Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 960/CĐ-BCT | Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2022 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TRƯỚC TÌNH HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ XUNG ĐỘT VŨ TRANG TẠI U-CRAI-NA
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG điện:
- Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
- Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 trong nước diễn ra hết sức phức tạp cùng với tình hình quốc tế có nhiều biến động do xung đột vũ trang tại U-crai-na. Những vấn đề này đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh... cho đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm hằng ngày của người dân tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan báo chí, thông tin công khai, minh bạch để dư luận rõ.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu:
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- Chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
- Kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại U-crai-na.
- Phối hợp với cơ quan báo chí, thông tin công khai, minh bạch để dư luận rõ về nguyên nhân, hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
2. Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tập trung, quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế; báo cáo ngay với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cũng như UBND tỉnh, thành phố tình trạng, nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý.
- Chủ trì, phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng khác trong Ban chỉ đạo 389 các cấp để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
- Tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; không được để xảy ra tình trạng quan liêu, bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tham nhũng, hối lộ trong công tác quản lý thị trường. Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng nếu để đơn vị mình có những vi phạm trong hoạt động công vụ hoặc để xảy ra các hành vi gian lận thương mại bị các cơ quan chức năng hay người dân phản ánh, phát hiện mà không được xử lý.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ (qua Văn phòng Bộ) vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 6969/BGTVT-VT năm 2021 về đánh giá tình hình của các hãng hàng không Việt Nam và tình hình thị trường vận tải hàng không (bao gồm cả vận tải hàng hóa); khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của các hãng hàng không Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 14/CT-BCT năm 2021 về tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do Bộ Công thương ban hành
- 3Công điện 201/CĐ-TTg năm 2022 về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại U-crai-na do Thủ tướng Chính phủ điện
- 1Công văn 6969/BGTVT-VT năm 2021 về đánh giá tình hình của các hãng hàng không Việt Nam và tình hình thị trường vận tải hàng không (bao gồm cả vận tải hàng hóa); khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của các hãng hàng không Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 14/CT-BCT năm 2021 về tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do Bộ Công thương ban hành
- 3Công điện 201/CĐ-TTg năm 2022 về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại U-crai-na do Thủ tướng Chính phủ điện
Công điện 960/CĐ-BCT năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại U-crai-na do Bộ Công thương điện
- Số hiệu: 960/CĐ-BCT
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 01/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra