Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1169/CP-NN | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1999 |
Thủ tướng Chính phủ điện | - Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, |
Mưa lũ lớn những ngày qua đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định và đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn còn đang trên báo động 3 và kéo dài trong nhiều ngày. Tình hình thời tiết trong những ngày tới còn tiếp tục diễn biến xấu và gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu trợ.
Thay mặt Chính phủ, tôi gửi lời thăm hỏi ân cần đến các gia đình đồng bào bị thiệt hại và mong rằng đồng bào ta đoàn kết, tương thân tương ái giúp nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn này; đồng thời biểu dương cán bộ, nhân dân tại các địa phương bị lũ lụt; cán bộ, chiến sỹ lực lượng
vũ trang đã tích cực tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ; các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều cố gắng thu thập thông tin, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ để thông báo kịp thời. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, Tôi yêu cầu các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện ngay một số việc cấp bách sau đây:
1. Tập trung mọi lực lượng, phương tiện tiếp tục cứu hộ và cứu trợ người bị nạn, tìm mọi biện pháp để tìm kiếm người mất tích, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng bị ngập lụt nặng, trước hết phải tập trung cho cứu người và không để dân bị đói.
2. Các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị, các cơ sở đóng trên địa bàn từng địa phương chủ động, tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu trợ cho dân.
3. Chính quyền địa phương các cấp tiếp tục huy động, triển khai mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ, chủ động tìm kiếm và cứu dân, tiếp tục di chuyển dân ở các vùng trũng, vùng sâu đến nơi an toàn; đảm bảo cung cấp lương thực, nước ăn và thuốc men cho nhân dân.
4. Bộ Quốc phòng, uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển huy động lực lượng không quân, hải quân, công binh và biên phòng, các phương tiện hiện có để cứu hộ dân, cung cấp lương thực nước ăn, thuốc men cho dân, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng ven biển.
5. Bộ Giao thông vận tải tập trung mọi phương tiện để thông đường và vận chuyển hàng cứu trợ cho dân, tham gia cứu dân và di chuyển dân đến nơi an toàn.
6. Bộ Thuỷ sản chỉ đạo, tổ chức đưa ngay các tàu thuyền vào sâu trong nội địa để cứu hộ dân.
7. Tổng cục Bưu điện triển khai ngay việc đưa các bộ đàm đến các vùng sâu, vùng bị ngập lụt nặng và đảm bảo thông tin liên lạc đến các huyện, xã phục vụ cho việc chỉ đạo cứu hộ.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm an toàn các hồ, đập; giao các Tổng công ty lương thực lập kế hoạch hỗ trợ lương thực cho các tỉnh; chuẩn bị đủ các loại giống cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ dân khôi phục sản xuất sau khi nước rút.
9. Bộ Công An vừa làm nhiệm vụ cứu dân, hỗ trợ dân vừa đảm bảo an ninh trật tự vùng bị lũ lụt.
10. Bộ Y tế tổ chức triển khai các đội y tế lưu động đến các vùng bị lũ lụt để cứu người bị nạn và phòng trừ dịch bệnh.
11. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội chuẩn bị phương án cứu đói và hỗ trợ cho dân. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính lập phương án, kế hoạch tạm ứng vốn cho các địa phương để mua lương thực, thực phẩm cứu đói
12. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn đảm bảo dự báo chính xác, nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo chống lũ và cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức truyền tin, đưa tin liên tục về mưa lũ để cảnh báo cho dân.
13. Cục Dự trữ quốc gia chuẩn bị lương thực dự trữ và phương tiện để vận chuyển hỗ trợ cho các địa phương khi có lệnh.
14. Các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục thông báo kịp thời và thường xuyên tình hình thời tiết, diễn biến lũ lụt; truyền đạt tình thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức cứu trợ, khắc phục hậu quả lũ lụt; phổ biến những kinh nghiệm và biểu dương kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lũ lụt.
15. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các địa phương trong việc cứu hộ dân và khắc phục hậu quả lũ lụt.
16. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện nội dung Công điện này, chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả khi lũ rút và chuẩn bị các phương án cụ thể sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước./.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Công điện 03/CĐ-BTTTT về việc triển khai các phương án phòng chống lụt bão do Bộ thông tin và truyền thông ban hành
- 2Thông báo số 244/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và đối phó với mưa lũ ở các tỉnh miền Trung do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công điện 03/CĐ-BTTTT về việc triển khai các phương án phòng chống lụt bão do Bộ thông tin và truyền thông ban hành
- 2Thông báo số 244/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và đối phó với mưa lũ ở các tỉnh miền Trung do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công điện số 1169/CP-NN về mưa lũ gây ngập lụt nghiêm trọng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định và đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1169/CP-NN
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/11/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra