giấy phép được bán ở nước liên quan cho công chúng hay gắn liền với các hoạt động giáo dục có hệ thống theo giá cả hợp lí thông thường vẫn được nhà nước đó quy định cho các tác phẩm tương đương.

c) Thời hạn được nêu ở phân Đoạn (a) sẽ là 5 năm trừ:

(i) Đối với các tác phẩm khoa học tự nhiên và vật chất bao gồm các tác phẩm toán học hay công nghệ thì thời hạn sẽ là 3 năm;

(ii) Đối với các tác phẩm văn học thơ, kịch và âm nhạc và các sách nghệ thuật thì thời hạn sẽ là 7 năm.

d) Nếu người sở hữu quyền phiên bản không thể tìm thấy người xin giấy phép phải gửi (bằng bưu điện bảo đảm) các bản sao đơn của người xin đến người công bố có tên trong tác phẩm và đến bất kỳ trung tâm thông tin quốc gia hay khu vực nào như được ghi trong thông báo gửi cho Tổng thư ký bởi nước mà ở đó người công bố được coi là có trụ sở chính đóng. Nếu không có thông báo như vậy thì người xin giấy phép phải gửi một bản sao đến trung tâm thông tin bản quyền quốc tế của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc. Giấy phép không được cấp trước khi thời hạn 3 tháng kể từ ngày gửi các bản sao đơn xin giấy phép kết thúc.

e) Các giấy phép nhận được sau 3 năm sẽ không được trao theo Điều này:

(i) Trước khi thời hạn 6 tháng kể từ ngày xin phép được nêu ở phân Đoạn (a) kết thúc hay, nếu đặc điểm hay địa chỉ của người sở hữu quyền phiên bản không rõ kể từ ngày gửi các bản sao đơn xin giấy phép được nêu ở phân Đoạn (d);

(ii) Nếu bất kỳ một sự phát hành của các bản như vậy của ấn phẩm diễn ra trong thời hạn đó.

f) Tên của tác giả và tên của tác phẩm của một lần xuất bản nhất định phải được in ở mọi phiên bản. Giấy phép sẽ không được mở rộng sang việc xuất khẩu các bản in và chỉ có giá trị cho việc công bố ở lãnh thổ của nước tham gia Công ước được yêu cầu xin. Người có giấy phép không được chuyển giao giấy phép.

g) Pháp luật trong nước phải ban hành điều kiện thích hợp để đảm bảo sự phiên bản chính xác của ấn phẩm.

h) Giấy phép làm phiên bản và công bố bản dịch của tác phẩm, theo Điều này, sẽ không được trao trong các điều kiện sau:

(i) Nếu bản dịch không được công bố bởi người sở hữu bản quyền dịch hay với sự uỷ nhiệm của nười đó.

(ii) Nếu bản dịch không được dịch sang thứ tiếng phổ thông ở nước có quyền cấp giấy phép.

2. Các ngoại lệ được nêu ở Đoạn 1 phải tuân thủ các điều kiện bổ sung sau:

(a) Bất kỳ bản in nào được công bố theo giấy phép được cấp theo Điều này phải có thông báo bằng ngôn ngữ thích hợp thông báo rằng bản in được phát hành chỉ ở nước tham gia Công ước mà giấy phép được áp dụng. Nếu ấn phẩm có thông báo như được nêu ở Điều 3 (1) các bản in cũng phải có thông báo như vậy.

b) Điều kiện thích đáng phải được ban hành để:

(i) Giấy phép phải quy định một sự bồi thường công bằng phù hợp với các mức tiền bản quyền thông thường của trường hợp các giấy phép được tự do đàm phán giữa các cá nhân trong hai nước liên quan; và

(ii) Thanh toán và chuyển tiền bồi thường. Tuy nhiên, nếu các quy định về tiền trong nước gây trở ngại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện mọi nỗ lực bằng cách huy động cơ quan quốc tế để đảm bảo việc chuyển bằng đồng tiền quốc tế chuyển đổi được hay bằng một thứ tương đương.

c) Bất kỳ lúc nào khi các bản in của một ấn phẩm của tác phẩm được phát hành ở nước tham gia Công ước cho công chúng hay gắn liền với các hoạt động giáo dục có hệ thống bởi người sở hữu quyền phiên bản hay với sự uỷ quyền của người đó với giá cả hợp lý thông thường được quy định trong nước đối với các tác phẩm tương đương thì bất kỳ giấy phép nào được cấp theo Điều này sẽ chấm dứt nếu ấn phẩm đó có cùng ngôn ngữ và có thực chất nội dung giống như ấn phẩm được công bố theo giấy phép. Mọi bản in có trước khi giấy phép kết thúc có thể được tiếp tục phát hành cho đến khi kho sách hết.

d) Giấy phép không được cấp khi tác giả rút mọi bản của ấn phẩm khỏi lưu hành.

3. a) Theo phân Đoạn (b), các tác phẩm văn học, khoa học hay nghệ thuật được áp dụng Điều này sẽ được hạn chế ở các tác phẩm được công bố dưới hình thức in hay tương tự.

b) Các điều kiện của Điều này cũng được áp dụng cho việc phiên bản dưới dạng ghi âm, ghi hình các bản ghi âm, ghi hình bao gồm bất kỳ mọi tác phẩm được bảo hộ bản quyền được đưa vào bản ghi âm, ghi hình, và các điều kiện này cũng được áp dụng cho bản dịch bất kỳ Đoạn ghi âm, ghi hình nào sang ngôn ngữ phổ thông tại nước có quyền cấp giấy phép; nhưng luôn luôn với điều kiện rằng các bản ghi âm, ghi hình được thực hiện và công bố chỉ cho mục đích sử dụng gắn liền với các hoạt động giáo dục có hệ thống.

Điều 6. Thuật ngữ "Công bố " của Công ước này có nghĩa là làm phiên bản dưới hình thức nắm bắt được và sự phát hành chung đến công chúng của các bản in của tác phẩm mà có thể đọc hay thẩm thị.

Điều 7. Công ước này không áp dụng cho các tác phẩm hay các quyền trong tác phẩm mà các tác phẩm đó vào thời hạn có hiệu lực của Công ước này tại nước tham gia Công ước nơi có sự khiếu nại về bản quyền luôn luôn có trong lĩnh vực công cộng.

Điều 8.

1. Công ước này có ghi ngày tháng là 24 tháng 7 năm 1971 sẽ được gửi cho Tổng giám đốc và sẽ để ngỏ cho việc ký kết của tất cả các nước tham gia Công ước 1952 trong thời hạn 120 ngày sau ngày của Công ước. Công ước phải được phê chuẩn hay chấp nhận bởi các nước ký tên.

2. Bất kỳ nước nào chưa ký Công ước này đều có thể tham gia Công ước.

3. Việc phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia Công ước sẽ có hiệu lực thông qua việc gửi một văn bản chính thức về các việc này cho Tổng giám đốc.

Điều 9.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ khi có 12 văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia được gửi đến.

2. Tiếp theo Công ước này sẽ có hiệu lực đối với từng nước sau 3 tháng kể từ khi nước này gửi văn bản chính thức của mình báo rằng đã phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia Công ước.

3. Việc tham gia Công ước này bởi một nước không tham gia Công ước 1952 đồng nghĩa với việc tham gia vào Công ước 1952; tuy nhiên, nếu văn bản chính thức về việc tham gia Công ước được gửi trước khi Công ước này có hiệu lực, thì nước đó có thể tham gia Công ước 1952 tuỳ thuộc vào quá trình hiệu lực hoá của Công ước này. Sau khi Công ước này có hiệu lực, không nước nào có thể chỉ tham gia Công ước 1952.

4. Quan hệ giữa các nước tham gia Công ước này và các nước tham gia Công ước 1952 sẽ được quyết định bởi Công ước 1952. Tuy nhiên, nước chỉ tham gia Công ước 1952, qua thông báo gửi cho Tổng giám đốc, có thể tuyên bố rằng nước đó sẽ chấp nhận việc áp dụng Công ước 1971 cho các tác phẩm của công dân mình hay cho các tác phẩm được công bố trong lãnh thổ của mình bởi mọi nước tham gia Công ước này.

Điều 10.

1. Mỗi nước tham gia Công ước theo Hiến pháp của mình, cam kết thông qua các biện pháp được coi là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng Công ước này.

2. Đương nhiên là vào ngày Công ước này có hiệu lực tại nước bất kỳ nào thì nước đó, theo pháp luật của mình, phải sẵn sàng làm cho các điều khoản của Công ước này có hiệu lực.

Điều 11. Theo đó một Uỷ ban liên Chính phủ được thành lập với các nhiệm vụ sau:

a) Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc áp dụng và thực hành Công ước Toàn cầu về bản quyền;

b) Chuẩn bị sửa đổi theo trình tự đều đặn Công ước này;

c) Nghiên cứu mọi vấn đề khác liên quan đến bảo hộ bản quyền quốc tế với sự phối hợp với các tổ chức quốc tế quan tâm khác nhau như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Quốc tế bảo hộ bản quyền các tác phẩm văn học và nghệ thuật và tổ chức các nước châu Mỹ.

d) Thông báo cho các quốc gia tham gia Công ước toàn cầu về bản quyền về các hoạt động của mình.

2. Uỷ ban được thành lập từ các đại diện của 18 nước tham gia Công ước này hay chỉ tham gia Công ước 1952.

3. Uỷ ban sẽ được lựa chọn thông qua sự cân nhắc cần thiết để tạo ra sự cân bằng thích đáng về lợi ích quốc gia, vị trí địa lý, dân số, ngôn ngữ và giai Đoạn phát triển giữa các nước.

4. Tổng thư ký của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký của tổ chức Sở hữu Trí tuệ quốc tế và Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ hay các đại diện của họ có thể tham dự các cuộc họp của Uỷ ban với tư cách tư vấn.

Điều 12. Bất kỳ nước tham gia Công ước nào vào thời gian gửi văn bản chính thức cho Tổng giám đốc về việc phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia, hay vào bất kỳ thời gian tiếp theo nào, đều có thể tuyên bố qua thông báo gửi cho Tổng giám đốc rằng Công ước này sẽ được áp dụng cho toàn bộ hay bất kỳ nước nào hay lãnh thổ nào có quan hệ quốc tế được đại diện bởi nước đó, và do đó Công ước này được áp dụng cho các nước hay lãnh thổ đã được nêu trong thông báo sau khi thời hạn 3 tháng được ghi tại Điều 9 kết thúc.

Nếu không có thông báo như vậy thì Công ước này sẽ được áp dụng cho bất kì nước nào hay lãnh thổ nào như vậy.

Tuy nhiên Điều này không chứa đựng điều gì ngụ ý đến việc một nước tham gia Công ước công nhận hay chấp nhận tình hình thực tế liên quan đến một nước hay một lãnh thổ mà ở đó Công ước này được áp dụng bởi nước tham gia Công ước khác theo các quy định của Điều này.

Điều 14.

1. Mọi nước tham gia Công ước có thể bãi bỏ Công ước này với danh nghĩa của mình hay đại diện cho toàn bộ hay là một nước hay lãnh thổ được nêu trong thông báo theo Điều 13. Việc bãi bỏ được thực hiện qua việc gửi thông báo cho Tổng giám đốc. Sự bãi bỏ như vậy đồng nghĩa với bãi bỏ Công ước 1952.

2. Sự bãi bỏ như vậy sẽ được áp dụng chỉ đối với quốc gia, nước hay lãnh thổ nằm trong sự bãi bỏ này và chỉ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo.

Điều 15. Nếu việc tranh chấp giữa hai nước hay nhiều nước về cách diễn giải hay áp dụng Công ước này không giải quyết được bằng thương lượng hoà bình sẽ được đưa ra Toà phán xử quốc tế để quyết định (nếu các nước liên quan không đồng ý với biện pháp giải quyết khác nào đó).

Điều 16.

1. Công ước này được lập bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Cả ba bản ngữ đều được ký và có giá trị như nhau.

2. Văn bản chính thức của Công ước này được lập bởi Tổng giám đốc sau khi đã hội ý với các Chính phủ liên quan bằng tiếng ảrập, tiếng Đức, tiếng ý và tiếng Bồ Đào Nha.

3. Nước tham gia Công ước hay nhóm nước tham gia Công ước có quyền yêu cầu Tổng giám đốc lập các văn bản khác bằng tiếng mình chọn theo thoả thuận.

4. Mọi văn bản như vậy sẽ được kèm theo các văn bản đã ký của Công ước này.

Điều 17.

1. Công ước này không tác động dưới bất kì hình thức nào đến các điều kiện của Công ước Berne về bản quyền của các tác phẩm văn học và nghệ thuật hay thành phần Thành viên của Liên hiệp do Công ước này lập ra.

2. Để việc áp dụng Đoạn nói trên sẽ có một công bố kèm theo Điều này. Công bố đó là một phần của Công ước này đối với các nước được ràng buộc bởi Công ước Berne ngày 1 tháng 1 năm 1951 hay đối với các nước đã hoặc có thể sẽ bị ràng buộc bởi Công ước đó vào thời điểm muộn hơn việc các nước ký Công ước đó cũng bao hàm việc ký tuyên bố nói trên và việc các nước đó phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia sẽ bao hàm cả công bố lần Công ước này.

Điều 18. Công ước này không thay bỏ các Công ước đa phương hay song phương về bản quyền hay các thoả thuận có hay có thể có hiệu lực chỉ cho hai hay nhiều hơn quốc gia Cộng hoà ở châu Mỹ. Trong trường hợp có bất kì bất đồng nào hoặc giữa các điều kiện của Công ước đó hay các thoả thuận và các điều kiện của Công ước này và các điều kiện của bất kì công ước mới nào hay thoả thuận mới nào mà có thể được lập giữa hai hay nhiều nước Cộng hoà châu Mỹ sau khi Công ước này có hiệu lực thì Công ước hay thoả thuận mới nhất sẽ chiếm ưu thế giữa các bên. Các quyền trong các tác phẩm có ở bất kì nước tham gia Công ước nào theo các Công ước hay thoả thuận lưu hành trước khi Công ước này có hiệu lực ở nước đó đều không có hiệu lực.

Điều 19. Công ước này không thay bỏ các Công ước đa phương hay song phương hay các thoả thuận có hiệu lực giữa hai hay nhiều nước tham gia Công ước. Trong trường hợp có bất kì bất đồng nào giữa các điều kiện của các Công ước hay thoả thuận đó và các điều kiện của Công ước này thì các điều kiện của các Công ước này sẽ chiếm ưu thế. Các quyền trong các tác phẩm có ở bất kì nước tham gia Công ước nào theo các Công ước và thoả thuận lưu hành trước ngày Công ước này có hiệu lực ở nước đó sẽ không có hiệu lực. Điều này cũng không bao gồm điều nào tác động đến các điều kiện của các Điều 11 và 18.

Điều 20. Mọi bảo lưu đối với Công ước này đều không được phép.

Điều 21.

1. Tổng giám đốc sẽ gửi các bản sao hợp lệ của Công ước này đến các nước quan tâm và đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để vào sổ đăng ký.

2. Tổng giám đốc cũng thông báo cho các nước quan tâm về các phê chuẩn, chấp nhận và tham gia đã được gửi đến, ngày có hiệu lực của Công ước này, các thông báo theo Công ước này và mọi sự bãi bỏ theo Điều 14.

Tuyên bố phụ lục liên quan đến điều 17

Các nước Thành viên của Liên Hiệp Quốc tế về bảo hộ bản quyền các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau đây được gọi là Liên hiệp Berne) và các nước ký Công ước này, xuất phát từ nguyện vọng củng cố các mối quan hệ tương hỗ trên cơ sở của Liên hiệp và tránh mọi xung đột có thể xảy ra do có sự cùng tồn tại của Công ước Berne và Công ước Toàn cầu về bản quyền, đồng thời công nhận rằng hiện thời cần thiết phải có một số nước nắm việc điều chỉnh việc bảo hộ bản quyền phù hợp với mức phát triển của các nước đó về văn hoá, xã hội và kinh tế bằng thoả thuận chung đã chấp nhận các điều khoản của tuyên bố sau đây:

a) Trừ những điều được nêu ở Khoản (b), các tác phẩm mà theo Công ước Berne có nước gốc là nước đã rút khỏi Liên hiệp Berne sau ngày 1 tháng 1 năm 1951 sẽ không được Công ước Toàn cầu về bản quyền bảo hộ bản quyền tại các nước của Liên hiệp Berne;

b) Nếu nước tham gia Công ước được coi là nước phát triển theo thông lệ của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và vào lúc rút khỏi Liên hiệp Berne đã gửi cho Tổng giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc một thông báo về việc nước đó coi mình là nước phát triển thì điều kiện của Đoạn (a) sẽ không được áp dụng cho nước này bởi vì nước này vẫn có thể sử dụng các ngoại lệ mà Công ước này đưa ra theo Điều 5 bis;

c) Hiệp ước Toàn cầu về bản quyền sẽ không áp dụng cho các mối quan hệ giữa các nước trong Liên hiệp Berne do nó liên quan đến việc bảo hộ bản quyền của các tác phẩm mà theo Công ước Berne có nước gốc là nước của Liên hiệp Berne.

Nghị quyết liên quan đến Điều 11

Hội nghị sửa đổi Công ước Toàn cầu về bản quyền sau khi xem xét các vấn đề liên quan đến Uỷ ban liên chính phủ được nêu tại Điều 11 của Công ước này mà có Nghị định này kèm theo Nghị định:

1. Trong giai Đoạn đầu, Uỷ ban sẽ gồm đại diện của 12 nước Thành viên của Uỷ ban liên chính phủ thành lập theo Điều 11 của Công ước 1952 và Nghị định kèm theo và các đại diện bổ sung của các nước sau: Algeria, Australia, Nhật, Mexico, Senegal và Nam tư.

2. Các quốc gia không tham gia Công ước 1952 và không tham gia Công ước này cho đến trước phiên họp thường lệ đầu tiên của Uỷ ban sau khi Công ước này có hiệu lực sẽ bị thay thế bởi các nước khác do Uỷ ban chọn trong phiên họp thường lệ đầu tiên theo các điều kiện của Điều 11 (2) và (3).

3. Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, Uỷ ban, theo Đoạn 1, sẽ được coi là đã được thành lập phù hợp với Điều 11 của Công ước này.

4. Một phiên họp của Uỷ ban sẽ diễn ra trong vòng 1 năm sau khi Công ước này có hiệu lực, sau đó Uỷ ban sẽ họp ở phiên thường lệ sau khoảng thời gian không quá 2 năm.

5. Uỷ ban sẽ bầu chủ tịch và 2 phó chủ tịch Uỷ ban sẽ xác lập các quy định về thủ tục, về các ngyên tắc sau:

a) Nhiệm kì bình thường của các Thành viên đại diện của Uỷ ban là 6 năm và hai năm một lần, 1/3 số thành viên sẽ nghỉ hưu, tức là trong số nhiệm kì gốc thì 1/3 sẽ chấm dứt vào lúc kết thúc của phiên họp thường lệ thứ hai của Uỷ ban diễn ra sau khi Công ước này có hiệu lực, 1/3 tiếp theo chấm dứt vào lúc kết thúc của phiên họp thường lệ thứ ba và 1/3 còn lại chấm dứt vào lúc kết thúc của phiên họp thường lệ thứ tư.

b) Các qui tắc chỉ đạo thủ tục bổ sung các Thành viên khuyết của Uỷ ban, trình tự mãn nhiệm của các Thành viên của Uỷ ban, tư cách của Thành viên để được bầu lại và các thủ tục bầu cử phải được đặt cơ sở trên sự cân đối các nhu cầu về duy trì thành phần thành viên và sự luân chuyển của các đại diện cũng như những xem xét đưa ra ở Điều 11 (3).

Hội nghị thể hiện nguyện vọng rằng Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc sẽ quy định ban thư ký của mình.

Tin tưởng vào Công ước này nước có tên ở dưới, cùng với mọi thẩm quyền của mình, ký Công ước này.

Lập tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 trong một biên bản duy nhất.

 

Biên bản 1

(Kèm theo Công ước toàn cầu về bản quyền sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 liên quan đến việc áp dụng Công ước này đối với các công dân không có quốc tịch và người tị nạn.)

Các nước tham gia ở đây cũng là các nước tham gia Công ước Toàn cầu về bản quyền được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 (sau đây được gọi là Công ước 1971) chấp nhận các điều kiện sau:

1. Các cá nhân không có quốc tịch và người tị nạn có chỗ ở thường xuyên ở một nước tham gia biên bản này, với mục đích của Công ước 1971, sẽ trở thành công dân của nước đó.

2. a) Biên bản này sẽ được ký và phải được phê chuẩn, thông qua, hay có thể cho tham gia như thể là các điều kiện của Điều 8 của Công ước 1971 được áp dụng ở đây.

b) Biên bản này sẽ có hiệu lực đối với mỗi nước vào ngày gửi văn bản chính thức về phê chuẩn, chấp nhận hay tham gia của nước liên quan hay vào ngày có hiệu lực của Công ước 1971 đối với nước đó bất kể ngày nào xảy ra muộn hơn.

c) Khi biên bản này có hiệu lực đối với nước không tham gia vào biên bản 1 kèm theo Công ước 1952 thì biên bản có sau sẽ được coi là có hiệu lực đối với nước đó.

Tin tưởng vào biên bản này, các nước có tên dưới đây, với thẩm quyền của mình, ký biên bản này.

Biên bản này được lập tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây ban Nha trong một bản duy nhất với giá trị của cả ba tiếng như nhau và sẽ được gửi cho Tổng giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc. Tổng giám đốc sẽ gửi các bản sao đã được chứng thực cho các nước ký kết và gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để vào sổ đăng ký.

Biên bản 2

(Kèm theo Công ước Toàn cầu về bản quyền được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 về việc áp dụng Công ước này đối với các tác phẩm của một số tổ chức quốc tế).

Các nước tham gia biên bản này cũng là các nước tham gia Công ước Toàn cầu về bản quyền được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 (sau đây được gọi là Công ước 1971) chấp nhận các điều kiện sau:

1. a) Việc bảo hộ bản quyền được nêu ở Điều 2 (1) của Công ước 1971 sẽ được áp dụng cho các tác phẩm được công bố lần đầu tiên bởi Liên Hiệp Quốc, bởi các hãng đặc biệt liên quan với Liên Hiệp Quốc hay bởi tổ chức các nước châu Mỹ.

b) Tương tự, Điều 2 của Công ước 1971 sẽ được áp dụng cho tổ chức hay các hãng đã được nói.

2. a) Biên bản này sẽ được ký và sẽ phải được phê chuẩn hay chấp nhận hay có thể cho tham gia như thể các điều kiện của Điều 8 của Công ước 1971 được áp dụng ở đây.

b) Biên bản này sẽ có hiệu lực đối với mỗi nước vào ngày gửi văn bản chính thức về phê chuẩn, thông qua hay tham gia của nước liên quan hay vào ngày hiệu lực của Công ước 1971 đối với nước đó bất kể ngày nào diễn ra muộn hơn.

Tin tưởng vào biên bản này, các nước có tên dưới đây, với thẩm quyền của mình, ký biên bản này.

Biên bản này được lập tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971 bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha trong một bản duy nhất với giá trị của các tiếng như nhau và sẽ được gửi cho Tổng giám đốc của tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc. Tổng giám đốc sẽ gửi các bản sao đã được chứng thực cho các nước ký kết và cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để vào sổ đăng ký.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công ước toàn cầu về bản quyền

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Công ước
  • Ngày ban hành: 24/07/1971
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản